Đừng nói vấn đề này khó nếu không khó thì đã không thành vấn đề ''

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Tổ CM Khối NT

Cập nhật lúc : 10:12 29/01/2018  
Kế hoạch năm 2017-2018

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Năm học: 2017 – 2018

I. Căn cứ để xây dựng kế hoạch:

   - Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của bậc học mầm non thành phố Huế.

   - Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của Trường Mầm non II.

   - Căn cứ vào tình hình thực tế của Trường của Khối; Khối B xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 như sau:

II. Đặc điểm tình hình:

      1. Thuận lợi:

 - Luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, ban chấp hành công đoàn trường và hội phụ huynh.

 - Nhà trường trang bị cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ. Đồ chơi ngoài trời phong phú, đa dạng, môi trường luôn an toàn, xanh, sạch, đẹp. Có phòng giáo dục thể chất rộng, có đầy đủ dụng cụ cho các cháu hoạt động vận động.

- Phụ huynh có nhận thức đúng đắn hơn về ngành học Mầm non nên đã nhiệt     tình ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

- Đội ngũ giáo viên trong khối tổ nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao, thường yêu chăm sóc trẻ chu đáo, tích cức trong mọi hoạt động, có ý thức nâng cao trình độ về mọi mặt.

  - Bản thân các cô giáo luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm chị em đồng nghiệp, nhiệt tình năng nổ trong công tác.

      2. Khó khăn:

  - Số lượng trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng không đồng điều nên gặp nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

Đồ chơi ngoài trời chưa phong phú, đa dạng do sân chơi chật hẹp.

III. Thực hiện kế hoạch:

       1. Mục tiêu:

 - Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.

 - Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

 - Bồi dưỡng và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi một cán bộ giáo viên trong khối tổ.

 - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ giáo viên, cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

2. Nhiệm vụ:

 - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ khối theo tuần, theo tháng, theo năm học nhằm thực hiện chương trình trọng tâm, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động khác.

 - Tham gia bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đúc rút những kinh nghiệm cho giáo viên trong khối tổ.

 - Tham gia thảo luận về các chuyên đề thực hiện trong năm học.

 - Tham gia sinh hoạt chuyên môn, thống nhất họp chuyên môn định kì ít nhất 1 tháng 1 lần để giải quyết những vướng mắt trong hoạt động của khối nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

 - Huy động và phối hợp các thành viên trong khối tổ cùng tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua của trường của ngành.

 - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, chính phủ và của bộ về đổi mới và phát triển giáo dục mầm non.

 -  Tham gia điều hành các hoạt động trong khối tổ để thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.

        3. Nội dung:

        a. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua

         - Thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của ngành: cuộc vận động “Học tập và

        làm theo tấm gương đạo đức HỒ CHÍ MINH”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô

        giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, các phong trào thi đua “Xây

        dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường

        xuyên, tự giác trong nhà trường.

         - Hưởng ứng phong trào xây dựng trường, lớp “An toàn, xanh-sạch-đẹp”

 - Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca… vào các hoạt động giáo dục cho trẻ.

      * Chỉ tiêu:

 - 100% giáo viên trong tổ nắm các chỉ thị, nghị quyết, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

 - 3/3  lớp  nhà trẻ đảm bảo “An toàn, xanh, sạch, đẹp” giữ vững danh hiệu tổ xuất sắc trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

 - 3/3  lớp khối  Nhà trẻ thực hiện lồng ghép trò chơi dân gian, hát dân ca… vào các hoạt động.

         * Biện pháp:

 - Tham gia học đầy đủ lớp bồi dưỡng chính trị do ngành tổ chức, nghiên cứu đọc tài liệu, sách báo về cuộc đời của Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

 - Tham gia thảo luận, viết thu hoạch để đề ra phương hướng phấn đấu của bản thân trong nhiệm vụ mới.

 - Xây dựng kế hoạch thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời giáo viên có nhiều nổ lực, tâm huyết với nghề.

 - Xây dựng mối quan hệ ứng xử thân thiện với các thành viên trong khối tổ.

 - Tăng cường giáo dục rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ, nề nếp thói quen, vệ sinh tốt…cho trẻ.

 - Mỗi một cán bộ giáo viên phải thực sự thương yêu, gần gũi trẻ thể hiện qua các hoạt động chăm sóc giáo dục hàng ngày, đạo đức tác phong mẫu mực là tấm gương cho trẻ noi theo.

 - 3/3 lớp học luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khô ráo, gọn gàng cho trẻ hoạt động.

 - Môi trường thân thiện, an toàn, xanh, sạch, đẹp phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ.

 - Lựa chọn và đưa bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi của trẻ.

 - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, cha mẹ trẻ trong    công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.

b. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ:

       * Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ

  - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, cha mẹ trẻ trong    công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.

  - Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, đảm bảo an toàn khi trẻ tham gia các hoạt động trong và ngoài lớp học.

