Hạnh phúc không có nghĩa là mọi việc đều hoàn hảo. Nó có nghĩa là bạn đã quyết định nhìn xa hơn những khiếm khuyết "

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Văn bản điều hành

Văn bản điều hành

Cập nhật lúc : 09:51 06/03/2024  

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỌC NĂM 2024

PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MẦM NON II

 
   

 

 Số: 32/KH-MNII

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
   

 

                         Huế, ngày 05 tháng 3 năm 2024

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong trường học năm 2024

 

Thực hiện kế hoạch số 1630/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2024 của UBND thành phố Huế về kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống ma tuý năm 2024;

Thực hiện kế hoạch số 220/KH-PGDĐT ngày 05/3/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế về thực hiện công tác phòng, chống ma tuýtrong trường học năm 2024;

 Trường Mầm Non II xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phát huy năng lực quản lý, điều hành của Hiệu trưởng nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên để tham gia công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, ma túy, trộm cắp trong trường học.

- Tiến hành đồng bộ các biện pháp giáo dục, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để ma tuý xâm nhập vào trường học, nhất là ý thức “tự phòng ngừa, tự bảo vệ”.

- Phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và trẻ trong công tác phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội.

2. Yêu cầu

- Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và trẻ được tuyên truyền, giáo dục về tác hại của tệ nạn ma tuý bằng nhiều hình thức, nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực và được trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tệ nạn ma tuý; Phấn đấu đạt tiêu chí “Trường học không có ma tuý”.

- Tăng cường phối hợp với gia đình, các cấp, các ngành và các cấp chính quyền địa phương  trong công tác quản lý, giáo dục và ngăn chặn giáo viên, nhân viên trong nhà trường vi phạm pháp luật; phối hợp triển khai các biện pháp, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào trường học.

II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, Kế hoạch số 97-KH/TU ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Thành ủy Huế triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 22/12/2023 của Thành ủy Huế về tăng cường công tác phòng chống ma túy và nhân rộng công tác chuyển hóa tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố; Đề án của Ủy ban nhân dân thành phố Huế về “Nâng 2 cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh thành phố Huế đến năm 2025”.

2. Tích cực phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và đoàn thể, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội trong trường học. Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh, ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng tội phạm xâm nhập vào học đường.

3. Phối hợp, tổ chức tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội và phương thức tổ chức các hoạt động giáo dục, ngoại khóa cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đoàn, làm công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, chống ma túy trong trường học.

4. Lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng, họp phụ huynh, nói chuyện chuyên đề... với nội dung giáo dục phòng, chống ma túy, tác hại thuốc lá và các tệ nạn xã hội trong trường học

 5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thực trạng nội dung giáo dục phòng, chống ma túy, tác hại thuốc lá và các tệ nạn xã hội trong trường học.

- Phối hợp với Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát trường học có liên quan đến ma túy, thuốc lá và  các tệ nạn xã hội để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý để kịp thời ngăn chặn tệ nạn

ma túy và tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

         - Tổ chức kiểm tra sức khỏe cho CBGVNV trong đơn vị theo định kỳ và kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện sớm thành viên trong trường học liên quan đến HIV/AIDS.

- Báo cáo thường xuyên theo định kỳ và báo cáo đột xuất về công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội và có biện pháp thích hợp đối với các trường hợp vi phạm và thông tin kịp thời cho các đơn vị, tổ chức

có liên quan.

6. Có kế hoạch đầu tư thêm hệ thống camera an ninh trong khuôn viên trường, trước cổng trường …để theo dõi, quản lý học sinh và phục vụ tốt cho công tác phòng chống tội phạm, trộm cắp.

7. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, truyền thống văn hóa Huế cho trẻ; xây dựng và lồng ghép thực hiện công táctuyên truyền, giáo dục trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa cho trẻ, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống ma túy cho thành viên trong trường học, nâng cao nhận thức, cảnh báo toàn xã hội về tác hại ma tuý; thủ đoạn tội phạm ma túy; tuyên truyền pháp luật phòng, chống ma tuý, các chủ trương chính sách của pháp luật về công tác cai nghiện; phát hiện tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật về ma tuý.

III. Tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả thiết thực đúng mục đích, yêu cầu của Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống ma túy trong trường học năm 2024đến toàn thể Cán bộ, giáo viên và phụ huynh qua Zalo, bảng tin tuyên truyền, qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn,..

- Báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 5/6/2024, báo cáo tổng kết năm gửi trước ngày 5/12/2024 về Phòng Giáo dục và Đào để tổng hợp báo UBND thành phố đúng thời gian quy định./.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma túy trong trường học năm 2024của trường Mầm Non II. Ban giám hiệu triển khai và yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường nghiêm túc thực hiện./.

    

Nơi nhận:

- Ban giám hiệu;

- Các TTCM, TTVP;

- Website Trường;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MẦM NON II

 
   

 


Số:    /KH-MNII

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
   

 


                             Huế, ngày   tháng    năm 2023

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ AN NINH TRẬT TỰ TRƯỜNG HỌC

NĂM 2023

Căn cứ Kế hoạch số /KH-CAP ngày của Công an phường Đông Ba về thực hiện Thông tư số …/……/TT-BCA ngày ………….  của Bộ Công an quy định về khu dân cư, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2023;

Để nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”, Trường Mầm non II xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trường học năm 2023 với nội dung như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ

Trường Mầm non II nằm trên địa bàn phường Đông Ba là phường nằm ở khu vực nội thành Thành phố Huế, gần khu di tích Đại nội. Phường có hệ thống giáo dục từ bậc học Mầm non cho đến Đại học, gồm: 03 trường Đại học là Kinh tế, Nông lâm và Nghệ thuật; 01 trường THPT Nguyễn Huệ; 02 trường PTCS là Thống Nhất và Huỳnh Thúc Kháng; 03 trường tiểu học là: Trần Quốc Toản, Thuận Thành và Phú Hòa; 02 trường mầm non là Mầm non II và mầm non Phú Hòa.

Trường do phòng GD&ĐT TP Huế trực tiếp quản lý, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể và cha mẹ các cháu.

          + Tình hình đội ngũ:

          * Tổng số CBGVNV: 56 người; Bao gồm biên chế: 41; hợp đồng: 15.                            

Trong đó: CBQL: 3 (3 biên chế); GV: 35 (41 biên chế); NV: 18 (trong đó 3 biên chế; 15 hợp đồng);           

* Trình độ chuyên môn của GV: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn.

          * Đội ngũ CBGVNV nhiệt tình, đoàn kết, chuyên môn vững vàng, trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt cao, đủ điều kiện phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Tổ chức đảng, đoàn thể: chi bộ độc lập gồm 14 đảng viên; Có Chi đoàn TNCSHCM gồm 14 đoàn viên; Có Công đoàn CS gồm 56 đoàn viên; Chi hội phụ nữ: 53 hội viên; Tham gia các hoạt động và phong trào được Đảng ủy, Công đoàn cấp trên và địa phương đánh giá tốt.

 * Trường có cảnh quan môi trường sư phạm khá tốt, cây cảnh phù hợp với trường lớp mầm non. Diện tích thẻ đỏ: 2.836,9 m2. Diện tích sàn: 3857,8 m2. Tổng diện tích sử dụng: 4.820,8 m2.

- Phòng học: 16 phòng/16 nhóm, lớp. Có đầy đủ các phòng chức năng.Các phòng học được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động dạy và học của cô và trẻ.Lớp học có đầy đủ đồ dùng thiết bị phục vụ công tác bán trú, chống nóng, chống rét cho trẻ ở trường.

  - Trường có có bếp ăn bán trú đảm bảo quy trình 1 chiều, sạch sẽ, vệ sinh ngăn nắp, có đủ đồ dùng của bếp.

* Khó khăn:

- Hiện nay, Cơ sở 2 của trường tại số 30 đường Nguyễn Biểu, do không đảm bảo an toàn nên nhà trường đã có tờ trình xin đóng cửa. Vì vậy trẻ phải chuyển lên học tại cơ sở 1 do đó tỉ lệ trẻ/lớp khá đông so với quy định tại Điều lệ trường MN.

