Bé chẳng học, lớn làm gì?''

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Văn bản điều hành

Văn bản điều hành

Cập nhật lúc : 14:53 30/11/2023  

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TÍCH HỢP GIÁO DỤC VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON”

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MẦM NON II

 

 Số: 283/KH-MNII

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập -Tự do-Hạnh phúc

 

Huế, ngày 23 tháng 11 năm 2023

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

“TÍCH HỢP GIÁO DỤC VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON”

Thực hiện Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 19/10/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Quyết định phê duyệt Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình Giáo dục mầm non” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 9375/KH-UBND ngày 17/11/2023 của UBND thành phố Huế về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình Giáo dục mầm non”;

Thực hiện Kế hoạch số 1448/KH-PGDĐT-GDMN ngày 22/11/2023 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình Giáo dục mầm non”, Trường Mầm Non II xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện tốt Đề án “Tích hợp giáo dục văn
hóa địa phương vào Chương trình Giáo dục mầm non”, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương,cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và cộng đồng trong việc đưa văn hóa địaphương vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường.

2. Yêu cầu

Việc triển khai thực hiện Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vàoChương trình Giáo dục mầm non” phải phù hợp với với điều kiện của địaphương, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giai đoạn, hằng năm phù hợpmang lại hiệu quả, có đánh giá sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện, báo cáo theoquy định.

II. Mục tiêu

- Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình GDMN thông quacác hoạt động giáo dục ở các lĩnh vực phát triển thể chất, ngôn ngữ, khám phá xãhội, tình cảm xã hội và thẩm mỹ sẽ giúp trẻ sớm được bồi dưỡng khả năng cảmnhận cái hay, cái đẹp trong văn hóa địa phương; hình thành ở trẻ tình cảm trongsáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với quê hương nơi trẻ sinh sống; giáo dục trẻtình yêu quê hương, đất nước; lòng tự hào về con người Huế và bản sắc văn hóaHuế, từ đó hình thành cho trẻ hành vi đạo đức phù hợp với giá trị văn hóa cộinguồn của địa phương mình; hình thành ý thức trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn bảnsắc văn hóa địa phươngngay từ độ tuổi mầm non.

- Nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu giáo dục của Chương trình GDMN,
làm phong phú nội dung, hình thức giáo dục, góp phần thực hiện tốt phát triển
chương trình giáo dục nhà trường.

- Nâng cao nhận thức của CBGVNV, cha mẹ trẻ, các tổ chứcvà cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của giáo dục văn hóa địa phương trongnhà trường hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.

- Góp phần thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ
Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìnđến năm 2045 đã đặt ra mục tiêu Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộcTrung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về vănhóa đặc sắc và đô thị di sản; nâng cao chất lượng giáo dục mầm non mới, tạo nềntảng cho trẻ mầm non học tốt chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có giáodục địa phương.

III. Nhiệm vụ và giải pháp

1.Đẩy mạnh công tác truyền thông về Chương trình GDMN và nội dunggiáo dục văn hóa địa phương cho trẻ em mầm non

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các ban ngànhđoàn thể, gia đình, nhà trường, cộng đồng về sự cần thiết của Đề án trong việcđưa văn hóa địa phương vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường.

- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp. Phát động các phong trào thi đua, phát huy tinh thần tự học, tự đọc, tự nghiên cứu tìm hiểu truyền thống lịch sử; thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử truyền thống của quê hương tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và của địa phương nói riêng...nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương, cán bộ và nhân dân, cộng đồng xã hội ở địa phương và CBGVNV, cha mẹ trẻ về truyền thống lịch sử, văn hóa, những sự kiện lễ hội, văn hóa làng nghề truyền thống, sản phẩm nghề truyền thống… của địa phương.

- Tuyên truyền, phổ biến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ để phụ huynh học sinh tiếp cận các phương pháp giáo dục con phù hợp với từng độ tuổi về nội dung, vai trò, ý nghĩa của các giá trị văn hóa Huế thông qua hoạt động trải nghiệm để phụ huynh cùng tham gia, góp phần cùng giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

2. Xây dựng môi trường giáo dục mang đậm bản sắc văn hóa địa phươngtrong các cơ sở GDMN

- Xây dựng môi trường vật chất trong và ngoài lớp học đảm bảo an toàn, tạokhông gian phù hợp cho các hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú, phù hợp vớiđiều kiện thực tế của mỗi cơ sở GDMN; tạo góc văn hóa địa phương trong khuvực chơi ở sân vườn, lớp học (các lễ hội truyền thống, món ăn truyền thống, trangphục truyền thống, sản phẩm làng nghề truyền thống…); các không gian biểu diễnvăn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế; các nguyên vật liệu mở mang tính đặc trưngriêng của từng vùng miền có sẵn ở địa phương phù hợp với khả năng của trẻ.

