Đừng nói vấn đề này khó nếu không khó thì đã không thành vấn đề ''

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Phó hiệu trưởng chuyên môn

Cập nhật lúc : 23:21 23/10/2021  

Kế hoạch năm 2021-2022
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN MÔN - NĂM HỌC 2021-2022

 PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MẦM NON II

   

  Số: 160 /KHCM-MNII

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập -Tự do-Hạnh phúc

         

       Đông Ba, ngày 18  tháng 10  năm 2021

 

 

 



KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC 2021- 2022

 

          - Căn cứ Công văn số 818/PGDĐT-GDMN ngày 21/9/2021 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2021-2022;           

- Căn cứ Kế hoạch số 158/KH- MNII ngày 16 tháng 10 năm 2021  của trường mầm non II về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021-2022;

 Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, tổ chuyên môn trường mầm non II xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chuyên môn năm học 2021- 2022 như sau:

  I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

  * Qui mô phát triển lớp, học sinh

  Trường Mầm non II nằm trên địa bàn phường Đông Ba do phòng GD&ĐT TP Huế trực tiếp quản lý, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể và cha mẹ học sinh.

          * Trường có 02 cơ sở: Cơ sở 1 (41 Đinh Tiên Hoàng): 16 lớp mẫu giáo (05 lớp 3-4 tuổi; 05 lớp 4-5 tuổi, 06 lớp 5-6 tuổi). Cơ sở 2 (30 Nguyễn Biểu): 03 nhóm trẻ (24-36 tháng tuổi).

* Tổng số trẻ: 538 trẻ/19 nhóm, lớp. Trong đó, nhà trẻ: 41 trẻ/ 3 nhóm; mẫu giáo: 497 trẻ/16 lớp. Cụ thể:

          + Nhà trẻ                          : 41 trẻ/ 03 nhóm; trong đó, nữ 25 trẻ.

          + Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)  : 129 trẻ/ 05 lớp; trong đó, nữ 64 trẻ.

          + Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi): 161 trẻ/ 05 lớp; trong đó, nữ 70  trẻ.

          + Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi):  207 trẻ/ 06 lớp; trong đó, nữ 91trẻ

          * Tổng số CB, GV, NV:  66 người; Trong đó: CBQL: 2; GV: 43; NV: 21; Bao gồm biên chế: 48; hợp đồng: 18. 

* Trình độ chuyên môn của GV: 100% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn: 42/43 tỉ lệ: 97,7% (ĐHMN: 42; CĐMN: 01).

* Tổ chức đảng, đoàn thể:

          + Chi bộ độc lập gồm 14 đảng viên, Cấp ủy Đảng gồm 01đ/c: 01 phó bí.

          + Công đoàn cơ sở gồm 66 đoàn viên, BCH Công đoàn gồm 07 người, trong đó có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch.

          + Chi đoàn TNCSHCM gồm 17 đoàn viên, có 01 bí thư và 01 phó bí thư.

          + Chi hội phụ nữ: 63 hội viên.

  1. Thuận lợi

  - Được sự quan tâm, chỉ đạo và giúp đỡ của chuyên môn Phòng GD&ĐT Thành phố Huế; và sự chỉ đạo sâu sát của hiệu trưởng nhà trường;

  - Đội ngũ giáo viên trong trường có ý thức, kỷ luật cao trong công việc; nhiệt tình, năng nổ, đoàn kết, biết quan tâm giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

  - Địa điểm trường ở vị trí thuận tiện; cơ sở khang trang, sạch đẹp, luôn tạo được môi trường “Thân thiện, an toàn, xanh, sạch, đẹp”; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chăm sóc trẻ hoàn thiện; công trình vệ sinh khép kín tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và thu hút phụ huynh và cộng đồng.

  - Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Ban giám hiệu nhà trường với Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ban đại diện cha mẹ học sinh, có nhiều hoạt động hỗ trợ cho công tác chuyên môn.

  - Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phòng học ngày càng được đầu tư tăng cường, đáp ứng yêu cầu cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

          - Lực lượng phụ huynh nhận thức cao, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động ND- CS-GD trẻ, phong trào thi đua giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm học.

  Những thuận lợi trên là yếu tố ảnh hưởng tích cực góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.

  1.2. Khó khăn

  - Cơ sở 2 môi trường ẩm thấp, sân chơi hẹp;

          - Mỗi lớp mẫu giáo số trẻ trội hơn so với quy định tại Điều lệ trường mầm non từ 5-10 trẻ.

   - Một số giáo viên trẻ chất lượng ngày công, giờ công chưa cao do chế độ thai sản, con ốm mẹ nghỉ ; việc tổ chức các hoạt động CS - ND - GD các cháu còn rập khuôn, máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo.

- Một số giáo viên lớn tuổi ý thức tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế nên việc cập nhật CNTT, đổi mới về phương pháp dạy học chưa cao.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ tư tưởng, chính trị và năng lực công tác cho đội ngũ giáo viên

1.1. Công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, công nhân viên 

          - 100% CBGV- NV chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không có CB-GV-NV bị vi phạm kỷ luật, hay đạo đức nhà giáo để xứng đáng là “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” .