- Đối chiếu với Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường MN, nhà trường còn thiếu một số hạng mục.

- Sự quan tâm của cha mẹ các cháu về GDMN còn hạn chế, đặc biệt là trong công tác huy động trẻ 5 tuổi ra lớp và vận động trẻ ăn bán trú.

- Tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp thu của các cháu không đồng đều nên giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.

          * Thuận lợi:

          - Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Thành phố và Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, Hội cha mẹ trẻ em của trường luôn quan tâm tới công tác giáo dục mầm non.

          - Giáo viêncó trình độ chuyên môn vững vàng, dày dạn kinh nghiệm, 100% đạt chuẩn và tỉ lệ trên chuẩn cao; Đội ngũ CBGVNV nhiệt tình, đoàn kết, đủ điều kiện để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

- Các đoàn thể trong nhà trường hoạt động một cách tích cực, làm đòn bẩy cho các hoạt động mũi nhọn của nhà trường.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tổ chức phổ biến, quán triệt trong CB, GV, NV về pháp Luật, pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị và các công văn hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ an ninh trong trường học nhằm tiếp tục tăng cường nhận thức về công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong trường học cho CB, GV, NV và học sinh của nhà trường.

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động tổ chức các chuyên đề, nhằm giúp CB, GV, NV có những kiến thức cơ bản và thiết thực, có thái độ đúng mực, có niềm tin và có hành vi, hoạt động chủ động nhằm bảo vệ ANTT trường học, phòng chống tệ nạn xã hội bảo đảm sự ổn định về ANTT. Xây dựng nhà trường “An toàn về an ninh trật tự” nhằm tạo ra môi trường an toàn, đảm bảo các hoạt động bình thường về dạy và học tại trường học, góp phần giữ vững ANTT trên địa bàn phường và thành phố Huế.

- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không để tội phạm lợi dụng hoạt động phạm pháp. Tuyên truyền đến mỗi CB, GV, NV trong nhà trường chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nếp sống văn hóa lành mạnh, không mê tín dị đoan, hay tham gia các tệ nạn xã hội khác.

- Củng cố mối quan hệ giữa nhà trường, Công an phường, các ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng “Trường học an toàn về an ninh, trật tự” và thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh, phòng ngừa hoạt động vi phạm pháp luật trong nhà trường.

III. CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Trường học đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”

2. 100% CB, GV, NV thực hiện cam kết không tham gia, không mua bán không tiếp tay cho buôn lậu, kinh doanh, sản xuất hàng giả.

3. 100% CB, GV, NV thực hiện cam kết không vi phạm pháp luật, không buôn bán, tang trữ, vận chuyển các chất ma tuý, vũ khí, vật liệu nổ, các loại pháo, không mắc các tệ nạn xã hội. Trẻ không mang các vật liệu sắc, nhọn trong người đến trường.

IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác giáo dục, tuyên truyền:

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CB, GV, NV toàn trường. Tăng cường công tác phối hợp giữa cán bộ địa phương, nhân dân và đặc biệt là hội phụ huynh với nhà trường, không để tình trạng tham gia tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. 

- Quán triệt, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng pháo nổ. Giáo dục, tuyên truyền mạnh mẽ trong CB, GV, NV, phụ huynh và các cháu về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ; các biện pháp phòng chống dịch bệnh covid-19.

-  Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nắm bắt và định hướng tư tưởng chính trị của CB, GV, NV trong nhà trường; đảm bảo ANTT, an toàn xã hội. Phát huy vai trò của người đảng viên trong các hoạt động của nhà trường, tạo sân chơi lành mạnh để lồng ghép, giáo dục tư tưởng, truyền thống đạo đức cho các cháu trong các hoạt động CS&GD trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Tăng cường tuyên truyền định hướng cho phụ huynh học sinh nhận thức được mặt trái của trò chơi điện tử trực tuyến (game online) và các loại phim ảnh có nội dung xấu.

