Người thầy tốt nhất là người thầy khơi gợi chứ không giáo điều, và truyền cho học trò mình mong muốn tự dạy bản thân "

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Văn bản điều hành

Văn bản điều hành

Cập nhật lúc : 14:32 21/07/2023  

KẾ HOẠCH VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRONG TRƯỜNG HỌC

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG MẦM NON II                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

       
   
 
     

 

Số: 124/KH-MNII                                   Huế, ngày 18 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay, chân, miệng

trong trường học

     Thực hiện công văn số 906/PGD&ĐT ngày 18/7/2023 của Phòng Giáo dục & Đào tạo Thành phố Huế về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Tay - chân - miệng (TCM);

Căn cứ tình hình thực tế, bộ phận y tế trường Mầm non II xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh như sau:

I. Mục đích:

      - Nhằm đảm bảo an toàn và phòng chống bệnh TCM cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, không để dịch bệnh xảy ra trong trường học.

II. Yêu cầu:    

      - Có ban chỉ đạo y tế trường học, phân công cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu ban đầu.

      - Trường lớp đảm bảo cảnh quang môi trường vệ sinh sạch sẽ.

      - Đồ chơi, đồ dùng học tập đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mầm non.

      - Các tủ kệ đựng đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh. 

      - Có đầy đủ thuốc hạ sốt, cặp nhiệt độ.

      - Có thuốc khử khuẩn khi có dịch bệnh (Cloramin B, vôi bột). Có đủ vim chùi nhà, nước khử khuẩn nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay…

      - Trẻ phải được rửa tay thường xuyên.

III. Nhận biết dịch bệnh:

- Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

- Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bỏng) nước.

- Phỏng (bỏng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm nhỏ xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bỏng) nước vỡ ra thành vết loét.

- Phỏng (bỏng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông…

- Bệnh lây trực tiếp từ người sang người:

+ Qua trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng (bỏng nước bị vỡ)

+ Qua tiếp xúc giữa trẻ em với nhau hoặc tiếp xúc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… bị nhiễm vi rút.

+ Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm chứa vi rút.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra trong nhà trường, phát hiện kịp thời khi có trẻ nghỉ học đồng loạt, triệu chứng của dịch bệnh. Tiến hành rà soát, bổ sung đủ vòi nước cho học sinh và trẻ rửa tay.

- Thông qua các khẩu hiệu, tranh ảnh, panô áp phích, tài liệu, các buổi họp, vào giờ đón trả trẻ để tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh cho cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh…. Lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày để giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh, rèn cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, phòng chống dịch bệnh…

- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm dịch bệnh và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Chú ý giờ đón, trả trẻ để phát hiện các triệu chứng khi trẻ bệnh.

- Triển khai kế hoạch vệ sinh cảnh quang môi trường, lớp học. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khâu chế biến thức ăn và khâu cho trẻ ăn. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn hà bằng xà phòng, Cloramin B hoặc các chất sát khuẩn thông thường.

- Trường có lưu số điện thoại của trạm y tê phường, các cơ quan y tế khác khi cần và số điện thoại của cha mẹ các cháu.      

- Có phòng cách ly cháu nhiễm dịch với các cháu khác. Phòng y tế đảm bảo có đầy đủ các dụng cụ y tế, nước sạch, có tủ thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu.

- Phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức tiệt trùng, khử khuẩn các đồ dùng đồ chơi, phòng ốc, khử khuẩn nước sinh hoạt, tẩy uế các khu vực ô nhiễm bằng dung dịch Cloramin B 25% hoặc các hóa chất sát khuẩn khác theo đúng quy định của y tế.

IV. Tổ chức thực hiện:

    1. Ban Giám hiệu:

       - Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch TCM trong trường học, củng cố phòng y tế, có kế hoạch phân công cán bộ theo dõi tình hình dịch bệnh.

 - Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, bếp ăn…

      - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

    2. Nhân viên y tế:

 - Triển khai kế hoạch của nhà trường đến các lớp và các bộ phận liên quan.

 - Chuẩn bị tài liệu, hình ảnh tuyên truyền về bệnh TCM.

 - Thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến dịch bệnh, tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, kịp thời báo cáo Ban giám hiệu khi có trẻ mắc bệnh và khả năng lây lan thành dịch.

