Văn bản điều hành
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH DIỆT BỌ GẬY VÀ TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
PHÒNG GD&ĐT TP HUẾCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON II Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 286/KH-MNII Huế, ngày 27 tháng 11 năm 2023
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH DIỆT BỌ GẬY VÀ TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
Thực hiện Công văn số 1257/TTYT-KSBT ngày 22/11/2023 của Trung tâm Y tế thành phố Huế về việc tổ chức triển khai chiến dịch diệt bọ gậy đợt III và tăng cường phòng, chống Sốt xuất huyết;
Thực hiện Công số 1461/PGDĐT ngày 24/11/2023 của Phòng GD&ĐT Thành phố Huế về việctổ chức triển khai chiến dịch diệt bọ gậy đợt III và tăng cường phòng, chống Sốt xuất huyết.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, y tế Trường Mầm non II xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai chiến dịch diệt bọ gậy và tăng cường phòng chống dịch Sốt xuất huyết với những nội dung cụ thể như sau:
I. NỘI DUNG CHIẾN DỊCH:
1. Tên chiến dịch: Chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy, phòng chống dịch bệnh.
2. Điểm chính của Chiến dịch:
Trường Mầm non II,Y tế giữ vai trò nòng cốt, tham mưu xây dựng mô hình phòng, chống dịch bệnh với nhiều hoạt động dự phòng, có sự tham gia của đoàn thanh niên, các tổ, khối, đoàn thể, cộng đồng khu dân cư và xã hội, tạo thành phong trào rộng rãi làm thay đổi hành vi của từng cá nhân, hộ gia đình trong việc tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/ bọ gậy.
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Huy động giáo viên, nhân viên, cộng đồng và các lực lượng xã hội tham gia Chiến dịch, tạo thành một hoạt động rộng rãi, triệt để và toàn diện trong nhà trường, trên địa bàn khu dân cư nhằm hạ thấp chỉ số mật độ muỗi trong thời gian sớm nhất để giảm lây lan truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giáo viên nhân viên, người dân, làm thay đổi hành vi vệ sinh môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh, khống chế không để dịch xảy ra trên địa bàn.
2. Mục tiêu cụ thể:
- 100% nhóm,lớp trong trường học phát động Chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy tại tất cả các đơn vị trường học, duy trì hoạt động định kỳ 1 lần/tuần.
- Nhà trường, Đoàn Thanh niên tổ chức hoạt động truyền thông trên hệ thống loa đài 02 lần/ngày trong tháng 11/2023 (kể từ ngày 22/11) và tiếp tục thực hiện 02 lần/tuần cho đến hết năm 2023.
3. Thời gian triển khai chiến dịch: Bắt đầu trong tháng 11 năm 2023và duy trì đến hết ngày 31/12/202023.
4. Địa điểm: Tại Trường Mầm non II
5. Thành phần tham gia chiến dịch:
Tất cả Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI TRONG CHIẾN DỊCH:
1. Chỉ đạo điều hành:
-Trưởng ban chăm sóc sức khỏe
- Cán bộ Y tế giữ vai trò nòng cốt.
- Củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp trong việc triển khai các hoạt động của Chiến dịch.
2. Huy động cộng đồng:
2.1 Đối với cá nhân:
- Vận động từng thành viên trong nhà trường thực hiện các biện pháp thông thường phòng, chống dịch bệnh bao gồm loại bỏ các ổ lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi, bảo vệ cá nhân, học sinh không bị muỗi đốt.
- Phòng muỗi đốt: Thường xuyên ngủ màn cho học sinh ở bán trú, nhắc nhở học sinh mặc quần áo dài tay (nếu có thể) nhất đối với các em nhỏ.
- Xua, diệt muỗi bằng bình xịt, rèm tẩm hóa chất, diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ hoặc sử dụng vợt điện...
2.2. Đối với cộng đồng:
- Hoạt động vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy cần sợ tham gia tích cực của tất cả mọi người, có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở chính quyền địa phương và sự tham gia hưởng ứng của tất cả các tổ chức chính trị- xã hội trên địa bàn.