- CBGVNV cần phải hiểu rõ đặc điểm văn hóa, tự nhiên, các phong tục tập
quán, lễ hội truyền thống, dân tộc, ngôn ngữ … trình độ nhận thức của cha mẹ vàcộng đồng địa phương; các đặc điểm về địa lý, thời tiết, văn hóa truyền thống, tròchơi dân gian, dân ca, bài thơ, câu chuyện, nghề truyền thống…để thiết kế nênmôi trường thân quen, gần gũi, thân thiện, phù hợp với thực tế của địa phương,vùng miền và phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ, thúc đẩy trẻ hứngthú, tích cực hoạt động lâu dài, qua đó giúp cho trẻ có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu vềvăn hóa địa phương.

- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ, trang phục của giáo viên đối với trẻ và nhữngngười khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

- Hình thành và phát triển ở trẻ ý thức, hành vi ứng xử phù hợp với độ tuổi (lễphép, kính trọng, yêu thương thầy, cô giáo, ông, bà, cha, mẹ; yêu quý anh, chị,em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu cái đẹp…).

3. Nâng cao nhận thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
mầm non và cha mẹ trẻ em về giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ

- Phát động sâu rộng đến mọi đối tượng trong cộng đồng xã hội tham gia
phong trào sưu tầm, tìm kiếm những bài thơ, bài hát, hò vè, câu đố… phù hợp vớiđộ tuổi mầm non đang lưu truyền trong dân gian địa phương.

- Tổ chức cuộc thi sáng tác lời mới trên nền làn điệu dân ca, vè, kịch, câu đốcó nội dung giáo dục văn hóa địa phương phù hợp với độ tuổi mầm non, đối tượngtham gia là CBGVNV trong toàn trường và cha mẹ học sinh.

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin, công tác quảnlý, xây dựng chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục văn hóa địa phươngphù hợp với trẻ, điều kiện của nhà trường và địa phương cho cán bộ quản lý vàgiáo viên mầm non.

- Tổ chức hội thảo về nội dung, phương pháp tích hợp giáo dục “Văn hóa địaphương” trong thực hiện chương trình GDMN, hoạt động thao giảng, dự giờ… đểbồi dưỡng năng lực, nâng cao kỹ năng thực hành đối với giáo viên.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, ngày hội phù hợp với độ tuổi… tạo sân chơicho trẻ mầm non được trải nghiệm ở cấp cơ sở, cấp Thành phố (chương trình giaolưu Bé với di sản văn hóa Huế, Bé với ẩm thực Huế, Bé với làn điệu dân ca địaphương, Bé với trang phục địa phương….).

- Phát động phong trào sưu tầm và bảo tồn những Văn hóa dân gian ( lời ca,
bài thơ, câu đố, món ăn, trang phục…) của địa phương,vùng, miền phù hợp
với độ tuổi mầm non.

4. Huy động các nguồn lực tham gia giáo dục văn hóa địa phương trong nhà trường

- Huy động nguồn lực xã hội và cộng đồng

+ Vận động sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng và các tổ chức xã hội, cá nhân
về việc xây dựng nguồn tài liệu, học liệu văn hóa địa phương (tìm kiếm, sưu tầm
tài liệu, học liệu) và các hoạt động thiết thực khác cho trẻ em về giáo dục văn hóa địa phương.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức đóng góp kinh phí, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị nghe nhìn về văn hóa địa phương.

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành

+ Tăng cường công tác phối hợp, huy động sức mạnh các ban ngành, đoàn thể trong việc hỗ trợ về giáo dục văn hóa địa phương.

+ Tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ
chức cá nhân hỗ trợ nguồn lực để thực hiện Đề án.

IV. Lộ trình thực hiện

- Giai đoạn 2023-2025

+ Tổ chức triển khai 16/16 nhóm/lớp thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục“Văn hóa địa phương” vào Chương trình giáo dục mầm non. Bảo đảm tất cả trẻem mầm non đều được tạo cơ hội học tập, vui chơi và giáo dục văn hóa địa phươngbằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của mỗi đơnvị. Hình thành nền tảng vững chắc để phát triển nhân cách toàn diện mang bản sắcvăn hóa riêng của con người Huế ngay từ độ tuổi mầm non.

