Văn bản điều hành
KẾ HOẠCH Phòng, chống bão lụt năm học 2021 - 2022
Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD&ĐT TP Huế, của UBND phường Đông Ba về việc xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống bão lụt;
Để thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống bão lụt năm học 2021- 2022, Trường Mầm non II xây dựng Kế hoạch phòng, chống bão lụt và triển khai đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường như sau:
PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ TRƯỜNG MẦM NON II
Số :97/KH-MNII |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Huế, ngày 06 tháng 9 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
Phòng, chống bão lụt năm học 2021 - 2022
Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD&ĐT TP Huế, của UBND phường Đông Ba về việc xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống bão lụt;
Để thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống bão lụt năm học 2021- 2022, Trường Mầm non II xây dựng Kế hoạch phòng, chống bão lụt và triển khai đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường như sau:
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG CHÂM
1. Mục tiêu:
Kế hoạch phòng chống lụt bão năm học 2021 - 2022 nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chủ động phòng chống bão, lụt trên địa bàn, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản của đơn vị khi thiên tai xảy ra, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy.
2. Nhiệm vụ:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai; nâng cao cảnh giác, thường xuyên theo dõi và thông tin kịp thời diễn biến tình hình khí tượng, thuỷ văn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên biết để ứng phó với mọi tình huống.
- Kiện toàn tổ chức nhân sự Ban phòng chống lụt, bão; xây dựng các phương án, kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác để chủ động phòng chống, xử lý kịp thời khi thiên tai, bão, lũ xảy ra.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về tình hình phòng chống và khắc phục thiệt hại do bão lụt gây ra đối với các điểm trường.
3. Phương châm:
- Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả khi có bão lũ xảy ra.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải phát huy cao tinh thần trách nhiệm; quán triệt ý thức phòng tránh là chính; chủ động, linh hoạt sáng tạo; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương để xử lý tốt các tình huống trước, trong và sau bão lụt.
- Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ"(chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và "ba sẵn sàng" chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
- Tăng cường công tác tập huấn, phổ biến tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai; tránh bệnh chủ quan.
II. CÁC BIỆN PHÁP
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch; phân công các thành viên phụ trách từng điểm trường; đề ra các tình huống giả định và biện pháp phòng chống tương ứng. Phổ biến, tập huấn để nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống lụt bão cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường.
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão năm học 2021 – 2022; Chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện các biện pháp phòng, chống lụt bão: Chằng buộc cửa, chú ý bảo quản, kê cao các thiết bị điện tử, tài liệu, tỉa cây xanh tránh va đập làm hỏng công trình, cơ sở vật chất của nhà trường.
- Thường xuyên theo dõi tình hình trong suốt thời gian xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy,... đảm bảo thông tin liên lạc với bên ngoài, để kịp thời có biện pháp phòng chống.
- Thông tin về bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy,...cho phụ huynh học sinh biết để có các biện pháp phòng tránh.
- Tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất, mua sắm các vật dụng phòng chống lụt bão; có kế hoạch gia cố, tu sửa cơ sở vật chất trước khi mùa mưa bão đến. Chỉ đạo giáo viên, nhân viên có kế hoạch bảo vệ tài sản, thiết bị, phương tiện dạy học thật cụ thể, không để xảy ra tình trạng hư hỏng, thất thoát.
- Trong tình hình khẩn cấp, cần chủ động và báo cáo tình hình về Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc tạm dừng các hoạt động dạy học trong thời gian có bão và thông báo kịp thời tới phụ huynh học sinh.
- Tăng cường công tác an ninh trong trường học, không để xảy ra trường hợp kẻ gian lợi dụng mưa bão đột nhập lấy cắp tài sản.
- Phân công trực cơ quan 24/24 để ứng phó kịp thời.
- Báo cáo nhanh thiệt hại cho cấp trên; chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả; nếu quá khả năng phải đề xuất lên cấp trên các phương án khắc phục để sớm ổn định đưa hoạt động dạy học trở lại.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Ban phòng chống lụt bão của trường
- Phổ biến kịp thời kế hoạch này đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị - đăng tải lên Website của trường (Cô Nguyễn Thị Thái Bình )
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức kỹ năng về phòng chống lụt bão cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh (Lê Thị Dạ Thảo)
- Kiểm tra tình hình CSVC; đề xuất các biện pháp phòng chống để giảm nhẹ thiệt hại do bão lũ gây ra và chỉ đạo tu sửa, gia cố CSVC ( Cô Trần Thái Bảo Châu-NV Kế toán- Anh Trần Hữu Lâm, Anh Ngô Hưng–NV bảo vệ)
- Tổ chức họp Ban phòng chống lụt bão định kỳ hoặc đột xuất khi nghe tin dự báo tình hình lụt bão trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phân công, phân việc cụ thể cho từng thành viên; chỉ đạo triển khai các công việc phòng chống trước khi bão lụt đến (Cô Nguyễn Thị Thái Bình).
- Theo dõi, nắm chắc tình hình nhà trường, giáo viên được phân công phụ trách phải nắm số điện thoại của CMHS hoặc nhân dân ở gần trường nhất để thu thập thông tin báo cáo nhanh cho cấp trên (Giáo viên toàn trường và nhóm trực).
- Chỉ đạo, khắc phục nhanh hậu quả do lụt bão gây ra; sớm đưa hoạt động dạy học trở lại bình thường (Ban giám hiệu).
- Nếu có vấn đề đột xuất xảy ra, đề nghị báo cáo với chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà trường. Theo các số điện thoại sau:
+ Bà Nguyễn Thị Thái Bình, Phó Hiệu trưởng phụ trách, số điện thoại: 0963835753
+ Bà Lê Thị Dạ Thảo, Phó Hiệu trưởng, số điện thoại: 0766503466
+ Bà Hồ Thị Nhã Phương, Phó CT UBND Phường Đông Ba, số điện thoại: 0134.3523232.
2. Phân công trách nhiệm cụ thể
Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt Trường mầm non II phân công nhiệm vụ công tác các thành viên phụ trách lĩnh vực và địa bàn như sau:
1. Cô Nguyễn Thị Thái Bình – P. Bí thư chi bộ- P.Hiệu trưởng phụ trách trường- Trưởng ban- SĐT: 0359379431
- Lập kế hoạch phòng chống lụt bão; lên kế hoạch điều động nhân lực cho công tác phòng chống lụt bão.
- Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình an toàn trường học và thông tin về bão lụt trên các phương tiện thông tin đại chúng, nắm bắt trực tiếp từ ban chỉ đạo phòng chống bão lụt của Phòng giáo dục, UBND phường Đông Ba để kịp thời đưa ra những phương án chỉ đạo cụ thể.
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban.
- Giám sát việc thực hiện kế hoạch phân công của các thành viên.
- Báo cáo Phòng GD-ĐT nội dung liên quan đến công tác phòng chống bão lụt.
- Trực lãnh đạo khi có bão, lụt, thiên tai xảy ra.
2. Cô Lê Thị Dạ Thảo - CT CĐCS- PHT- SĐT: 0766503466
- Thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc thường xuyên và các công việc được giao khi Trưởng ban đi vắng.
- Phân công lịch trực phòng chống bão lụt.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCBL, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão lụt tại trường, xây dựng kế hoạch giảng dạy đảm bảo chương trình trong thời gian nghỉ do bão lụt xảy ra.
- Tổ chức tuyên truyền và vận động đoàn viên CĐCS thực hiện tốt công tác PCBL.
- Chịu trách nhiệm quản lí, chỉ đạo giáo viên các lớp học phải kịp thời di chuyển tài sản về vị trí cao, nơi an toàn tránh hư hỏng khi bão lụt xảy ra, đảm bảo mọi điều kiện an toàn cho trẻ trước, sau bão lụt.
- Thường xuyên báo cáo về trưởng ban tình hình thực hiện nhiệm vụ.
- Trực lãnh đạo khi có bão, lụt, thiên tai xảy ra
3. Cô Trần Thái Bảo Châu - Kế toán - Thành viên- SĐT: 0914249555
- Chịu trách nhiệm về CSVC toàn trường.
- Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho công tác PCBL.
- Chịu trách nhiệm quản lí, phải kịp thời di chuyển tài sản về vị trí cao, nơi an toàn (thuộc phòng kế toán) tránh hư hỏng khi bão lụt xảy ra, đảm bảo mọi điều kiện an toàn trước, sau bão lụt.
- Trực, phòng chống, khắc phục hậu quả bão lụt theo điều động, phân công của trưởng ban.
4. Cô Phan Thị Thư Anh - Tổ trưởng tổ Mẫu giáo- SĐT: 0983518469
- Chịu trách nhiệm nắm bắt thông tin, tuyên truyền cho cha mẹ trẻ về tình hình, diễn biến khi có bão lụt xảy ra.
- Quản lý, chịu trách nhiệm quản lí tài sản ở lớp mình phụ trách, phải kịp thời di chuyển tài sản trong phòng về vị trí cao, nơi an toàn để tránh hư hỏng khi bão lụt xảy ra, đảm bảo mọi điều kiện an toàn trước, sau bão lụt.
- Hướng dẫn GV các lớp di chuyển tài sản về vị trí cao, nơi an toàn tránh hư hỏng khi bão lụt xảy ra, đảm bảo mọi điều kiện an toàn cho trẻ trước, sau bão lụt.
- Trực, phòng chống, khắc phục hậu quả bão lụt theo điều động, phân công của trưởng ban.
- Điều động đoàn thanh niên tham gia các hoạt động phòng chống bão lũ (khi có yêu cầu).
5. Cô Nguyễn Thị Qúy Châu- TT Khối B- Thành viên- SĐT: 0777473572
- Chịu trách nhiệm về công tác thông tin cho giáo viên kịp thời theo sự chỉ đạo để tuyên truyền PHHS về tình hình, diễn biến khi có bão lụt xảy ra.
- Thông báo, theo dõi và đốc thúc các thành viên trong tổ có ý thức phòng tránh bão, đảm bảo an toàn cho cô và trẻ.
- Quản lí, chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản ở lớp và khối mình phụ trách.
- Hướng dẫn GV các lớp di chuyển tài sản về vị trí cao, nơi an toàn tránh hư hỏng khi bão lụt xảy ra, đảm bảo mọi điều kiện an toàn cho trẻ trước, sau bão lụt.
- Trực, phòng chống, khắc phục hậu quả bão lụt theo điều động, phân công của trưởng ban.
- Điều động Đoàn thanh niên tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả sau thiên tai, bão lụt.
6. Cô Nguyễn Thị Huyền Trang- TT Khối C- Thành viên-
SĐT: 0787610376
- Chịu trách nhiệm về công tác thông tin cho giáo viên kịp thời theo sự chỉ đạo để tuyên truyền PHHS về tình hình, diễn biến khi có bão lụt xảy ra.
- Thông báo, theo dõi và đốc thúc các thành viên trong tổ có ý thức phòng tránh bão, đảm bảo an toàn cho cô và trẻ.
- Quản lí, chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản ở lớp và khối mình phụ trách.
- Hướng dẫn GV các lớp di chuyển tài sản về vị trí cao, nơi an toàn tránh hư hỏng khi bão lụt xảy ra, đảm bảo mọi điều kiện an toàn cho trẻ trước, sau bão lụt.
- Phân công giáo viên có nhà ở gần trường hỗ trợ, giúp đỡ các cô ở vùng thấp trũng không thể đến trường để di chuyển tài sản lên cao.
- Trực, phòng chống, khắc phục hậu quả bão lụt theo điều động, phân công của trưởng ban.
7. Cô Nguyễn Thị Diễm Thúy- TT tổ Nhà trẻ- Thành viên-
SĐT: 0946565515
- Chịu trách nhiệm về công tác thông tin cho giáo viên kịp thời theo sự chỉ đạo để tuyên truyền PHHS về tình hình, diễn biến khi có bão lụt xảy ra.
- Thông báo, theo dõi và đốc thúc các thành viên trong tổ có ý thức phòng tránh bão, đảm bảo an toàn cho cô và trẻ ở cơ sở 2.
- Quản lí, chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản ở lớp và khối mình phụ trách.
- Hướng dẫn GV các lớp di chuyển tài sản lên vị trí cao, nơi an toàn tránh hư hỏng khi bão lụt xảy ra, đảm bảo mọi điều kiện an toàn cho trẻ trước, sau bão lụt.
- Trực, phòng chống, khắc phục hậu quả bão lụt theo điều động, phân công của trưởng ban.
8. Cô Phan Thị Thanh Loan– NV tổ Cấp dưỡng- Thành viên-
SĐT: 0367270660
- Quản lí, chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản của bếp.
- Hướng dẫn nhân viên thuộc bếp ăn di chuyển tài sản về vị trí cao, nơi an toàn tránh hư hỏng khi bão lụt xảy ra, đảm bảo mọi điều kiện an toàn, đảm bảo hoạt động bình thường sau bão lụt.
- Trực, phòng chống, khắc phục hậu quả bão lụt theo điều động, phân công của trưởng ban.
9. Cô Lê Thị Bích Hiên- NV Y tế- Thành viên-
SĐT: 0984118626
- Phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho CB- GV- NV và trẻ khi có dịch bệnh xảy ra sau báo lụt.
- Cấp phát nước dung dịch Cloramin B cho toàn thể CB- GV- NV vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài lớp, trường, bếp ăn khi có tình huống lũ lụt xảy ra.
- Trực, phòng chống, khắc phục hậu quả bão lụt theo điều động, phân công của trưởng ban.
10 . Ông Trần Hữu Lâm - Bảo vệ - Thành viên- SĐT: 0776205718
- Chịu trách nhiệm bảo quản CSVC nhà trường trước, trong, sau bão lụt.
- Thường trực 24/24.
11. Ông Ngô Hưng- NVPVBT - Thành viên – SĐT: 0774792239
- Chịu trách nhiệm bảo quản CSVC nhà trường trước, trong, sau bão lụt.
- Thường trực 24/24.
3. Đối với giáo viên, nhân viên:
- Tham gia tập huấn để nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống bão lụt.
- Nghiêm túc chấp hành sự phân công, điều động của Ban Giám hiệu nhà trường trong công tác phòng chống trước khi lụt bão đến; trực cơ quan và khắc phục hậu quả sau lụt bão.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng chống lụt bão; chủ động xây dựng kế hoạch để bảo vệ học sinh, bảo vệ CSVC của nhà trường; cụ thể: Nắm số điện thoại của cha mẹ từng học sinh trong lớp; trường hợp nước ngập đường, giáo viên cho học sinh ra về khi có sự đồng ý của hiệu trưởng nhà trường và có phụ huynh đến đón các em; đóng cửa lớp học cẩn thận; kiểm tra hệ thống máy móc; các vật dụng mà nhà trường giao phụ trách; tích cực tham mưu cho hiệu trưởng để kịp thời xử lý tốt các tình huống…vv.
4. Công tác báo cáo
- Tổng hợp tình hình phòng, chống lụt, bão trong phạm vi phụ trách để báo cáo với Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão cấp trên theo định kỳ hoặc sau khi kết thúc mỗi đợt lũ, bão hoặc theo yêu cầu của cấp trên trực tiếp.
- Trong trường hợp có lũ, bão xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian dự kiến, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão các nhà trường kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất lên cấp có thẩm quyền phương án xử lý, đối phó và chỉ đạo khắc phục hậu quả.
- Nhà trường báo cáo về Thường trực ban phòng, chống lụt, bão ngành khi tình hình khẩn cấp có lũ, bão, thiên tai đột xuất (lốc xoáy, ngập úng, triều cường,...) xảy ra, báo cáo ngay bằng điện thoại của Văn phòng Phòng GD&ĐT TP Huế (qua số 054 3824575) và sau đó có văn bản chính thức về tình hình thiệt hại, biện pháp giải quyết, khắc phục hậu quả và kiến nghị cấp trên.
Trên đây là kế hoạch phòng, chống bão lụt năm học 2021- 2022 của Trường mầm non II. Đề nghị toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (b/c); - UBND phường ĐB (b/c) - Các thành viên BCĐ; - Lưu VT./. |
P. HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH TRƯỜNG
Nguyễn Thị Thái Bình
|
Số lượt xem : 199