- Tổ chức diệt lăng quăng, bọ gậy hàng tuần để loại trừ nơi sinh sản của vec tơ ở nơi công cộng và tại đơn vị trường học. Tuyên truyền Chiến dịch rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, pa nô, áp phích, tranh tuyên truyền, mạng lưới cộng tác viên y tế, hoạt động nhà trường. Đánh giá tình hình dịch bệnh và những kết quả tham gia của cộng đồng.
- Truyền thông đến hộ gia đình và học sinh trong trường học về các biện pháp đơn giản loại trừ nơi sinh sản của véc tơ ở nhà cũng như trong trường học. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết Dengue, các biện pháp phòng, chống, động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp thiết thực.
3. Công tác truyền thông hướng dẫn:
- Ngành Y tế cung cấp thông tin và nội dung cho nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, truyền thông, thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy phòng, chống dịch.
- Tuyên truyền trên hệ thống loa đài 02/ngày trong tháng 11/2023 và tiếp tục thực hiện 02 lần/tuần cho đến hết năm 2023. Đồng thời tổ chức các buổi phổ biến kiến thức phòng, chống dịch bệnh trong trường học, khẩu hiệu...bằng những thông tin đơn giản, dễ hiểu, minh họa rõ ràng. Tùy theo đối tượng nghe phổ biến các thông tin như:
+ Tình hình dịch bệnh trong nước, tại tỉnh, tại địa phương về số mắc và số chết trong một vài năm gần đây.
+ Triệu chứng của bệnh, cần sự cần thiết của điều trị kịp thời để giảm tử vong.
+ Nhận biết vòng đời, nơi sinh sản, trú đậu, hoạt động hút máu của muỗi truyền bệnh.
+ Những biện pháp cụ thể, đơn giản để mỗi người dân có thể tự áp dụng để loại bỏ ổ bọ gậy của muỗi truyền bệnh.
+ Định ngày và thời gian thực hiện Chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy phòng, chống dịch bệnh.
+ Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.
4. Hoạt động diệt lăng quăng, bọ gậy:
- Truyền thông nâng cao nhận thức vệ sinh dịch bệnh, nhất là bệnh sốt xuất huyết Dengue và huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc phát hiện và loại bỏ ổ lăng quăng, bọ gậy, thu gom và loại bỏ các dụng cụ phế thải chứa nước; sử dụng tác nhân sinh học (như thả cá) vào các bể chứa nước lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy.
- Tổ chức tập huấn cho GV-NV trong nhà trường về dịch bệnh, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của muỗi.
- Tổ chức các hoạt động diệt lăng quăng, bọ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên, đoàn viên Công đoàn và cha mẹ các cháu.
- Lăng quăng, bọ gậy có thể phát triển ở các dụng cụ chứa nước và xung quanh trường học, vì vậy xử lý dụng cụ chứa nước để làm nguồn sinh sản là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong phòng, chống véc tơ:
+ Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum, vại, bể nước mưa, cây cảnh...) cần có nắp đậy kín, thả cá cảnh...để ngăn ngừa muỗi đẻ.
+ Lật úp các dụng cụ không sử dụng hoặc ít sử dụng như xô, chậu, bát, máng nước...
+ Đối với lọ hoa, chậu hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh, khay nước điều hòa nhệt độ nên cho dầu hoặc muối vào, đồng thời thay nước 01 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi.
+ Thu dọn, phá hủy các ổ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, lốp xe, vỏ dừa...) đốt, chôn hoặc vận chuyển đến nơi xử lý rác của môi trường đô thị.
+ Các hốc nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...loại bỏ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi để không còn khả năng chứa nước, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.
+ Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như các hố ga, bể cảnh, lọ hoa.
5. Vệ sinh môi trường:
- Tổ chức Chiến dịch vệ sinh môi trường như: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, gọn gàng để loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi; phát quang bụi rậm, thu gom và xử lý dụng cụ phế thải chứa nước...để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.
IV. KHẨU HIỆU CỦA CHIẾN DỊCH:
1. Toàn dân tích cực hưởng ứng “Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh”
2. Không có lăng quăng/bọ gậy, không có sốt xuất huyết.
3. Tích cực loại bỏ các ổ chứa lăng quăng/bọ gậy để phòng bệnh sốt xuất huyết.
4. Chính quyền - Cộng đồng - Gia đình chung tay phòng, chống dịch bệnh.
5. Diệt lăng quăng/bọ gậy là cách đơn giản và hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
6. Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết là trách nhiệm của các cấp và của toàn thể cộng đồng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Đối với Ban chỉ đạo Y tế trường học:
Xây dựng kế hoạch triển khai toàn trường và chỉ đạo các tổ khối trong nhà trường Chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy, phòng, chống dịch bệnh trong đơn vị. Tăng cường các biện pháp phòng chống và các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch tại đơn vị.
