Thiếu phương pháp thì người tài cũng có lỗi. Có phương pháp thì người bình thường cũng làm được đều phi thường "

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Văn bản điều hành

Văn bản điều hành

Cập nhật lúc : 16:35 24/09/2022  

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI – TÌM KIẾM CỨU NẠN (TT-TKCN) CỦA TRƯỜNG MẦM NON II

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON II                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI – TÌM KIẾM CỨU NẠN

(TT-TKCN)

CỦA TRƯỜNG MẦM NON II

I. Căn cứ xây dựng phương án:

- Căn cứ Luật phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

- Căn cứ các Công văn; Thông báo về phòng chống lụt bão của Trung ương, Tỉnh, Thành phố và địa phương;

- Căn cứ Kế hoạch của Phòng GD&ĐT và UBND thành phố Huế về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Đảng ủy - Ủy ban nhân dân phường Đông Ba trong đó có triển khai công tác phòng chống thiên tai hằng năm;

- Căn cứ tình hình đặc điểm của địa phương và của đơn vị.

II. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

- Chủ động phòng, chống và ứng phó kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

- Bảo vệ an toàn cho các cháu và CBGVNV học tập, làm việc tại trường Mầm non II và nhân dân quanh vùng nơi địa bàn trường.

- Bảo vệ môi trường, cảnh quan sư phạm; sớm ổn định công tác dạy và học tại trường sau khi xảy ra bão, lụt.

- Đảm bảo sự thống nhất, phối kết hợp giữa nhà trường và địa phương trong quá trình xảy ra lụt bão và khắc phục hậu quả.

- Nâng cao nhận thức của CBGVNV và phụ huynh các cháu trong chủ động ứng phó với thiên tai, bão lũ.

2. Yêu cầu:

- Công tác phòng, chống lụt bão phải được quán triệt đến tận mỗi CBGVNV của đơn vị và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư- phương tiện- kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương- hiệu quả).

- Tăng cường, thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, phát huy ý thức tự giác, chủ động trong CBGVNV.

- Có sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục trong địa bàn, với chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể theo từng tình huống  xảy ra.

- Bảo vệ an toàn cho các cháu và CBGVNV học tập, làm việc tại trường Mầm non II và nhân dân quanh vùng nơi địa bàn trường.

- Bảo vệ môi trường, cảnh quan sư phạm; sớm ổn định công tác dạy và học tại trường sau khi xảy ra bão, lụt.

- Đảm bảo sự thống nhất, phối kết hợp giữa nhà trường và địa phương trong quá trình xảy ra lụt bão và khắc phục hậu quả.

- Nâng cao nhận thức của CBGVNV và phụ huynh các cháu trong chủ động ứng phó với thiên tai, bão lũ.

III. Nội dung phương án:

A. Đặc điểm tình hình đơn vị:

1. Số lượng:

- Tổng số đội ngũ CBGVNV: 61 người.

- Tổng số trẻ: từ 500 - 560 cháu gồm 16 nhóm lớp.

2. Vị trí địa lý:

- Trường tọa lạc tại 41 Đinh Tiên Hoàng, thuộc tổ dân phố 5, phường Đông Ba. Trường có 3 cổng, 3 phía giáp các con đường: Nguyễn Biểu, Đặng Dung và Đinh Tiên Hoàng. Trường nằm ở trong khu vực I khoanh vùng bảo vệ di tích, nguy cơ bị ngập úng lâu và lâu rút nước nên khi di chuyển sẽ gặp khó khăn khi nước dâng.

3. CSVC:

- Trường được xây dựng kiên cố, có 2 tầng và 3 cổng nên khá thuận tiện trong việc trả trẻ khi gặp thời tiết bất lợi và là nơi kiên cố để đưa dân lên trú ngụ khi có bão lụt xảy ra.

4. Công tác phòng chống bão lụt:

- Đơn vị số lượng nữ là chủ yếu nên gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả.

