Ảnh hưởng của người thầy là vĩnh cửu. Ta không thể biết được khi nào thì ảnh hưởng ấy dừng "

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Văn bản điều hành

Văn bản điều hành

Cập nhật lúc : 09:13 15/04/2024  

KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN, ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

PHÒNG GD& ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MẦM NON II

 
   

 


Số: 45/KH-MNII

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                      Huế, ngày 12 tháng 4 năm 2024

 





KẾ HOẠCH

Tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống hoạt động

của tội phạm trên không gian mạng

 

Thực hiện Kế hoạch số 424/KH-PGD&ĐT ngày 12/4/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế về việc về việc tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống hoạt động của tội phạm trên không gian mạng,

 Trường Mầm Non II xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền; nâng cao trách nhiệm, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác tuyên truyền, phòng chống tội phạm trên không gian mạng.

2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về kiến thức pháp luật, phương thức, thủ đoạn và các kỹ năng nhận biết, tự phòng ngừa; đồng thời, huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh tích cực tham gia phòng, chống tội phạm trên không gian mạng.

3. Công tác tuyên truyền tiến hành bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả. Nội dung tuyên truyền phải liên tục đổi mới, đa dạng hóa, bám sát thực tế, kịp thời truyền tải, lan tỏa thông tin cho người dân về các phương thức, thủ đoạn tội phạm trên không gian mạng.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung                                     

- Các quy định pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, kết luận liên quan công tác bảo vệ an ninh mạng, đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao không thuộc nội dung bí mật nhà nước.

- Những phương thức, thủ đoạn, đặc điểm nhận biết và cách phòng tránh đối
với loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Trong đó, tập
trung tuyên truyền về: Thủ đoạn gọi điện giả danh cán bộ Nhà nước để lừa đảo
chiếm đoạt tài sản; thủ đoạn lợi dụng lòng tham của các cá nhân thông báo trúng
thưởng lớn để chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, yêu cầu chuyển
tiền; thủ đoạn chiếm quyền sử dụng tài khoản (mạng xã hội Facebook, Zalo...), lập tài
khoản mạo danh người khác, tuyển cộng tác viên làm việc online, thủ đoạn lợi dụng
công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi video... để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.

- Tầm quan trọng của việc bảo vệ các thông tin dữ liệu cá nhân; nâng cao ý
thức cảnh giác trong việc cung cấp các thông tin cá nhân cũng như việc xác thực con
người trước khi thực hiện việc chuyển tiền bằng hình thức internet banking; hậu quả,
tác hại của việc: bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng, để các đối tượng xấu
sử dụng tài khoản ngân hàng của mình phục vụ việc chuyển, nhận tiền, làm đầu ra
cho tài sản chiếm đoạt được.

- Kết quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn của lực lượng
chức năng với tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Trong đó, trọng tâm tuyên truyền theo khẩu hiệu “4 không, 2 phải”.Gồm:

* “4 không” là:

(1) Không sợ (không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ mặt gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân);

(2) Không tham (khi có người lạ gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo
được trúng thưởng hoặc nhận được khoản tiền lớn không rõ nguồn gốc thì không
được tin lời các đối tượng);

(3) Không kết bạn với người lạ (khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen không rõ là ai, mục đích thì không nên kết bạn, bắt chuyện, nhất là không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng);

(4) Không làm (khi các cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá
nhân hoặc yêu cầu chuyển tiền hay làm một số việc thì tuyệt đối không được làm
theo).

* “2 phải” là:

(1) Phải thường xuyên cảnh giác (chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước công dân; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội...);

(2) Phải tố giác ngay với cơ quan pháp luật khi có nghi ngờ (khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan pháp luật để được hướng dẫn xử lý).

2. Hình thức

- Đẩy mạnh tuyên truyền, khai thác tối đa ưu thế hoạt động truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội; các hội, nhóm đông thành viên; người có uy tín, ảnh hưởng trên không gian mạng tham gia tuyên truyền, lan tỏa thông tin nhanh chóng.

- Xây dựng bài viết, ấn phẩm, phóng sự, chuyên mục phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng, phát trên hệ thống loa phát thanh, các kênh truyền thông, báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, mạng xã hội...).

- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đối thoại, sinh hoạt chính trị ở các ngành, các cấp, tổ chức, doanh nghiệp, sinh hoạt ở các khu dân cư, cơ sở giáo dục đào tạo...

- Biên soạn nội dung phục vụ tuyên truyền (tờ rơi, khẩu hiệu, infographic, cẩm nang phòng, chống tội phạm...) để phát cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh; treo, đặt tại các khu vực công cộng, nơi tập trung đông người…

- Sử dụng dịch vụ nhắn tin của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn.

 

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban giám hiệu nhà trường                     

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống hoạt động của tội phạm trên không gian mạng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với lực lượng Công an tổ chức tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng; tổ chức các hoạt động tuyên truyền gắn với hoạt động của nhà trường; thông qua các kênh thông tin (website, mạng xã hội, zalo …) để truyền tải nội dung tuyên truyền đến với cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh.

- Quán triệt và yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nâng cao cảnh giác khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng, thường xuyên tìm hiểu về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm trên không gian mạng và chia sẻ, tuyên truyền cho người thân, bạn bè, gia đình để chủ động phòng tránh; đồng thời tích cực tham gia công tác phát hiện, tố giác hoạt động tội phạm trên không gian mạng với cơ quan Công an.

- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trong năm 2024 và báo cáo về Phòng GDĐT thành phố (bộ phận phổ thông) trước ngày 01/11/2024 đúng thời gian quy định.

2. Các tổ chuyên môn

- Phối hợp triển khai và nghiêm túc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống hoạt động của tội phạm trên không gian mạng thông qua các chương trình hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tổ chuyên môn.

Trên đây là kế hoạch tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống hoạt động của tội phạm trên không gian mạng của trường Mầm Non II. Đề nghị toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng phối hợp thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT  (b/c);

- Ban giám hiệu (để chỉ đạo);

- Các tổ chuyên môn (để thực hiện);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

Số lượt xem : 92

Các tin khác