    3. Giáo viên:

 - Phải nắm rõ các triệu chứng của bệnh để kịp thời phát hiện trẻ bị bệnh. Chú ý đến khâu đón trẻ vào buổi sáng, phát hiện kịp thời những cháu mắc bệnh để có hướng xử lý, không để lây lan trong trường học.

- Nếu phát hiện cháu có những biểu hiện sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông…phải kịp thời báo cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch của trường hoặc nhân viên phụ trách y tế và tạm thời cho cháu nghỉ ở nhà để cách ly.

- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để cùng nhau làm tốt công tác phòng chống dịch cho trẻ. Nhắc nhở phụ huynh thay quần áo, thường xuyên tắm rửa, cắt móng tay cho trẻ.

- Tăng cường cho trẻ rửa tay bằng xà phòng. Vệ sinh lớp học, đồ dùng đồ chơi trong lớp.

       - Nền nhà luôn được giáo viên lau chùi khô ráo và sạch sẽ. Thường xuyên lau chùi, rửa đồ dùng đồ chơi bằng xà phòng và phơi nắng. Đồ chơi, vật dụng được khử khuẩn định kỳ bằng cloraminB 25%.      

 - Trong và ngoài lớp không có rác, lớp học và các cửa sổ luôn được lau chùi sạch sẽ. Sàn nhà được lau chùi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 25% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác như: xà phòng, Vim, dung dịch Javel.

- Phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, móng tay cắt ngắn, phải rửa tay sạch với xà phòng trước khi chăm sóc trẻ và sau khi đi vệ sinh.

     4. Đối với trẻ:

       -Trẻ được hướng dẫn các thao tác vệ sinh cá nhân, được rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

       - Giáo dục trẻ biết ăn thức ăn đã được nấu chín, uống nước đã được đun sôi, không ăn quà vặt.

       - Không cho trẻ ăn thức ăn tái, sống, không đảm bảo vệ sinh.

       - Biết che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi.

       - Nếu trẻ bị bệnh, phải cách ly trẻ tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Không nên đưa trẻ đến trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

    5. Nhân viên khác:

 - Bếp ăn thực hiện theo đúng yêu cầu về vệ sinh ATTP.

       - Đồ dùng ăn uống của trẻ như thìa bát được rửa sạch, làm khô và cho vào máy sấy.

       - Buổi chiều sau khi cháu ăn xong đồ dùng của trẻ được rửa sạch sẽ và bảo quản chu đáo.

       - Đồ dùng dụng cụ chế biến cũng được vệ sinh sạch sẽ sau khi chế biến có thớt, dao riêng cho thực phẩm chín và sống.

       - Thức ăn đảm bảo vệ sinh rõ nguồn gốc tươi sống, quy trình chế biến được sắp xếp theo nguyên tắc bếp ăn một chiều.

       - Nhân viên cấp dưỡng phải tự giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng tay và giữ sạch móng tay, không đeo đồ trang sức, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi chế biến thức ăn.

        - Nhân viên lao công vệ sinh sân vườn và đồ chơi ngoài trời được lau chùi thường xuyên. Nhà vệ sinh đảm bảo thông thoáng, không có mùi hôi, không ẩm thấp, không có nước đọng, được vệ sinh bằng nước tẩy rửa Vim.       

 - Nhân viên vệ sinh ngoài vệ sinh sân trường sạch sẽ đảm bảo khi trẻ đến trường cần lưu ý vệ sinh ở tay vịn cầu thang, cầu trượt…

     6. Phụ huynh – Cha mẹ các cháu:

 - Phối kết hợp với nhà trường trong công tác tuyên truyền phòng chống dịch, thường xuyên tắm rửa, thay quần áo, cắt móng tay cho trẻ.

 - Thực hiện nghiêm túc yêu cầu của nhà trường: khi trẻ có triệu chứng của bệnh không đưa trẻ đến trường, không gửi thuốc cho cô, kịp thời có mặt tại trường khi giáo viên gọi điện thoại.

Trên đây là Kế hoạch phòng chống bệnh Tay chân miệng của trường Mầm non II. Yêu cầu các CBGVNV và phụ huynh phối hợp thực hiện tốt. Trong quá trình thực hiện sẽ điều chỉnh theo tình hình thực tế để có biện pháp phù hợp.

HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:

-CBGVNV của trường (để thực hiện);

- BĐDCMTE;

- Lưu Y tế, VT.

   

    Nguyễn Thị Diễm Hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 142

Các tin khác