-  Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức cho CB, GV, NV và phụ huynh về tác hại, sự ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc,…

- Tuyên truyền, quán triệt tới tất cả CB, GV, NV và học sinh thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ, các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm túc Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

- Tổ chức tốt công tác trực ban, bảo vệ nhằm đảm bảo ANTT trường học và sẵn sàng phối hợp xử lý khi có vụ việc xảy ra liên quan đến nhà trường.

2. Công tác phối hợp:

2.1. Phối hợp với Chính quyền địa phương phường Đông Ba và Công an Phường Đông Ba:

- Phối  hợp chặt chẽ với công an trong công tác bảo đảm ANTT, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Nắm bắt thông tin, xử lý tình huống mất ANTT liên quan đến nhà trường, kiến nghị với chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề  phức tạp về mất ANTT khu vực xung quanh trường học.

- Có các biện pháp ngăn chặn tình trạng tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng ở trong và ngoài trường học.

- Có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ATGT, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông,…      

2.2. Phối hợp với công đoàn nhà trường

- Tuyên truyền nâng cao ý thức cho cán bộ đoàn viên trong công đoàn và phụ huynh về tác hại, sự ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc; giáo dục đạo đức, lối sống, nắm bắt và định hướng tư tưởng chính trị của đoàn viên.

- Tuyên tuyền đoàn viên thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Tổ chức để CB, GV, NV toàn trường được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh. Quan tâm hỗ trợ, động viên CB, GV, NV và các cháu có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

2.3. Phối hợp với chi đoàn thanh niên

- Tuyên truyền nâng cao ý thức cho cán bộ đoàn viên trong chi đoàn và phụ huynh về tác hại, sự ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc; giáo dục đạo đức, lối sống, nắm bắt và định hướng tư tưởng chính trị của đoàn viên.

- Tuyên tuyền đoàn viên thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện trong đảm bảo ATGT, ANTT an toàn trường học.

2.4. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS):

- Phản ánh những yếu tố gây mất an toàn, không đảm bảo ANTT trong nhà trường để cùng nhà trường kịp thời giải quyết.

- Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh trong toàn trường thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn về ANTT trong nhà trường.

3. Công tác chỉ đạo thực hiện:

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, kịp thời nắm bắt và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong đội ngũ, tạo lòng tin, kích thích đội ngũ CB, GV, NV mạnh dạn đóng góp ý kiến để hình thành nhận thức mới. Từ đó có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nội quy cơ quan, quy chế chuyên môn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, của ngành.

- Chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình trường học 4 an toàn, cổng trường An toàn giao thông.

- Tổ chức cho phụ huynh học sinh ký cam kết thực hiện quy định đảm bảo an toàn, ANTT trong nhà trường; ký cam kết không vi phạm pháp luật về ATGT, bảo đảm các quy định an toàn khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

- Đưa kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn, ANTT, ATGT của CB, GV và phụ huynh học sinh vào tiêu chí thi đua và sử dụng trong đánh đánh giá, xếp loại đảng viên, xếp loại công chức, viên chức và xếp loại thi đua của lớp.

- Tạo điều kiện (cả về vật chất, cơ chế, …) để các tổ chức, đoàn thể thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt việc đảm bảo ANTT, an toàn trường học.

V. Tổ chức thực hiện

1. Đối với Hiệu trưởng

- Xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện đến tất cả CB, GV, NV.

- Chủ động tăng cường phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường Đông Ba, Công an phường, an ninh các tổ dân phố trên địa bàn phường tổ chức kiểm tra, giam sát và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động xung quanh trường học làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của trẻ và ANTT trong trường học.

- Phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể thể trong nhà trường về công tác phòng, chống tội phạm và giữ gìn ANTT trong nhà trường.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CB, GV, NV trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, lồng ghép với các hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của CB, GV, NV và phụ huynh học sinh tự giác, tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả đối với công tác ANTT trường học và xử lý nghiêm các vụ việc gây mất trật tự an ninh trong và ngoài nhà trường, các hiện tượng gây rối, lấy thông tin không chính xác để đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Đối với CB, GV, NV

- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo của nhà trường về xây dựng “Trường học an toàn về an ninh trật tự”.