          - Toàn thể CBGV-NV thực hiện tốt Chỉ thị 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, thường xuyên lồng ghép các nội dung theo chỉ thị 05 vào các chủ đề.

          - 100% CBGVNV tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.  

          - Phối hợp tổ chức cho CBGV tham gia lớp bồi dưỡng chính trị đầu năm học.

  - Tham mưu tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng chuẩn đại học mầm non.

  1.2. Triển khai các văn bản chỉ đạo chuyên môn

            - Kịp thời nắm bắt thông tin các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành, trường để triển khai đến toàn thể giáo viên thông qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, trường, tổ ...

          - Triển khai kịp thời các buổi tập huấn về chuyên môn, chuyên đề nhằm giúp giáo viên nắm bắt và lập kế hoạch hoạt động.

  - Sử dụng và quản lý tốt hồ sơ theo qui định tại Điều 21, Điều lệ trường mầm non; công văn 2049/2016/SGDĐT; công văn 1027/2016/PGDĐT.

 - Công văn số 331/PGDĐT-GDMN, ngày 31/4/2020 của Phòng GD&ĐT  TP Huế hướng dẫn tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non, đáp ứng yêu cầu chương trình GDMN trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.

- Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 01/4/2020 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển GDMN giai đoạn 2020-2025.

          - 100% giáo viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch số 1149/PGDĐT-GDMN ngày 06/10/2020 về việc tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào chương trình giáo dục mầm non

          - Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo;

-  Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN;

- Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non;

-  Công văn số 648/ PGDDT- GDMN ngày 02/8/2021 của Phòng GD&ĐT TP Huế  về việc triển khai thực hiện Chương trình làm quen với Tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo.

- Công văn số 649/PGD&ĐT-GDMN ngày 02/8/2021 về việc  thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi, nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN năm học 2021-2022.

          - Kế hoạch số 709/KH-PGDĐT,ngày 16/8/2021 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025.

          - Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 21/8/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2021-2022;

          - Công văn số 2238/SGDĐT-GDMN ngày 30/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn nhiệm vụ GDMN năm học 2021-2022;

- Công văn số 770/PGDĐT, ngày 06/9/2021 của Phòng GD&ĐT TP Huế  về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn GDMN, đáp ứng yêu cầu chương trình GDMN trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.

  - Công văn số 796 /PGDĐT-GDMN ngày 13/9/2021 về việc tập huấn trực tuyến hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối với CBQL và GDMN.

- Công văn số 818/PGDĐT-GDMN ngày 21/9/2021 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2021-2022;       

- Kế hoạch số 158/KH- MNII ngày 16 tháng 10 năm 2021  của trường mầm non II về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021-2022;

1.3. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuyên đề

          - Có kế hoạch tổ chức thao giảng về các hoạt động chuyên đề như chuyên đề giáo dục “ văn hóa địa phương”, chuyên đề “Giáo dục an toàn giao thông”, nâng cao chất lượng phát triển vận động, Chuyên đề "Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”,.. để toàn trường học tập, dự kiến thực hiện thao giảng 10 hoạt động trên một năm.

          - Chỉ đạo các nhóm lớp, toàn trường học tập và nhân rộng điển hình những sáng tạo trong chuyên môn.

          - Chỉ đạo điểm lớp A4, B1, C5 thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2021- 2025.

          - Các tổ có kế hoạch dự giờ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho tổ viên.

          - Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề 1 lần/tháng nhằm trao đổi, bồi dưỡng trong chuyên môn.

          - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dưới nhiều hình thức, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng như:

          + Bồi dưỡng qua sinh hoạt của tổ chuyên môn và nhà trường.

          + Tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên được tham dự các lớp tập huấn chuyên môn do, Phòng giáo dục tổ chức

         1.4. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn

          - Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình GDMN sau sửa đổi theo Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

         - Triển khai thực hiện Chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 với Chủ đề năm học “Xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện - lấy trẻ làm trung tâm”; tập trung vào nội dung xây dựng môi trường nuôi dưỡng, kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục được quy định tại kế hoạch số 709/KH-PGDĐT,ngày 16/8/2021 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2026; lồng ghép thực hiện các quy định về trường học an toàn trước dịch bệnh, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;  

          - Tăng cường đầu tư trang thiết bị giáo dục, tài liệu, học liệu, phương tiện cho giáo viên để thực hiện chương trình GDMN. 

          - Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo quy định: Định kỳ 1 tháng 1- 2 lần ngoài ra có thể đột xuất khi có vấn đề nảy sinh về chuyên môn.

          - Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tháng 1 lần.

          - Hàng tháng tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm tháng 1 lần

          - Nội dung họp chuyên môn là đánh giá những việc đã làm được và những việc chưa làm được của tháng qua để trao đổi, thảo luận, đút rút kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế nguyên nhân tồn tại, bên cạnh đó sẽ lên kế hoạch nhiệm vụ của tháng tới.