       * Chỉ tiêu:

          - Môi trường trong và ngoài lớp luôn đảm bảo an toàn, thân thiện.

          - 3/3 lớp nhà trẻ có thiết bị, đồ chơi đảm bảo tính an toàn.

          - 100% trẻ đến lớp đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần.

       * Biện pháp:

  - Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ.

  - Luôn chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “Học bằng chơi” cho trẻ.

  - Thường xuyên kiểm tra các lớp về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi…để kịp thời khắc phục những yếu tố gây mất an toàn.

         * Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ:

 - Luôn quan tâm chăm sóc trẻ trong mọi hoạt động: Giờ ăn, giờ chơi…

 - Luôn có kế hoạch rèn các thao tác vệ sinh cho các cháu như cách lau mặt, đánh răng, cách rửa tay bằng xà phòng…

 - Phối kết hợp y tế trường học để cân đo cho trẻ đúng quý, được khám sức khỏe định kì, phối kết hợp với phụ huynh theo dõi sức khỏe trẻ vào những lúc giao mùa.

 - Thực hiện tốt phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thừa cân, béo phì, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lớp học.

        * Chỉ tiêu:

 - 100% trẻ được cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ, được khám sức khỏe định kì 1 năm 2 lần.

 - 100% trẻ lớp bé biết rửa tay bằng xà phòng theo quy trình sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và khi tay bẩn.

         - 100% trẻ có đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân.

         - 90% trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh răng miệng.

       * Biện pháp:

 - Kiểm tra việc thực hiện cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ, phòng chống dịch bệnh cho trẻ.

 - Phối hợp với trung tâm y tế học đường tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ 1 năm 2 lần.

 - Thường xuyên cho trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh để hình thành cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau mặt sau khi ngủ dậy, đánh răng súc miệng sau khi ăn.

 - Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp, đề phòng các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay- chân- miệng cho các thành viên trong khối tổ.

     * Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non:

 - Thực hiện có hiệu quả việc thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tích hợp các nội dung giáo dục vào trong thực tiễn chương trình.

 - Chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “Học bằng chơi, chơi bằng học” phù hợp với độ tuổi của trẻ.

 - Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ”

 - Duy trì phát huy có hiệu quả các chuyên đề GDAN, tạo hình, giáo dục dinh dưỡng…tham gia các hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ, lồng ghép các ngày lễ vào chương trình cho phù hợp.

 - Chủ động linh hoạt tổ chức các hoạt động CSGD, hỗ trợ trẻ khuyết tật, trẻ tự kỉ, chậm nói.

     * Chỉ tiêu:

- 100% giáo viên trong khối tổ nắm vững chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng cho trẻ trải nghiệm “Học bằng chơi”.

- 100% giáo viên thực hiện có hiệu quả chuyên đề phát triển vận động, chuyên đề giáo dục âm nhạc, tạo hình…

- 3/3  lớp chủ động, linh hoạt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tự kỉ, chậm nói… và theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ.

- 100% tham gia tích cực các hội thi của trường, của ngành tổ chức.

- Phấn đấu tỉ lệ bé ngoan: 97-100%; bé chăm: 96-98%.

   * Biện pháp:

- Các lớp đều tham gia tập huấn chuyên môn, thực hiện giáo dục trẻ theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.

- Các lớp xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch giáo dục phù hợp, cụ thể rõ ràng.

- Tuyên truyền giáo dục phát triển vận động, an toàn giao thông…cho phụ huynh và các cháu.

- Tham gia dự giờ chéo lẫn nhau giữa các lớp, khối để học hỏi, rút kinh nghiệm.

- Phối hợp với công đoàn tham gia tốt các phong trào thi đua tại cơ sở, thi giáo viên giỏi, thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo…

 * Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non:

- Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về kiến thức nuôi dạy trẻ.

- Tuyên truyền về giáo dục mầm non bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả nhằm thay đổi nhận thức của xã hội với bậc học mầm non.

* Chỉ tiêu:

- 3/3 lớp có góc tuyên truyền với những nội dung phong phú.

- 100% phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

- 100% có sáng kiến kinh nghiệm.

 * Biện pháp:

- Nâng cao chất lượng các góc tuyên truyền có nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, phổ biến kịp thời kiến thức nuôi dạy trẻ, tuyên truyền về giáo dục phát triển vận động, an toàn giao thông… đến các bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức.

- Kịp thời tuyên truyền đến phụ huynh về những dịch bệnh bùng phát, lây lan và cách phòng chống, báo cáo tình sức khỏe trẻ sau mỗi lần khám sức khỏe định kì để phối hợp chăm sóc trẻ tốt hơn.

 * Đăng kí danh hiệu thi đua:

    - Tổ xuất sắc.

    - Cá nhân:   3 Lao động tiên tiến.

                        2 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở