Văn bản điều hành
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON HẠNH PHÚC NĂM HỌC 2024-2025
UBND THÀNH PHỐ HUẾ TRƯỜNG MẦM NON II
Số: 241 /KH-MNII
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Huế, ngày 02 tháng 10 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON HẠNH PHÚC
NĂM HỌC 2024-2025
Căn cứ Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;
Căn cứ Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
Căn cứ công văn số 1111/PGDĐT-GDMN ngày 9 tháng 9 năm 2024 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024-2025;
Căn cứ vào kế hoạch số 203/KH-MNII ngày 24 tháng 09 năm 2024 về thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2024 -2025 của trường Mầm non II;
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường;
Trường Mầm non II xây dựng kế hoạch trường mầm non hạnh phúc năm học 2024- 2025, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Giúp CB, GV, NV nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng, duy trì nhà trường mà ở đó có học sinh, CB, GV, NV được yêu thương, tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị.
- Phát triển môi trường nhà trường thân thiện, văn minh, bền vững.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học với chủ đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm” linh hoạt, sáng tạo trong công tác quản lý, chỉ đạo.
- Góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ CBGV, NV và phụ huynh hướng tới xây dựng trường học không chỉ là nơi cung cấp các nhu cầu giáo dục mà phải là nơi tạo ra hạnh phúc, ở đó CBGV, NV và học sinh được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn được hiểu và có giá trị.
- Xây dựng môi trường linh hoạt, an toàn, xanh, thân thiện, văn minh, bền vững, ngăn ngừa các hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức trong đội ngũ CBGV, NV và phụ huynh hoặc các hành vi làm tổn thương đến danh dự nhân phẩm đội ngũ nhà giáo.
II. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến đến CBGV, NV phụ huynh trong trường học mục đích của Xây dựng trường học hạnh phúc
- Phối hợp với Công đoàn và các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền đội ngũ CBGV, NV, phụ huynh có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của việc tạo dựng và duy trì những giá trị văn hóa công sở mà ở đó CBGV, NV và các cháu được yêu thương, tôn trọng, an toàn và có giá trị.
- Giáo viên là người gieo trồng hạnh phúc, khi giáo viên có tư tưởng, thái độ thay đổi tích cực, biết vận dụng các kỹ năng sư phạm sẽ giúp trẻ vui vẻ khi đến trường. Giáo viên chính là người truyền lửa và lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến con trẻ của mình. Muốn trò thay đổi thì trước tiên giáo viên phải thay đổi từ tư tưởng, lối sống đến các phương pháp dạy học tích cực và có kỹ năng ứng xử sư phạm tốt.
- Xây dựng kênh truyền thông trong nhà trường: website, Facebook; messenger, zalo…nhằm tuyên truyền đến các bậc phụ huynh cần quan tâm xây dựng một gia đình mà trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm rèn cho trẻ những kỹ năng cần thiết, chuẩn bị tiền đề cho cấp học tiếp theo. Đặc biệt người lớn phải giữ uy tín, vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nhà trường và Công đoàn chủ động trong việc hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho CBGV, NV thực hiện tốt các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp với điều kiện của cá nhân, lớp và trường.
- Phát động viết bài truyền thông hàng tháng trên kênh truyền thông của trường về các hoạt động của trẻ hằng ngày, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, công tác phòng chống các dich bệnh.
- Xây dựng các góc tuyên truyền, thiết kế các bảng biểu tuyên truyền, lựa chọn các tiêu đề mang tính giáo dục trên các tranh ảnh, tuyên truyền về phòng chống các dich bệnh, trang trí các cây xanh, hành lang, lối đi lại trong và ngoài khu vực của lớp, của trường…
2. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi CBGV, NV và các cháu trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, an toàn, thân thiện trong môi trường GD.
- Tuyên truyền, vận động CBGV, NV nắm vững và tổ chức thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử trong trường học.
- Tọa đàm về trường học hạnh phúc về sự đồng cảm, khoan dung, có mối quan hệ tích cực sáng tạo, khả năng, kỹ năng và sẵn sàng hợp tác một cách tốt đẹp. Xây dựng giá trị sống và kỹ năng sống trong nhà trường.
- Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động: Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Dân chủ kỹ cương, tình thương trách nhiệm”, thực hiện tốt chủ đề năm học: “Đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Trường học hạnh phúc” vào ngày họp hội đồng đầu tháng, mỗi tháng xây dựng một chủ đề.
- Tổ chức tốt các ngày lễ hội, các buổi giao lưu, học tập, trải nghiệm mang tính tuyên truyền trong đội ngũ CBGV, NV, các bậc phụ huynh.
- Tổ chức công tác truyền thông trên trang website, facebook, zalo, … của trường Trường học hạnh phúc, cô giáo hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, các cháu hạnh phúc.
- Xây dựng bộ tiêu chí thi đua cho CBGV, NV tham gia ký cam kết và thực hiện thi đua trong năm học.
3. Hỗ trợ CBGVNV nâng cao kỹ năng ứng xử sư phạm, ý thức đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đội ngũ CBGV, NV biết lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng và được an toàn, biết chia sẻ ghi nhận và yêu thương.
- Tổ chức tập huấn chuyên đề nâng cao nhận thức trách nhiệm về đạo đức nhà giáo, xây dựng trường học an toàn thân thiện, tiêu chí trường học hạnh phúc cho CBGVNV, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong trường học.
- Tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng tình huống, kỹ năng ứng xử sư phạm.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục kết nối bản thân: CBGV, NV được Ứng xử với chính mình, giúp GV nhận ra cảm xúc của mình, điều chỉnh cảm xúc và đạt những mục tiêu tích cực.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục kết nối với người khác: Giúp giáo viên có kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, phát triển sự cảm thông, đồng cảm, thấu cảm với người khác, biết duy trì các mối quan hệ một cách tích cực; có trách nhiệm với bản thân.
- Xây dựng mô hình “ngôi trường hạnh phúc” trong đó CBGV hạnh phúc các cháu hạnh phúc không có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo; lấy tiêu chí “Đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”.
- Mời chuyên gia về trao đổi, nói chuyện chuyên đề về “trường học hạnh phúc”.
4. Xây dựng môi trường sáng xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường đáp ứng nhu cầu sử dụng và bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện.
- Có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
- Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng chống các dịch bệnh; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai.
- Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Lồng ghép đánh giá theo quy tắc ứng xử vào tiêu chí đánh giá thi đua CBGV, NV trong trường MN.
- Thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực học đường.
- Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trang trí lớp học, xây dựng tủ sách lớp học góp phần tạo dựng lớp học hạnh phúc.
5. Phát hiện, tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các lớp, CBGV, NV điển hình về xây dựng môi trường sư phạm; những tấm gương nhà giáo tận tụy mẫu mực, có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập và sáng tạo để lan tỏa trong toàn trường, trong ngành GD và cộng đồng.
- Xây dựng chủ đề trọng tâm của năm học: “Đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Phát động trong toàn thể đội ngũ nhà giáo cùng hưởng ứng tham gia, lồng ghép vào việc xây dựng tiêu chí đánh giá xếp thi đua hàng tháng.
- Tiếp tục phát huy truyền thống của đội ngũ CBGV, NV trường Mầm non II, phối hợp công đoàn biểu dương gương người tốt việc tốt khen thưởng và nêu gương. Đồng thời bồi dưỡng và phát hiện những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, có đạo đức tốt, hành vi đẹp trong giao tiếp ứng xử để nêu gương đăng tải trên trang thông tin của trường, của ngành.
Tổ chức tốt các họat động biểu dương khen thưởng kịp thời cho CBGV, NV khi đạt được thành tích tốt, tổ chức khen thưởng vào các dịp sơ kết tổng kết các đợt phát động nhằm động viên khuyến khích và nhân rộng thêm vào các dịp 20/11, cuối năm học.
III. CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON HẠNH PHÚC
1. Tiêu chí 1. Về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân
1.1. Chỉ tiêu phấn đấu
- Trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà.
- Nhà trường nói không với bạo lực học đường.
- 100% trẻ thực hiện tốt những quy định của nhà trường về nề nếp kỷ luật.
- 100% trẻ tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng lực cá nhân.
- 100% các cháu có hoàn cảnh đặc biệt (về tinh thần, sức khỏe, kinh tế) đều được quan tâm, chia sẻ, động viên và hỗ trợ.
- Các phòng học được trang trí phù hợp, luôn sạch đẹp, gắn với nhu cầu học tập và rèn luyện, như là ngôi nhà thứ hai của học sinh.
- 100% các cháu đều thích được đến lớp, thích được đi học.
- Các khối công trình hỗ trợ học tập được bố trí hợp lý, khoa học, thuận tiện cho hoạt động dạy và học.
- Khu sân chơi, bãi tập đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dụng cụ, thiết bị để giáo viên giảng dạy và rèn luyện của học sinh.
- Khu vệ sinh đáp ứng yêu cầu về giới tính, luôn sạch sẽ và an toàn khi sử dụng
1.2. Giải pháp thực hiện
- Chỉ đạo các lớp đưa chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2 025 vào trong các hoạt động hằng ngày cho trẻ.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, múa dân vũ giữa các khối, các lớp; các hoạt động giáo dục kỹ năng như: bảo vệ bản thân, phòng ngừa và ứng phó với hiện tượng bạo lực học đường, bắt cóc…để tăng cường sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý cho các cháu và CBGV, NV. Trong trường thường xuyên đảm bảo các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, không để xảy ra hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.
- Tham mưu kịp thời với cấp trên để đầu tư trang thiết bị, mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, cải tạo, tu sửa các phòng chức năng, phòng làm việc; mua sắm đồ dùng phục vụ bán trú, đồ dùng phục vụ phòng hoạt động thể chất, đồ chơi ngoài trời, thiết kế các góc hoạt động trải nghiệm, vận động, khám phá khoa học cho trẻ hoạt động đảm bảo theo quy định của trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, kiểm định chất lượng.
- Phối kết hợp với phụ huynh, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục bổ sung cây xanh, cây hoa để tạo môi trường sư phạm thoáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và cởi mở.
- Phối hợp với Công đoàn xây dựng bộ quy tắc ứng xử phổ biến đến 100% CBGVNV; tổ chức tốt các chuyên đề về quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo. Thường xuyên duy trì bầu không khí thân thiện cởi mở giữa cô với cô; cô với trẻ; cô với phụ huynh và những người xung quanh. Đặc biệt luôn tạo môi trường hoạt động an toàn thân thiện cho trẻ được hoạt động tích cực và hứng thú, tạo cho mọi thành viên trong trường, trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Thường xuyên quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe cho trẻ và CBGV, NV. Chú trọng công tác đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bổ sung đủ năng lượng hàng ngày cho trẻ thông qua chế độ ăn hàng ngày: xây dựng thực đơn hợp lý, phù hợp khẩu phần ăn và dinh dưỡng cho trẻ trong ngày.
- Thường xuyên tạo mọi điều kiện cho trẻ được hoạt động, vui chơi học tập một cách tích cực, tạo cơ hội để mỗi đữa trẻ và mỗi CBGV, NV đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, tất cả đều thay đổi và tiến bộ.
- CBGV, NV thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục, kỹ luật tích cực, chú ý đến xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.
2. Tiêu chí 2: Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
2.1. Chỉ tiêu phấn đấu
- 100% các cháu trong trường được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dụctheo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, được đối xử công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
- 100% giáo viên tích cực xây dựng môi trường học tập cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên tự chăm sóc sức khoẻ tâm lý và thể chất, tự trang bị cho bản thân các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.
- 100% CBGV, NV thực hiện tốt quan điểm “Nhà giáo hỗ trợ cùng nhau phát triển” để chia sẻ, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện của trường, lớp và địa phương.
- Bảo đảm 100% các cháu trong trường đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
- 100% học sinh trong trường được tham gia các hoạt động khác
2.2. Giải pháp thực hiện
- Mỗi CBGV, NV luôn là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo, luôn là tấm gương sáng cho phụ huynh và các cháu học tập noi theo. Luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực.
- Đối xử công bằng với trẻ, phân biệt đối xử, không kỳ thị, với trẻ, tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi đứa trẻ. Mọi hoạt động liên quan quan tới công tác CSGD trẻ, tới công tác quản lý được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu, đối thoại tích cực.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ: Hàng ngày giáo viên chú ý đến việc giúp trẻ ứng xử trong giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ với mọi người xung quanh thông qua các hoạt động học tập, vui chơi bằng các câu hỏi, các tình huống xảy ra hàng ngày. Tạo nên mối quan hệ thân thiện, gần gũi để trẻ tự tin trong giao tiếp. Xây dựng mối quan hệ như trong gia đình “Cô là mẹ các cháu là con”. Thường xuyên rèn luyện cho trẻ có kỹ năng và thói quen tự phục vụ bản thân như: Tự mặc quần áo, đi dày dép, chải đầu tóc... Có ý thức tự giác trong học tập, thu dọn đồ dùng đồ chơi...
- Đổi mới, sáng tạo nội dung sinh hoạt hoạt chuyên môn, động viên, khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện tác phong sư phạm, đạo đức nhà giáo để giáo viên có nhiều kiến thức mới hữu ích, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ.
- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo nhiều cơ hội cho trẻ và CBGV, NV được tự do phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng; có thói quen làm việc nhóm và hợp tác.
- Thành lập và duy trì các nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển” ngay từ tổ chuyên môn để có thể hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho học sinh và cán bộ nhà giáo người lao động trong nhà trường;
- CBGV, NV tự chăm sóc sức khỏe tâm lý và thể chất cho bản thân, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.
- Chú ý công tác chăm sóc sức khỏe cho các cháu, công tác phòng chống các dịch bệnh.
3. Tiêu chí 3. Về các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường
3.1. Chỉ tiêu phấn đấu
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường được quan tâm, hỗ trợ.
- 100% cán bộ giáo viên nhân viên và trẻ xây dựng được mối quan hệ yêu thương, tin tưởng, thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ, bao dung, đoàn kết tôn trọng lẫn nhau.
- Không có cháu nào bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị bởi sự khác biệt.
- Các sở thích, nguyện vọng hợp lý của cháu được đáp ứng. Không có cháu nào có biểu hiện tâm lý bất thường dẫn đến hành vi tiêu cực.
- Không có CBGV, NV vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Không có phản hồi tiêu cực từ phía CMHS làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường và giáo viên, nhân viên.
- Đảm bảo đoàn kết nội bộ, không có trường hợp CBGV, NV hay CMHS bức xúc, căng thẳng dẫn đến đơn thư khiếu kiện.
3.2. Giải pháp thực hiện
- Cùng xây dựng một môi trường thân thiện: Các cô giáo thấu hiểu nhau, cô hiểu trẻ, trẻ thấu hiểu cô và trẻ thấu hiểu trẻ; quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến trẻ và trẻ quan tâm đến nhau. Mỗi người có thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và gắn kết mọi người với nhau; Tạo dựng niềm tin trong mối quan hệ đồng nghiệp, tin tưởng vào trẻ và ngược lại hoài nghi, đố kỵ sẽ không có được hạnh phúc; Xây dựng tập thể hội đồng nhà trường và các trẻ trong nhà trường phải là một khối thống nhất vì mục tiêu chung xây dựng thành công “Trường học hạnh phúc”.
- CBGV, NV luôn là tấm gương cho các trẻ trong các mối quan hệ, trong tương tác, giao tiếp ứng xử và đối thoại; Quản lý tốt cảm xúc cá nhân, kiềm chế cảm xúc tiêu cực trong giao tiếp đối thoại, tương tác với trẻ, với đồng nghiệp.
CBGV, NV luôn tôn trọng, lằng nghe thấu hiểu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp với trẻ; Chia sẻ cảm xúc, hoàn cảnh của mỗi cá nhân trẻ, quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật…
CBGV, NV hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao; Quan tâm đến đời sống, tinh thần, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng, cùng nhau chia sẻ vui, buồn để xây dựng một ngôi trường hạnh phúc.
- Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất. Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, địa phương, cộng đồng và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác tổ chức chỉ đạo
- CBQL xây dựng kế hoạch dựa trên các tiêu chí Trường học hạnh phúc, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện.
- Triển khai kế hoạch và tiêu chỉ xây dựng trường học hạnh phúc đến 100% CB, GV, NV và HS
- Tham mưu với chính quyền địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; phối hợp với Ban Đại diện CMHS. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường cho trẻ.
- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đẩy mạnh công tác thi đua hàng tháng để có cơ sở đánh giá, nhận xét nhằm biểu dương, khen ngợi, động viên tinh thần cho các GV, NV và làm căn cứ xếp loại thi đua vào cuối năm học.
- Chỉ đạo công tác thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết báo cáo kết quả triển khai thực hiện xây dựng trường học hạnh phúc trong các hoạt động của nhà trường.
2. Phân công thực hiện
- CBQL nhà trường phối hợp với BCH Công đoàn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung hướng dẫn, xây dựng mô hình lớp học tiêu biểu 2 tổ nhóm chuyên môn: Mẫu giáo 5-6 tuổi (A1) và nhóm trẻ (NT1); Tổ chức đánh giá lớp học hạnh phúc: 2 lần/ 1năm.
- CBQL bám sát các tiêu chí, cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại lớp học hạnh phúc.
- CBQL tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian thông qua các buổi chơi các hoạt động hàng ngày của trẻ. Nhà trường tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm học giúp trẻ có điều kiện để học tập, để thể hiện năng lực cá nhân trong hoạt động tập thể.
- Các tổ chuyên môn xây dựng, bồi dưỡng nội dung sinh hoạt chuyên để có lồng ghép nội dung xây dựng lớp học hạnh phúc. Thực hiện tốt các hoạt động. theo 3 tiêu chí và tăng cường cho trẻ giao lưu và trải nghiệm.
- Giáo viên đối chiếu các tiêu chí trưởng học hạnh phúc để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của lớp, của cá nhân và tổ chức thực hiện.
- Nhân viên tự xây dựng các tiêu chí làm việc phù hợp với nhiệm vụ, công việc và hoàn cảnh làm việc, chủ động tổ chức thực hiện.
- Tăng cường công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh tạo sự thống nhất tin tưởng ủng hộ cùng xay dụng trưởng mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Trên đây là kế hoạch xây dựng “Trường mầm non hạnh phúc” năm học 2024- 2025 của trường Mầm non II. Đề nghị toàn thể CB, GV,NV và phụ huynh học sinh nhà trường nghiêm túc thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mặc báo cáo Hiệu trưởng kịp thời giúp đỡ giải quyết./.
Nơi nhận - Phòng GD&ĐT TP. Huế (để báo cáo); - CĐCS, chi đoàn, các tổ CM (để thực hiện) - Lưu: VT |
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Cao Tâm Uyên |
.
TIÊU CHÍ TRƯỜNG, LỚP MẦM NON HẠNH PHÚC
Tiêu chí 1. Môi trường nhà trường, phát triển cá nhân
- Đảm bảo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. 50% diện tích sân vườn là sân cỏ, cây xanh bóng mát, cây ăn quả, vườn rau.
- Phòng học, khu vui chơi học tập, khu vực làm việc: đảm bảo các điều kiện theo quy định.
- Nhà vệ sinh thân thiện: Thông thoáng, khô, sạch, đủ thiết bị phục vụ, có cây xanh, âm nhạc.
- Môi trường làm việc, học tập ấm áp, thân thiện đoàn kết; mọi thành viên trong trường học, lớp học được yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ; Tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em được phát triển tối đa năng lực, không ai bị bỏ lại, tất cả cùng thay đổi và tiến bộ.
Tiêu chí 2. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
- Xây dựng môi trường học tập tích cực, cán bộ, giáo viên, nhân viên tự chăm sóc sức khoẻ tâm lý và thể chất, tự trang bị cho bản thân các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.
- Thực hiện quan điểm “Nhà giáo hỗ trợ cùng nhau phát triển” để chia sẻ khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo | dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện của trường, lớp và địa phương.
- Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
Tiêu chí 3. Mối quan hệ trong và ngoài nhà trường
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm gương cho trẻ em trong mối quan hệ cô trò, trong giao tiếp thể hiện đạo đức tác phong, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.
- Quản lý cảm xúc tiêu cực. Tôn trọng, lắng nghe thấu hiểu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp.
- Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất, tin tưởng cùng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
- Giúp đỡ, chia sẻ với trẻ em và cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhu cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng.
Số lượt xem : 79