+ Tập huấn, bồi dưỡng naamg cao năng lực tích hợp giáo dục văn hóa địa phương cho đội ngũ cán bộquản lý, giáo viên mầm non.

+ Tham gia các buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm; tổ chức tham quan học tập trải nghiệm nâng cao năng lực tích hợp giáo dục vănhóa địa phương cho đội ngũ CBQL, GVMN; tham gia các hội thi về kiến thức vănhóa địa phương đối với CBGVNV cấp học mầm non do các cấp tổ chức; xây dựng các clip, video về giáo dục văn hóa địa phương để tăng cường tuyên truyền trong cộng đồng.

- Giai đoạn 2026-2028

+ Tiếp tục tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên mầm non; tổ chức tham quan trảinghiệm nâng cao nâng cao năng lực tích hợp giáo dục văn hóa địa phương cho độingũ CBQL, GVMN chưa đạt yêu cầu; tổ chức hộithảo rút kinh nghiệm sau 2 năm thực hiện Đề án; Tổ chức Ngày hội giao lưu đối với chamẹ, trẻ em, giáo viên, cộng đồng về chủ đề văn hóa địa phương trong Chươngtrình GDMN; tiếp tục các hoạt động truyền thông (chuyên mục, phóng sự, liên hoan giao lưu, liên hoan).

+ Giai đoạn tiếp theo: Thực hiện thường xuyên nhiệm vụ đưa giáo dục văn
hóa địa phương vào Chương trình GDMN.

IV. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch được cân đối trong dự toán chi ngânsách Nhà nước hàng năm của nhà trường.

- Kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp
khác.

V. Tổ chức thực hiện

1. Ban giám hiệu

 - Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề ántheo các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tiễn củanhà trường và của địa phương.

 - Tuyên truyền phổ biến ý nghĩa và tầm quan trọng của các nội dung tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” đến cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức (bản tuyên truyền, xây dựng góc địa phương, môi trường văn hóa Huế...); phối kết hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng để thống nhất nội dung, quan điểm và phương pháp nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch đề ra.

- Tiếp tục tham mưu Lãnh đạo các cấp đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và các điều kiện để thực hiện Đề án.

- Cử CBQL, GV tham gia tập huấn cấp trên theo quy định; triển khai đầy đủ, kịpthời cho 100% CBQL, GVMN về nội dung giáo dục văn hóa địa phương ngay saukhi tham gia tập huấn cấp trên.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu cấp trường: chương trình giao lưu Bé với di sản văn hoá Huế, Bé với ẩm thực Huế, Bé với làn điệu dân ca địa phương và các trang phục truyền thống, tham quan danh lam thắng cảnh ở TP. Huế (Đại Nội, Nhà lưu niệm Bác Hồ, viện bảo tàng,..); tổ chức hội thi “Cô nuôi giỏi” (qua các món ăn truyền thống và dặc sản của TP. Huế),…

- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn…lồng ghép các nội dung, tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình GDMN gắn liền với nhiệm vụ “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm, các giải pháp thựchiện tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình GDMN. Khen thưởng kịp thời các cá nhân và các lớp cónhiều đóng góp trong thực hiện Đề án “tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình GDMN”.

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án hằng năm, gửi về Phòng giáo dục và Đào tạo (Bộ phận mầm non) cùng với thời điểm báo cáo tổng kết năm học.

2. Đối với giáo viên

- Nghiên cứu tài liệu; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên đề.

- Tham gia các hoạt động giao lưu cấp trường và hội thi các cấp.

- Tổ chức hoạt động giáo dục lồng ghép đảm bảo theo kế hoạch, đảm bảo nội dung thống nhất trong tổ và phù hợp với nhóm lớp phụ trách.  

- Các nội dung lồng ghép phải được thể hiện rõ trong kế hoạch giáo dục, tổ chức thành hoạt động, có hệ thống câu hỏi phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ được thực hành, trải nghiệm, kết quả đạt được trên trẻ.

  - Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, giáo viên các lớp lồng ghép nội dung giáo dục văn hóa địa phương một cách truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tự nhiên, hợp lý, phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. 

  - Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường.Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình Giáo dục mầm non” của trường Mầm non II. Đề nghị các tổ chuyên môn, các lớp trong nhà trường nghiêm túc thực hiện./.

                                                                  

Nơi nhận:

- Ban giám hiệu;

- Tổ CM;

- Các nhóm/lớp;

- Lưu: HSCM, VT

XÉT DUYỆT

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Thị Dạ Thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 116

Các tin khác