2. Đối với nhân viên y tế
- Tham mưu với BCĐ y tế trường học trong công tác xây dựng Kế hoạch
tổ chức triển khai chiến dịch diệt bọ gậy đợt III và tăng cường phòng, chống Sốt xuất huyết.
- Tăng cường truyền thông giáo dục các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho giáo viên, phụ huynh và học sinh bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của nhà trường, giáo dục ngoại khóa, tờ rơi, áp phích, bài tuyên truyền…
- Tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động giáo viên, nhân viên học sinh, phụ huynh học sinh...thực hiện tốt các hoạt động diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy tại trường học, tại hộ gia đình và tại cộng đồng dân cư.
- Truyền thông nâng cao nhận thức vệ sinh dịch bệnh, nhất là bệnh sốt xuất huyết Dengue và huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc phát hiện và loại bỏ ổ lăng quăng, bọ gậy, thu gom và loại bỏ các dụng cụ phế thải chứa nước; sử dụng tác nhân sinh học (như thả cá) vào các bể chứa nước lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy.
- Phối hợp với trạm y tế xã, phường thực hiện chiến dịch thau vét bọ gậy theo thời gian và sự phân công của xã, phường.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho học sinh, khi thấy có biểu hiện mắc bệnh, cần hướng dẫn đưa đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
- Phối hợp với Trạm y tế phường Đông Ba để nắm tình hình dịch bệnh trong ngày, tuần và báo cho khoa KSBT và HIV/AIDS - Trung tâm Y tế thành phố Huế theo quy định tại thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
3. Đối với các tổ, khối và cácnhóm, lớp, trong nhà trường:
- Xây dựng, triển khai Chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, bọ gậy phòng, chống dịch bệnh năm 2023 tại các tổ khối của mình.
- Tổ chức tổng dọn vệ sinh môi trường, thu gom rác, dụng cụ phế thải, dụng cụ chứa nước nhân tạo, tư nhiên (chai, lọ, chum, vò, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, hốc cây, bẹ lá...), diệt lăng quăng, bọ gậy, phòng, chống dịch bệnh định kỳ hàng tuần tại đơn vị.
- Trường có bán trú cần chú trọng đẩy mạnh vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy, phòng, chống dịch bệnh, cho trẻ ngủ màn, rửa tay bằng xà phòng, mang khẩu trang y tế...
- Hướng dẫn cho trẻ có thói quen ngủ màn và tránh muỗi đốt đồng thời cũng hướng dẫn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
5. Nhân viên:
- Sân trường phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, không có nước đọng, không ẩm thấp.
- Đồ chơi ngoài trời phải được lau chùi thường xuyên.
- Nhà vệ sinh phải sạch sẽ, khô thoáng, không có mùi hôi.
- Vườn rau không để um tùm rậm rạp làm nơi ẩn nấp cho muỗi và lăng quăng, bọ gậy.
- Thường xuyên chặt tỉa các cành cây, khai quang các góc trồng hoa và cây cảnh, tuyệt đối không để đồ phế phẩm vào các góc gây mất mỹ quan và là nơi phát sinh muỗi. Đồ ăn thừa, nước vo gạo phải được che đậy kín và thu dọn ngay khi ngày học kết thúc, không để qua đêm.
Trên đây là kế hoạch tổ chức triển khai chiến dịch diệt bọ gậy và tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết của trường Mầm Non II, yêu cầu toàn thể CBGVNV nghiêm túc tực hiện./.
Nơi nhận: - BGH (để triển khai); - Các tổ khối CM (để t/hiện); - CM các cháu (để phối hợp); - Website; - Lưu YT, VT. |
HIỆU TRƯỞNG Duyệt
Nguyễn Thị Diễm Hoa
|
Người lập kế hoạch Nhân viên y tế
Lê Thị Bích Hiên |
|
Số lượt xem : 78