B. Công tác chuẩn bị trước khi bão lụt xảy ra:

1. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phòng chống bão lụt cụ thể của đơn vị:

a) Củng cố kiện toàn Ban phòng chống TT- TKCN gồm trưởng ban, phó ban và các thành viên.

b) Phân công giáo viên phụ trách lớp có kế hoach, biện pháp xử lý khi có bão lụt bất ngờ, bằng mọi phương tiện thông tin thông báo cho phụ huynh đến đón trẻ kịp thời, hoặc quản lý tốt các cháu khi phụ huynh chưa đến đón kịp; Phối hợp với gia đình, với địa phương đưa trẻ về an toàn.

c) Hiệu trưởng và Ban phòng chống TT- TKCN kết hợp với địa phương lên phương án phòng chống, cứu nạn; dự trù các phương tiện như: ghe, xuồng, áo phao, phao bơi, đèn pin, đèn dầu,...Chuẩn bị lương thực, thuốc men, nước uống,... đáp ứng và cứu chữa kịp thời khi xảy ra sự cố.

d) Phân công lực lượng sẵn sàng ứng trực 24/24. Trường hợp dân đến trú ngụ khi lụt lớn xảy ra, trường sẽ phân công các thành viên kết hợp với địa phương sắp xếp bố trí từ 1 đến 2 phòng học để dân ăn ở hợp lý, đảm bảo vệ sinh và phải theo dõi quản lý tài sản không để hư hỏng, thất thoát.

e) Kiểm tra tu sửa cơ sở vật chất: Kiểm tra mái nhà, hành lang, cửa các phòng học và phòng làm việc, chặt tỉa các cành cây; Chuẩn bị mì tôm, lương thực và nước uống cho đội ngũ ứng trực khi lụt bão xảy ra; Các loại hồ sơ sổ sách, máy móc,... cần được di chuyển lên tầng trên và để nơi khô ráo; Thông báo kịp thời với phụ huynh nắm thông tin nghỉ học của trường để cho cháu ở nhà.

2. Nhà trường chủ động cho các cháu nghỉ học khi thấy tình hình đi lại của trẻ không an toàn.

3. Theo dõi, cập nhật thường xuyên thông tin của các ban ngành, của phòng GD&ĐT và của Ban chỉ đạo phòng chống TT - TKCN tại địa phương để nắm bắt kịp thời những thông tin về dự báo thời tiết, triển khai nhanh chóng đến giáo viên, nhân viên và phụ huynh về công điện khẩn, đồng thời nắm vững các số điện thoại, lập nhóm để liên lạc khi cần.

C. Phương án hành động khi thiên tai bão lụt xảy ra:

1. Khi xảy ra bão lụt:

- Tiếp tục theo dõi bản tin diễn biến thời tiết, giữ mối liên lạc giữa trường với Phòng GD&ĐT và chính quyền địa phương để tiếp nhận và xử lý kịp thời những thông báo khẩn, những ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

- Triển khai ngay Phương án phòng chống bão lụt đã được xây dựng.

- Lập danh sách trẻ đang có mặt tại trường, báo cáo kịp thời với Ban chỉ huy phòng chống TT - TKCN của địa phương và phòng GD-ĐT, yêu cầu ban phòng chống TT- TKCN của địa phương hỗ trợ phương tiện và người để đưa các cháu về nhà hoặc đến nơi an toàn (có CBGVNV của trường đi kèm).

- Phân công lực lượng ứng trực thường xuyên theo dõi kiểm tra mực nước lên xuống đối với lũ lụt và cột đóng cửa ngõ, cổng trường đề phòng tài sản bị trôi hoặc tốc mái khi bão lụt xảy ra.