          - Thông qua họp chuyên môn  các giáo viên trao đổi với nhau những sáng kiến về phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ hoặc những sáng tạo về cách làm đồ dùng đồ chơi, thiết bị tự làm từ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương hoặc từ những phế liệu…           

          - Kế hoạch thao giảng, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm: Lên kế hoạch thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn như: 20/10; 20/11, 8/3…; Ban giám hiệu sẽ phối hợp với tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của các khối dự giờ mỗi giáo viên/1 hoạt động/tháng có thể là báo trước hoặc có thể dự đột xuất. Hoặc cho các giáo viên ở các tổ, khối dự giờ chéo để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Sau mỗi buổi thao giảng, dạy mẫu hay dự giờ thì sẽ tổ chức thảo luận đánh giá để đút rút kinh nghiệm nhằm trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

          - Kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Tăng cường sinh hoạt chuyên đề cụ thể mỗi tháng ít nhất mở một chuyên đề thao giảng để giúp giáo viên được bổ sung kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình.

          - Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, chuyên đề lễ giáo, LQVH, LQVT, âm nhạc, tạo hình… Thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục:  Chỉ thị 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục “văn hóa địa phương”;  giáo dục ATGT cho trẻ mẫu giáo; giáo dục trẻ BVMT; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục tài nguyên môi trường, biển, hải đảo,.... vào chương trình GDMN.

          - Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, soạn giáo án điện tử, soạn giáo án trên máy vi tính. Tăng cường dạy trẻ theo phương pháp tích cực.

          - Chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi trải nghiệm theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi của trẻ; áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ.

          - Tiếp tục thực hiện “Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; mô hình “phòng chống suy dinh dưỡng” ở các Khối lớp.

          - Chỉ đạo sắp xếp, trang trí trường, lớp.

1.5. Tổ chức các hoạt động kiểm tra việc thực hiện các qui định chuyên môn

          - Việc kiểm tra các hoạt động chuyên môn có kế hoạch cụ thể cho từng năm, học kỳ, tháng, tuần và triển khai vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng.... Dự kiến kiểm tra nội bộ 1/3 giáo viên. Kiểm tra chuyên môn 100% theo các hình thức kiểm tra thường kỳ.

          - Chuyên môn có kế hoạch phối hợp với nhà trường, phối hợp với công đoàn và các tổ trưởng chuyên môn để kiểm tra, dự giờ.

          - Hồ sơ sổ sách giáo viên kiểm tra và duyệt theo đầu tháng đối với kế hoạch tháng, kế hoạch chuyên đề, kế hoạch ngày (giáo án) duyệt trước 1 tuần, sổ chất lượng và theo dõi trẻ đến lớp duyệt cuối chủ đề và cuối tháng.

          - Tổ trưởng có kế hoạch hàng tháng và có kế hoạch dự giờ chéo để học hỏi thêm kinh nghiệm hay và giúp đỡ tổ viên.

          - Các loại hồ sơ sổ sách của giáo viên phải đầy đủ nội dung, nội dung phù hợp, trình bày khoa học, sắp xếp theo quy định.

          1.6. Tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập giữa các đơn vị trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

- 100% GV tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng, tập huấn các chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Trường tổ chức.

- Tích cực tổ chức cho giáo viên tham quan học tập tại các đơn vị bạn để giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình.

- Thực hiện có chất lượng công tác hướng dẫn KTSP, TTSP cho sinh viên khoa MN các trường CĐSP, ĐHSP Huế.

1.7 Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên:

          - BGH xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên năm học 2021-2022.

          - Phối hợp chỉ đạo giáo viên bám sát kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch BDTX phù hợp nhu cầu cá nhân. Vận dụng tốt kiến thức BDTX vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

          - Chú trọng bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ cở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên;

          - Nghiêm túc thực hiện công tác BDTX theo kế hoạch của nhà trường thông qua sinh hoạt chuyên môn toàn trường, tổ chuyên môn và các chuyên đề.

          - Phối hợp tổ chức việc báo cáo kết quả học tập BDTX theo nội dung các bài học của từng tổ khối.

          - Tổ chức sơ kết/ tổng kết đánh giá xếp loại kết quả BDTX cho giáo viên theo kế hoạch.

          - Khuyến khích, động viên giáo viên tự bồi dưỡng đồng thời tham gia các lớp học nâng chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các lớp bồi dưỡng tham dự các đợt sinh hoạt chuyên môn chính trị.

1.8. Tổ chức Hội thi, hội giảng

          *Tháng 10

          - Tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên đầu năm.

          - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chuyên đề “Phát triển vận động” (Độ tuổi: 4-5 tuổi)

          *Tháng 11

          - Tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên đầu năm.

          - Tổ chức hội thi “Thiết bị dạy học tự làm” cấp cơ sở.

          - Tham gia Hội thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” năm 2021” do SGD tổ chức.

          - Tháng 11/2021: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chuyên đề “Tạo hình” (Độ tuổi: 5-6 tuổi)

          *Tháng 12

          - Tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên theo kế hoạch.

          - Tổ chức hội thi “Phát triển vận động” cấp cơ sở.

          - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chuyên đề “Giáo dục âm nhac” (Nhóm trẻ 24- 36 tháng; Độ tuổi: 4-5 tuổi)

          *Tháng 01

          - Tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên theo kế hoạch.

          - Tổ chức Giao lưu “Bé khéo tay” cấp cơ sở.

          - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chuyên đề “Khám phá khoa hoặc khám phá xã hội” (Độ tuổi: 4-5 tuổi)

          *Tháng 02

          - Tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên theo kế hoạch.

          - Tổ chức Giao lưu “Văn hóa địa phương” cấp cơ sở

          - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chuyên đề “Làm quen với toán” (Độ tuổi: 4-5 tuổi)

          *Tháng 03

          - Tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên theo kế hoạch.

          - Tham gia Giao lưu “Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh” (nếu có)

          - Tổ chức Hội thi “cô nuôi giỏi” cấp cơ sở

          *Tháng 04

          - Tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên theo kế hoạch.

          - Tham gia hội thi “Bé khéo tay” cấp Thành phố.

          - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chuyên đề “Làm quen văn học” (Nhóm trẻ 24- 36 tháng; Độ tuổi: 5-6 tuổi)

          *Tháng 05

          - Tổ chức kiểm tra giáo viên theo kế hoạch.

          - Tham gia hội thi “Bé khéo tay” cấp Tỉnh.

          - Tổng kết chuyên đề. Rà soát chuyên môn.

          1.9. Tham gia dự thi do các cấp tổ chức

          - Tháng 11/2021: Tham gia hội thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” năm 2020” do SGD tổ chức.

          - Tháng 04/2022: Tham gia hội thi “Bé khéo tay” cấp Thành phố.

          - Tháng 05/2022: Tham gia hội thi “Bé khéo tay” cấp Tỉnh.

2. Kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục

2.1. Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng

          * Chế độ ăn

          - Phấn đấu 97-100% trẻ ăn bán trú, có chế độ ăn cho trẻ Nhà trẻ và trẻ Mẫu giáo.

          - Thực đơn hàng ngày:

          Mẫu giáo: + Bữa chính: Cơm, món mặn, món canh.

                         + Bữa phụ: Cháo (nui, phở, mì …) và sữa.

          Nhà trẻ:   + 2 bữa chính: Cơm, món mặn, canh.

                          + Bữa phụ: Sữa.

          - Tổ chức bữa ăn cho trẻ tại lớp, trẻ ăn hết khẩu phần và thực đơn được thay đổi theo tháng, theo mùa. Chế biển hợp khẩu vị của trẻ, sử dụng phần mềm dinh dưỡng để cân đối các chất và đảm bảo đủ no.

          - Trong giờ ăn, giáo viên trao đổi với trẻ về thực đơn trong ngày, giới thiệu các món ăn, động viên khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần. Chú ý quan tâm đến những trẻ biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì.

          * Chăm sóc sức khỏe

          - 100 % trẻ được theo dõi biểu đồ sức khỏe; cân đo theo quí đối với trẻ trên 24 tháng và hằng tháng đối với trẻ dưới 24 tháng, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì.

          - Đảm bảo trẻ được ngủ đúng giờ, đủ giấc, phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ đồ dùng phục vụ giờ ngủ của trẻ như giường, gối, chăn, màn.

          -  Có đầy đủ nước uống đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh cho trẻ sử dụng.

          - Thực hiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ để phòng lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, bệnh sốt xuất huyết, bạch hầu, bệnh đỏ mắt, bệnh tay- chân – miệng và các bệnh lây nhiễm, viêm nhiễm khác. Phấn đấu không có dịch bệnh xảy ra trong trường.

          - Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn để báo cáo BGH nhà trường kịp thời xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường, lớp.

          - Tiếp tục thực hiện chuyên đề giáo dục trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước và tự bảo vệ bản thân như điện giật, cháy bỏng, phòng tránh thiên tai, lũ lụt, đề phòng xâm hại,…   

          - Tuyệt đối không có giáo viên xúc phạm nhân phẩm và thân thể trẻ, đảm bảo an toàn về tinh thần và thể lực cho trẻ ở trường, lớp mầm non.

          - Xử lý nhanh, kịp thời các diễn biến bất thường về sức khỏe trẻ, sơ cứu đúng cách các tai nạn xảy ra. Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc và các thiết bị y tế.

          * Công tác vệ sinh

          - Đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh phòng chống dich Covid-19.

          - Vệ sinh phòng lớp, đồ chơi thường xuyên bằng nước diệt khuẩn. Thực hiện vệ sinh lớp trước giờ đón trẻ và sau giờ trả trẻ. Tổng vệ sinh vào cuối tuần.

          - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, trang phục; kỹ năng rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn và khi tay bẩn; đánh răng sau khi ăn, rửa mặt khi ngủ dậy.

          - 100% trẻ có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân: ca, khăn, bàn chải đánh rang…; tất cả đều có ký hiệu riêng của trẻ.

          - Thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, hình thành nề nếp thói quen tốt; các hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.

          - Thường xuyên vệ sinh trong và ngoài lớp học sạch sẽ, quan tâm chăm sóc cây xanh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.

          - Giáo dục trẻ biết bỏ rác vào thùng, không sử dụng bịch nilon và chai nhựa 1 lần; biết phân loại rác; Thùng rác của lớp có nắp đậy, phải thường xuyên lau chùi, rác thải phải được xử lý hàng ngày.

          b. Thực hiện chất lượng giáo dục

          - Thực hiện chương trình 35 tuần cho các độ tuổi theo qui định cho tất cả các độ tuổi; nhà trẻ 18-24 tháng tuổi thực hiện theo tháng; nhà trẻ 24-36 tháng tuổi và mẫu giáo thực hiện theo chủ đề.  

          - Thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non, phấn đấu đạt tỉ lệ:

          + 100% trẻ hoàn thành Chương trình GDMN.

+ Tỷ lệ bé chăm: trẻ nhà trẻ đạt > 85%; trẻ mẫu giáo đạt > 90%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt > 95%. Tỷ lệ bé ngoan đạt 100% các độ tuổi.

          +  Kết quả đánh giá trẻ cuối độ tuổi: nhà trẻ > 85%; mẫu giáo > 90%, trong đó, mẫu giáo 5-6 tuổi > 95%.

  - Nâng cao chất lượng thực hiện CTGDMN phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ. Tiếp tục thực hiện phát triển Chương trình GDMN sau sửa đổi theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; triển khai thực hiện Chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 với Chủ đề năm học “Xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện - lấy trẻ làm trung tâm”; tập trung vào nội dung xây dựng môi trường nuôi dưỡng, kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục được quy định tại kế hoạch số 709/KH-PGDĐT,ngày 16/8/2021 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025; lồng ghép thực hiện các quy định về trường học an toàn trước dịch bệnh, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;  

          - Đảm bảo thực hiện chế độ chính sách cho trẻ; đánh giá theo dõi trẻ trong quá trình trẻ ở trường; tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm non; thực hiện hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp Một;

          - Xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết nhất là đối với lớp mẫu giáo lớn, tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi nơi mọi lúc; phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đặc biệt là khả năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm.

- Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN; tham gia giao lưu “Bé khéo tay” cấp Thành phố với chủ đề “Bé với Di sản Văn hóa Huế”.

- Tiếp tục xây dựng và hướng dẫn cha mẹ trẻ sử dụng kho tài liệu, học liệu, các video hỗ trợ việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà thông qua các ứng dụng zalo, facebook, viber, website nhà trường, khai thác hiệu quả các công cụ hỗ trợ, kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung đã được xây dựng để thực hiện các kịch bản thực hiện Chương trình trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 theo Công văn số 770/PGDĐT,  ngày 06/9/2021 của Phòng GD&ĐT  về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn GDMN, đáp ứng yêu cầu chương trình GDMN trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.

- Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN…để nâng cao chất lượng thực hiện CTGDMN cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình GDMN của các tổ, khối dưới nhiều hình thức.

         - Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, 5-6 tuổi làm quen với tiếng Anh; đảm bảo nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ, theo Chương trình GDMN hiện hành đồng thời đảm bảo chất lượng; tổ chức theo tinh thần tự nguyện. Phối hợp tốt với cha mẹ trẻ thực hiện chương trình hỗ trợ, giáo dục kiến thức, kỹ năng CSGD trẻ.

  3. Công tác phối hợp và công tác tuyên truyền giáo dục

          3.1.  Công tác phối hợp của nhà trường với Ban chấp hành Hội CMHS 

- Phối hợp chỉ đạo các nhóm lớp tổ chức Hội nghị Phụ huynh đầu năm học nghiêm túc, chu đáo để thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong  CS-ND-GD trẻ; Bầu ban đại diện Hội CMHS của lớp tham gia Ban thường trực Hội CMHS toàn trường.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng quy chế phối hợp hoạt động với BGH, có chương trình hoạt động và phải thực hiện tốt chế độ công khai về: Nội dung, ý nghĩa các công trình, kết quả của các công trình, công khai việc thu, chi trong từng học kỳ, từng năm học.

- Vai trò, chức năng của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải được quán triệt đến cấp ủy, chính quyền và toàn thể Hội đồng sư phạm, toàn thể cha mẹ học sinh của nhà trường.

3.2 Công tác tuyên truyền giáo dục

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con khoa học cho các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng.

- Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức ở các góc tuyên truyền của trường, ở các nhóm lớp (chú ý tuyên truyền bằng hình ảnh).

- Tuyên truyền thói quen hứng thú đọc sách khi trẻ bước vào trường phổ thông qua góc Thư viện thân thiện trong và ngoài lớp học.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động các ban ngành, đoàn thể trong địa phương cùng phối hợp với nhà trường tự nguyện tham gia đóng góp, ủng hộ về vật chất, tinh thần để nhà trường thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn quá trình CS - ND -`GD trẻ.

          3.3 Công tác phòng chống dịch bệnh

          - Chỉ đạo y tế có kế hoạch cân đo, chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe trẻ hàng quý vào tháng 9/2021 và tháng 12/2020 tháng 3/2020.

          - Chỉ đạo các khối lớp thực hiện góc tuyên truyền trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ theo từng giai đoạn; tuyên truyền về tiêm phòng cũng như các dịch bệnh theo mùa. Thường xuyên đổi mới nội dung cũng như hình thức tuyên truyền, tuyên truyền kết hợp hình ảnh và nội dung.

          - Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng và giáo dục trẻ có ý thức BVMT trong và ngoài lớp, gia đình nơi công cộng luôn sạch đẹp, đề phòng các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay- chân- miệng; tiêm vắc xin phòng sởi- Rubella; tuyên truyền cách phòng, chống bệnh bạch hầu, dịch Covid-19. Triển khai rộng rãi mô hình “Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng”.

          - Chỉ đạo các khối lớp không nhận trẻ ốm nặng, trẻ bị bệnh truyền nhiễm như: bệnh Covid-19. sởi, má chàm bàm, mắt đỏ, tay chân miệng, thủy đậu… vào học để tránh lây lan cho những trẻ khác trong lớp.

          - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhà bếp, kiểm tra vệ sinh ở các lớp học và xây dựng trường học “An toàn, xanh, sạch, đẹp”.

           - Thường xuyên cho trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh để hình thành cho các cháu có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, lau mặt sau khi ngủ dậy, đánh răng (súc miệng) sau khi ăn.

          - Chủ động phòng chống dịch bệnh trong nhà trường; đảm bảo phòng học, phòng vệ sinh luôn sạch sẽ, khô ráo, thường xuyên xịt muỗi, khử mùi.

 - Phối hợp đẩy mạnh hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe trong trường học; Thực hiện tốt công tác quản lý CSVC trong nhà trường.

  - Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho trẻ theo từng năm học.

  - Ban chăm sóc sức khỏe thực hiện các nhiệm vụ :

  + Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường; thông báo cho gia đình trẻ biết để gia đình tiếp tục giải quyết và chuyển lên y tế tuyến trên.

  + Phối hợp tổ chức các điều kiện để  khám sức khỏe định kỳ cho trẻ theo kế hoạch. Phối hợp với gia đình trẻ trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho trẻ.

  + Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục sức khỏe của ngành Y tế và GDĐT triển khai trong các trường học hàng năm.

  + Tuyên truyền phòng chống các bệnh tật học đường (cận thị, vẹo cột sống...) ; Hướng dẫn CVGVNV, phụ huynh và trẻ công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

  + Phối hợp tổ chức kiểm tra, xây dựng trường học "An toàn - Xanh - Sạch - Đẹp"; VSATTP.

  4. Chỉ tiêu về công tác chuyên môn

          4.1. Xếp loại  hồ sơ chuyên môn

          - 19/19 nhóm, lớp có đầy đủ hồ sơ sổ sách của giáo viên, của trẻ theo quy định, đầy đủ nội dung theo yêu cầu, bảo quản sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng.

          - 04 tổ trưởng và 04 tổ phó chuyên môn có đầy đủ hồ sơ hồ sơ sổ sách, có kế hoạch hoạt động của tổ theo năm, tháng, tuần phù hợp với điều kiện của tổ, thực tế của nhà trường.

          - Xếp loại hồ sơ sổ sách của giáo viên:

          + Loại tốt:     25/38  giáo viên     ->  Đạt tỷ lệ  65.8%.

          + Loại khá:    13/38 giáo viên     ->  Đạt tỷ lệ  34.2%.

          4.2. Xếp loại giảng dạy.

          - Xếp loại tốt: 31/38 giáo viên   ->  Đạt tỷ lệ  81.6%.

          - Loại khá:     7 /38  giáo viên     ->  Đạt tỷ lệ  18.4%

          4.3. Xếp loại công tác tự học, tự bồi dưỡng

          - 45/45 cán bộ, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với sự đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo nói chung và đổi mới phương pháp giáo dục mầm non nói riêng.

          - 45/45 cán bộ, giáo viên tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”;… Tích cực nâng cao ý thức tự học, tự rèn, phấn đấu vươn lên trong công tác.

          - 100% cán bộ giáo viên tích cực đẩy mạnh công tác học tập BDTX trong năm học 2021 – 2022. Phấn đấu 100% CBQL- GV xếp loại Đạt yêu cầu.

          4.4. Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

          - Loại xuất sắc: 10/43 giáo viên ->  Đạt tỷ lệ  23,3%.

          - Loại khá:        33/43 giáo viên  ->  Đạt tỷ lệ  76,7%.

  - 100% nhóm lớp có hồ sơ sổ sách của giáo viên, của trẻ theo quy định, đầy đủ nội dung theo yêu cầu, bảo quản sạch sẽ, sắp xếp khoa học.  Sử dụng và quản lý tốt hồ sơ theo qui định tại Điều 21, Điều lệ trường mầm non; công văn 2049/2016/SGDĐT; công văn 1027/2016/PGDĐT.

  - Tổ trưởng chuyên môn có HSSS đầy đủ, rõ ràng, có kế hoạch hoạt động của tổ theo năm, tháng, tuần phù hợp với điều kiện của tổ, thực tế của nhà trường.

  - 100% đều được xếp loại tốt khi được các cấp kiểm tra về hồ sơ chuyên môn.

4.2. Xếp loại giảng dạy

- 100% giáo viên đứng lớp của các độ tuổi qua đợt thanh, kiểm tra dự giờ, đánh giá của Sở, phòng GD&ĐT và trường học đều được xếp loại xuất sắc, khá trở lên, không có GV xếp loại trung bình hay không đạt yêu cầu.

4.3. Xếp loại công tác tự học, tự bồi dưỡng

- 100% CBGVNV tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn đáp ứng với sự đổi mới toàn diện GD&ĐT nói chung và đổi mới phương pháp giáo dục mầm non nói riêng.

- 100% GV tiếp tục nghiêm túc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành, liên hệ với chức năng nhiệm vụ được giao, tích cực đẩy mạnh công tác học tập BDTX trong năm 2021- 2022.

  4.4. Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

- 100% CBGV được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GVMN trong đó 100% xếp loại khá trở lên, không có GV xếp loại  trung bình hay không đạt yêu cầu.

  5. Biện pháp thực hiện 

          5.1. Giải pháp trong việc xây dựng kế hoạch chung và cụ thể hóa kế hoạch trong từng học kỳ, trong từng tháng, từng thời điểm hoạt động:

- Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm những việc làm được/ tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ của năm học trước.

- Chỉ đạo các khối tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn của khối, khối trưởng triển khai đến các lớp trong khối và nghiêm túc thực hiện.

- Lập kế hoạch cụ thể trong từng học kỳ, từng tháng, từng thời điểm hoạt động của nhà trường, triển khai rộng rãi đến các khối lớp qua nhiều hình thức : Thông báo qua họp BGH mở rộng, họp khối trưởng, sinh hoạt chuyên môn định kỳ hàng tháng...

  5.2. Giải pháp phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, từng cá nhân:

  - 04 tổ chuyên môn tương ứng với 4 độ tuổi của trường trong đó 3 độ tuổi Mẫu giáo. Tổ chuyên môn gồm có tổ trưởng và tổ phó (khối trưởng, khối phó)

  Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm :

  + Xây dựng kế hoạch chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác.

  + Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, ĐDĐC - Thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.

  + Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp GVMN.

  + Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

  + Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng.

  . Khối MG Lớn (06 lớp): Phan Thị Thư Anh: Khối trưởng; Lê Thị Tú Trinh: Khối phó.

  . Khối MG Nhỡ (05 lớp): Nguyễn Thị Qúy Châu: Khối trưởng; Nguyễn Thị Nga: Khối phó

  . Khối MG Bé (05 lớp): Nguyễn Thị Thùy Nga : Khối trưởng; Nguyễn Thị Huyền Trang: Khối phó.

  . Khối Nhà trẻ (3 nhóm) : Nguyễn Thị Diễm Thúy: Khối trưởng; Lê Thị Phương Anh: Khối phó.

 

  5.3. Giải pháp trong kiểm tra, đánh giá 

  - Qua kiểm tra những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Mặt khác việc kiểm tra chuyên môn sẽ tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của nhà trường.

  - Để công tác kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, cần đảm bảo:

  + Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường trong năm học.

  + Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ, đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung hình thức, phương pháp kiểm tra.

  + Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên chuẩn bị mọi phương tiện, điều kiện tích cực phối hợp tốt với nhà trường.

  Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách (Sổ kế hoạch và giáo án, sổ chất lượng, sổ theo dõi trẻ, sổ ghi chép cá nhân về các buổi bồi dưỡng chuyên môn...), phương pháp dạy của bộ môn, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên môn của giáo viên đúng kế hoạch mà trường đã đề ra.

   Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước hoặc đột xuất về cách tổ chức các hoạt động CS,ND,GD trẻ của GV, NV

  Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá

  + Phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng, dân chủ.

  + Sau kiểm tra phải tổ chức nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên để đúc rút kinh nghiệm, giúp GV phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.

  Thời gian kiểm tra: Theo kế hoạch đề ra

  5.4. Giải pháp trong phối hợp các tổ chức

  - Có kế hoạch phối hợp tốt với các tổ chức trong nhà trường: Chi bộ Đảng, Hội CMHS, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM và tổ chức xã hội khác hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục như:

  + Phối hợp với Bộ phận y tế chăm lo sức khỏe cho trẻ (Tạo môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn; Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ; Hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em: Các bệnh về hô hấp, còi xương, tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi...)

          + Phối hợp với CĐ, Đoàn thanh niên: Phát động phong trào làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ, đóng góp công sức lao động VSMT, VSĐDĐC phục vụ hoạt động của trẻ; tuyên truyền giáo dục An toàn giao thông cho CBGVNV, phụ huynh và các cháu.

  6. Các giải pháp khác 

  - Phối hợp với cộng đồng, với chính quyền địa phương trong việc phổ biến kiến thức nuôi dạy con khoa học cho các bậc bố mẹ.

  - Phối hợp với công an khu vực đảm bảo trật tự an ninh trong và ngoài nhà trường, phòng chống các tệ nạn xâm nhập vào trường học.

          III. Những đề xuất kiến nghị

          * Đối với phòng giáo dục và đào tạo

          - Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập các trường trong và ngoài Thành phố. Đầu tư trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tài liệu cho nhà trường.

          * Đối với trường:

          - Bổ sung đầu tư thêm máy in, mạng wifi cho tất cả các lớp.

          - Nhân rộng những gương điển hình tiên tiến qua các quý và đợt thi đua.

          * Đối với giáo viên:

          - Thực hiện đúng quy chế chuyên môn của trường đề ra.

          - Thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ và chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.

          - Tổ chức hoạt động theo phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm.

          - Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi, đọc tài liệu, thăm lớp dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn.

          - Hồ sơ cá nhân, nhóm lớp đầy đủ nội dung, trình bày khoa học.

          - Hưởng ứng tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.

          Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học 2021- 2022 của Trường mầm non II. Đề nghị tổ chuyên môn và các giáo viên, làm căn cứ để thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra. Trong quá trình triển khai thực hiện nhà trường sẽ bổ sung điều chỉnh cho phù hợp./.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT (b/c);

- Các tổ chuyên môn;

- Lớp, nhóm lớp (T/hiện);

- Lưu: VT, CM.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

Lê Thị Dạ Thảo

QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2021 – 2022

(Kèm theo Kế hoạch số:        /KH-MN II ngày 18 tháng 10 năm 2021)

            

THÁNG

NỘI DUNG THỰC HIỆN

 

 

 

Tháng

08/2021

- Nghỉ dịch Covid-19

- Tham mưu BGH phân công, phân nhiệm CB-GV-NV đầu năm học.

- Phối hợp BGH triển khai kế hoạch thực hiện công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2021; điều tra, phúc  tra trẻ độ tuổi mầm non trên địa bàn phường Đông Ba.

- Phối hợp kiểm tra các lớp vệ sinh và trang trí môi trường bên trong và bên ngoài lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; đảm bảo an toàn cho ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và chào mừng “Ngày hội Bé đến trường”.

- Phối hợp xây dựng các loại kế hoạch: kế hoạch phát triển giáo dục; kế hoạch giáo dục từng độ tuổi.(Tích hợp lồng ghép các chuyên đề vào kế hoạch giáo dục các độ tuổi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng

09/2021

- Phối hợp tổ chức “Ngày hội đến trường của bé” (05/09) dưới sự chỉ đạo của cấp trên, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.

- Dự Hội nghị Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021- 2022 của phòng GD-ĐT.

- Tham gia học bồi dưỡng chính trị đầu năm.

- Tham mưu, phối hợp với BGH xây dựng phương hướng nhiệm vụ năm học 2021- 2022 theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT TP.Huế và triển khai đến các khối tổ trong nhà trường.

- Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Sở và Phòng GD tổ chức.

- Chuẩn bị các ĐK cho Hội nghị CBCCVC năm học 2021- 2022; Ký kết giao ước thi đua và đăng ký thi đua đầu năm học  2021 - 2022.

- Thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở tất cả các độ tuổi của nhà trường; Tiếp tục thực hiện chuyên đề Phát triển vận động; xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2021- 2025 ở các khối, lớp; chuyên đề giáo dục ATGT.

- Cân, đo quý I. Phối hợp kiểm tra sức khoẻ cho trẻ đầu năm.

-  Phối hợp tổ chức Vui Tết trung thu cho trẻ.

- Kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện qui chế chuyên môn ở các nhóm/ lớp.

- Phối hợp tổ chức Đại hội Ban đại diện Hội CMHS đầu năm học.

 - Tham gia kiểm tra nắm tình hình đầu năm các lớp, nắm số lượng trẻ ra lớp.

- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ trẻ chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình trong thời gian trẻ chưa đến trường để tránh dịch Covid-19 và khi đến trường trở lại. (Công văn số 770/PGD&ĐT-GDMN ngày 6 tháng 9 năm 2021 của Phòng giáo dục và đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn GDMN năm học 2021-2022)

 - Chuẩn bị Hồ sơ sổ sách chuyên môn cho năm học mới.  

  - Kiểm tra kế hoạch tổ chuyên môn, hồ sơ sổ sách của giáo viên.

- Sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng trường, hội đồng sư phạm, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt công đoàn, chi đoàn, sinh hoạt cụm CM.

Tháng 10/2021

- Phối hợp tổ chức Hội nghị CBCC-VC; bầu BTTND nhiệm kỳ 2021- 2022; đăng ký danh hiệu thi đua; ký giao ước thi đua, cam kết đầu năm học.

- Dự giờ, kiểm tra việc thực hiện chương trình GDMN; xây dựng trường MN LTLTT.

- Tham gia các hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

 - Tham gia xây dựng kế hoạch: BDTX, kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua, các loại kế hoạch khác…

  - Tham gia các hoạt động do các ban, ngành, địa phương tổ chức; thực hiện tốt “Ngày chủ nhật xanh”, mô hình “xếp hàng đón con”.

  - Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động: Đẩy mạnh việc “học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”,…

- Tiếp tục thực hiện lồng ghép các chuyên đề “Văn hóa dịa phương”, chuyên đề giáo dục “An toàn giao thông” vào kế hoạch giáo dục hàng ngày; tích hợp giáo dục kỹ năng sống, BVMT, giáo dục năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phòng ngừa ứng phó thiên tai… trong các khối lớp.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch chuyên đề; kế hoạch kiểm tra giáo viên; kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn; kế hoạch tổ chức tham quan, tổ chức lễ hội.

- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chuyên đề “Phát triển vận động” (Độ tuổi: 4-5 tuổi)

- Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch.

- Phối hợp kiểm tra vở các nhóm lớp.