- Tham gia có hiệu quả các hoạt động phòng ngừa và trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT trong trường học gắn với việc thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, và phong trào “Xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”.

- Phối hợp với phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện công tác truyền thông, tổ chức các hoạt động tuyên truyền.

- Đưa các hoạt động lồng ghép giáo dục trẻ về an toàn giao thông, phòng tránh một số tại nạn thường gặp, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ, giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống văn hoá trong các hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày.

3. Đối với học sinh

- Có thái độ, hành vi ứng xử văn hoá, tôn trọng, lễ phép với cha mẹ, cô giáo và người lớn tuổi, đoàn kết giúp đỡ bạn, trung thực trong lời nói, việc làm.

- Có ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông; các quy chế, nội quy của lớp, trường học.

          Trên đây là Kế hoạch đảm bảo ANTT trường học năm 2023 của Trường Mầm non II. CB, GV, NV, học sinh và phụ huynh trong toàn trường nghiêm chỉnh thực hiện để không xảy ra các vấn đề về mất ANTT trong nhà trường./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&DT (báo cáo);

- UBND phường Đông Ba (báo cáo);

- Công an phường Đông Ba (Phối hợp);

- Công đoàn, Chi đoàn TN (Phối hợp);

- CB, GV, NV (t/h);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

   

  

PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MẦM NON II

 
   

 


Số:    /KH-MNII

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
   

 


                             Huế, ngày   tháng    năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG NHÀ TRƯỜNG NĂM 2023

 

Thực hiện Kế hoạch số 199/KH-PGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2023 của
Phòng GD&ĐT thành phố Huế về việc triển khai công tác đảm bảo trật tự, an toàn giaothông trên địa bàn thành phố Huế năm 2023, Trường Mầm Non II xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảođảm trật tự, an toàn giao thông trong nhà trường năm 2023 với chủ đề“Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong đội ngũ CBGVNV và HS về việc thực hiện các nội dung tuyên truyền về văn hóa giao thông để mọi thành viên có ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả.

- Đưa nội dung giáo dục về an toàn giao thông lồng ghép vào các hoạt động học nhằm giáo dục ý thức chấp hành các quy định về ATGT đối với học sinh.

- Nâng cao nhận thức về ATGT để mỗi CBGVNV, HS tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế đến mức thấp nhất việc để xảy ra tai nạn giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông trước cổng trường, hướng tới sự ổn định trật tự an toàn chung cho toàn xã hội.

2. Yêu cầu:

- Tất cả cán bộ, giáo viên nhân viên phải xác định rõ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đảm bảo trật tự ATGT là một trong những nội dung trọng tâm trong năm học; kết chợp chặt chẽ, thường xuyên với các ban ngành địa phương, đề ra các biện pháp giáo dục ATGT phù hợp, sát đối tượng đạt hiệu quả giáo dục cao.

- Công tác tyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; phải đảm bảo100% cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh phải nghiêm túc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc thực hiện các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự ATGT.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC

1. Tập trung tuyên truyền giáo dục, phổ biến sâu, rộng Luật giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Thành phố và của Ngành về công tác đảm bảo TTATGT trong nhà trường. Tổ chức ký cam kết chấp hành quy định an toàn giao thông giữa nhà trường, gia đình và học sinh; phối hợp cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực cổng trường học, không để xảy ra ùn tắc giao thông trước và sau mỗi buổi học, đặc biệt là trong đợt nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới. Nội dung tuyên truyền giáo dục tập trung về việc: Xây dựng nếp sống văn hoá giao thông; phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện; học sinh không tham gia giao thông bằng xe máy phân khối lớn khi chưa đủ điều kiện; phòng, chống ùn tắc giao thông cổng trường.

2. Thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; về Văn hoá giao thông và quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện.

3. Lồng ghép nội dung giáo dục về văn hóa giao thông và tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông vào các hoạt động của trẻ nhằm nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm và hình thành cho học sinh ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.

4. Xây dựng pano, tờ gấp… để tuyên truyền tới tất cả học sinh trong nhà trường; cung cấp tài liệu hỗ trợ dạy - học về an toàn giao thông cho giáo viên, học sinh.

5. Kiểm tra đánh giá công tác giáo dục trật tự an toàn giao thông đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, có biện pháp nhắc nhở các cá nhân vi phạm trật tự an toàn giao thông, đánh giá kết quả thi đua thực hiện về công tác giáo dục pháp luật, trật tự an toàn giao thông trong toàn trường.

III. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lồng ghép vào các buổi: Họp hội đồng nhà trường, họp Công đoàn, Chi bộ, Đoàn thanh niên, Sinh hoạt chuyên đề chương trình “Tôi yêu Việt Nam”; Sinh hoạt chuyên môn và các buổi họp phụ huynh....

- Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh và học sinh qua hệ thống truyền thanh của trường vào cuối mỗi buổi học. Kết hợp với tuyên truyền thông qua pano, apphích, khẩu hiệu, tờ gấp…: Trẻ em phải đội mũ bảo hiển khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Đội mũ cho con - trọn tình cha mẹ; Đảm bảo an toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người; “Cổng trường an toàn”...

- Tổ chức các chuyên đề, ngày hội, sự kiện để thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh và học sinh tham gia tìm hiểu Luật giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt), tại trường trong các hoạt động, các chủ điểm trong chương trình giáo dục từng độ tuổi.

- Chấp hành nghiêm túc pháp luật an toàn giao thông, không cổ vũ đua xe trái phép. 100% cán bộ giáo viên nhân viên đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Đối với nhà trường

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tới học sinh.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho học sinh theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Có quy định cụ thể việc đội mũ bảo hiểm và việc tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông cho học sinh và thông báo cho tất cả phụ huynh biết để cùng phối hợp thực hiện.

- Phối hợp với các ban, ngành liên quan của địa phương xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn”, mô hình “xếp hình đón con” và tổ chức các buổi phổ biến, tuyên truyền trực tiếp pháp luật về an toàn giao thông.

- Phối hợp với công anphường tổ chức hướng dẫn giao thông khu vực cổng trường giờ cao điểm; bố trí giờ học, giờ tan trường hợp lý để tránh ùn tắc giao thông.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ phụ trách công tác giáo dục an toàn giao thông.

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn giao thông trong cơ quan đơn vị.

2. Cán bộ giáo viên, nhân viên

- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy an toàn giao thông theo quy định, hướng dẫn giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các hoạt động của lớp cũng như hoạt động chung của nhà trường.

- Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy an toàn giao thông trong trường học, lồng ghép nội dung giáo dục vào chủ đề “Giao thông an toàn”;

- Tổ chức cho giáo viên, phụ huynh học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông, không đi lại trong sân trường bằng các phương tiện giao thông.

Trên đây là kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông trong nhà trường năm 2023 của trường Mầm non II./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&DT (báo cáo);

- UBND phường Đông Ba (báo cáo);

- Công an phường Đông Ba (Phối hợp);

- Công đoàn, Chi đoàn TN (Phối hợp);

- CB, GV, NV (t/h);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

1. Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao
thông an toàn; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo trật
tự an toàn giao thông; góp phần giảm số vụ, số người chết, số người bị thương
do tai nạn giao thông.

2. Phát huy tinh thần chủ động, tích cực sáng tạo của tập thể, cá nhân;
thông qua phong trào thi đua, tạo động lực mạnh mẽ cho toàn thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh tham gia tốt phong trào đảm bảo
TTATGT.

II. Yêu cầu

- BGH nhà trường tổ chức triển khai có hiệuquả công tác đảm bảo trật tự TTATGT tại đơn vị. Tổ chức phổ biến kiến thức,pháp luật về trật tự, ATGT đường bộ và các kỹ năng tham gia giao thông an toàncho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em.