2. Sau bão lụt:

- Ban phòng chống TT- TKCN của đơn vị tiến hành kiểm tra trường lớp, báo cáo kịp thời tình hình trong và sau bão lụt, xin ý kiến chỉ đạo của ngành hoặc đề nghị địa phương hỗ trợ để khắc phục hậu quả nếu thấy cần thiết.

- Huy động lực lượng để dọn dẹp, khắc phục nhanh những thiệt hại nhỏ, kịp thời đưa trường hoạt động trở lại bình thường.

- Tổng kết, đánh giá ưu khuyết điểm; kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân tích cực trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai; rút kinh nghiệm và bổ sung những giải pháp tối ưu cho năm sau.

D. Phân công trách nhiệm, phân công trực của Ban phòng, chống TT-TKCN:

Bà Nguyễn Thị Diễm Hoa – Hiệu trưởng – Trưởng ban: chỉ huy công tác phòng chống TT – TKCN của nhà trường: chịu trách nhiệm chung. Bà Lê Thị Dạ Thảo - Phó Hiệu trưởng - Phó ban: chịu trách nhiệm chỉ đạo, phân công công tác ứng trực. Ông Trần Hữu Lâm – Bảo vệ - Thành viên: thực hiện ứng trực 24/24 tại đơn vị trường Mầm non II. Ông Ngô Hưng – Nhân viên: chịu trách nhiệm chỉ đạo khắc phục hậu quả. Các thành viên:

-   Trần Thái Bảo Châu                                Kế toán      

-         Phan Thị Thư Anh                       Giáo viên                      

-         Nguyễn Thị Qúy Châu                  Giáo viên                      

-         Nguyễn Thị Thùy Nga                  Giáo viên                                

-         Nguyễn Thị Diễm Thúy                Giáo viên

-         Lê Thị Bích Hiên                          Nhân viên

-         Phan Thị Thanh Loan                            Nhân viên

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo Ban phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của đơn vị.

Ban phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của đơn vị cần nắm các số máy điện thoại thường trực phòng, chống TT-TKCN của phòng GD&ĐT và UBND phường:

+ Điện thoại cố định của phòng GD&ĐT Thành phố Huế: 02343.824575 và 02343.833051; Điện thoại Trưởng phòng GD&ĐT: 0825029029.

+ Điện thoại Bí thư Đảng ủy phường Đông Ba: 0905118411. Điện thoại Chủ tịch UBND phường Đông Ba: 0916490845.

Lưu ý:  Các giáo viên chủ nhiệm lớp phải có số máy điện thoại của gia đình các cháu mà mình phụ trách.   

 

Danh sách Ban phòng chống lụt bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

của Trường Mầm non II

 

STT

HỌ TÊN

CHỨC VỤ

SỐ ĐIỆN THOẠI

GHI CHÚ

1

Nguyễn Thị Diễm Hoa

Hiệu trưởng

0905.665.269

 

2

Lê Thị Dạ Thảo

P.Hiệu trưởng

0766503466

 

3

Trần Thái Bảo Châu

Kế toán

0914249555

 

4

Phan Thị Thư Anh

Giáo viên

0903575751

 

5

Nguyễn Thị Qúy Châu

Giáo viên

0777473572

 

6

Nguyễn Thị Thùy Nga

Giáo viên

0352056209

 

7

Nguyễn Thị Diễm Thúy

Giáo viên

0946565515

 

8

Lê Thị Bích Hiên

Y tế

0984118626

 

9

Phạm Thị Thanh  Loan

Nhân viên

0387270660

 

`10

Trần Hữu Lâm

Bảo vệ

0816205718

 

11

Ngô Hưng

Nhân viên

0774792239

 

                                                                         

                                                                        Huế, ngày 20 tháng 8 năm 2022

                                                                                                                        TRƯỞNG BAN PCTT-TKCN

                                                                                       HIỆU TRƯỞNG

                                                                                 Nguyễn Thị Diễm Hoa

 

                                                                                      

 

 

Số lượt xem : 4086

Các tin khác