- Tổ chức chỉ đạo Đoàn thanh niên và nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ hướng dẫn giao thông khu vực trước cổng trường đểtránh ùn tắc giao thông khu vực cổng trường học.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban an toàn giao thông và chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật vềtrật tự, an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Gắn trách nhiệm của Hiệu trưởng liên quan với kết quả
thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật bảo đảm TTATGT tại đơn vị
trường học; kết quả triển khai công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật, đảm
bảo TTATGT là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của các đơn vị.
III. Nhiệm vụ, giải pháp

- Tiếp tục thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01 tháng 02 năm 2019
của Ban Bí thư về đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của
Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm
TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao
thông; Chỉ thị số 30/CT-TƯ ngày 10/10/2022 của Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông.

- Tích hợp, đưa nội dung giáo dục pháp luật về đảm bảo TTATGT, văn hóagiao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn vào trong chương trình GDMN, KHGD hằng ngày, trong các hoạt động tham quan trải nghiệm, ngày hội “Bé với an toàn giao thông” cấp cơ sở; tăng cường công tác phối
hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục an toàn giao thông chohọc sinh.

- Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn trong sân trường; đặt biển chỉ
dẫn, biển báo quy định khu vực cấm phương tiện cá nhân lưu thông, dừng, đỗ
trong khuôn viên trường học; không cho phép các phương tiện cơ giới, đặc biệt
là ô tô lưu thông, dừng, đỗ trong khu vực trường học có học sinh đang học,
sinh hoạt, vui chơi; xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm (Nếu để xảy ra tai
nạn giao thông trong sân trường thì Hiệu trương chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước Phòng GD&ĐT và UBND thành phố).

- Tăng cường trách nhiệm của nhân viên bảo vệ, phát huy lực lượng đoàn
viên giáo viên trong việc quản lí, bao quát, kịpthời nhắc nhở, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông trong khuôn viêntrường học đúng quy định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các thành viên trongnhà trường, đặc biệt là đối với trẻ em.

- Rà soát, tham mưu đề xuất chính quyền địa phương, UBND thành phố
triển khai thực hiện công tác tổ chức hạ lề, bổ sung hệ thống cây xanh, kẽ vẻ vị
trí dừng, đỗ xe trước các cổng trường nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho việc triển
khai mô hình “xếp hàng đón con”.

- Phối hợp có hiệu quả với cha mẹ học sinh trong công tác quản lí, giáo
dục học sinh về ATGT, đội mũ bảo hiểm cho con cháu khi ngồi trên xe mô tô.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Đối với Hiệu trưởng

- Xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện đến tất cả CB, GV, NV.

- Chủ động tăng cường phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường Đông Ba, Công an phường, các tổ dân phố trên địa bàn phường trong trường học trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật vềtrật tự, an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bảo đảm TTATGT cho CB, GV, NV trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, lồng ghép với các hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của CB, GV, NV và phụ huynh học sinh tự giác, tích cực tham gia tốt phong trào đảm bảoTTATGT

2. Đối với CB, GV, NV

- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo của nhà trường về xây dựng công tác đảm bảo trật tự, an toàn giaotrong nhà trường  năm 2023

- Phối hợp với phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện công tác truyền thông, tổ chức các hoạt động tuyên truyền.

- Đưa các hoạt động lồng ghép giáo dục trẻ về an toàn giao thông trong các hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày.

3. Đối với trẻ

- Có thái độ, hành vi ứng xử văn hoá, tôn trọng, lễ phép với cha mẹ, cô giáo và người lớn tuổi, đoàn kết giúp đỡ bạn, trung thực trong lời nói, việc làm.

- Có ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông; các quy chế, nội quy của lớp, trường học.

          Trên đây là kế hoạch triển khai công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong nhà trườngnăm 2023. CB, GV, NV, học sinh và phụ huynh trong toàn trường nghiêm chỉnh thực hiện để không xảy ra các vấn đề về mất ATGT trong nhà trường./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&DT (báo cáo);

- UBND phường Đông Ba (báo cáo);

- Công an phường Đông Ba (Phối hợp);

- Công đoàn, Chi đoàn TN (Phối hợp);

- CB, GV, NV (t/h);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

Số lượt xem : 109

Các tin khác