Không có cuốn sách nào hay đối với người dốt, không có tác phẩm nào dỡ đối với người khôn "

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Văn bản điều hành

Văn bản điều hành

Cập nhật lúc : 13:36 10/11/2021  

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2021- 2022
Căn cứ Công văn số 818/PGDĐT-GDMN ngày 21/9/2021 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2021-2022; Căn cứ kế hoạch số 158 /KH- MNII ngày 16 tháng 10 năm 2021 của trường mầm non II về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022; Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, để tiếp tục thực hiện tốt nội dung các chuyên đề năm học 2021 – 2022, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chuyên đề với các nội dung như sau:

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MẦM NON II

   

 Số:  162/KHCĐ-MNII

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập -Tự do-Hạnh phúc

         

                       Đông Ba, ngày 19 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2021- 2022

Căn cứ Công văn số 818/PGDĐT-GDMN ngày 21/9/2021 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2021-2022;

Căn cứ kế hoạch số 158 /KH- MNII ngày 16 tháng 10 năm 2021 của trường mầm non II về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022;

  Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, để tiếp tục thực hiện tốt nội dung các chuyên đề năm học 2021 – 2022, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chuyên đề với các nội dung như sau:

           

          I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

          1. Thuận lợi

          - Trường Mầm Non II luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng GD&ĐT Thành phố Huế, các cấp về việc đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.

          - Hàng năm Phòng Giáo Dục và Đào tạo Thành phố Huế thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng các chuyên đề cho giáo viên
          - Đầu năm học 2021- 2022 nhà trường đã quan tâm đầu tư một số đồ dùng trang thiết bị phục vụ các chuyên đề cho trẻ mầm non.

- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học các chuyên đề để suy ngẫm, phán đoán, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Đội ngũ giáo viên cơ bản đã đáp ứng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm đến việc học tập của con em mình nhất là lứa tuổi mầm non.

- Công tác làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ và phục vụ cho các chuyên đề ngày càng được giáo viên tham gia tích cực và sáng tạo, tăng thêm cơ sở vật chất trường học, tránh lãng phí và cải tạo môi trường.

 2. Khó khăn:

- Đội ngũ giáo viên còn thiếu so với quy định, một số giáo viên tuy đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng năng lực thực tế còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, chưa có kỹ năng trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Khả năng thực hiện các chuyên đề trọng tâm của giáo viên chưa chủ động và chưa sáng tạo.

- Công tác xã hội hóa phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề trọng tâm của năm học còn nhiều hạn chế, và chưa khai thác hết tiềm năng, chưa thực sự chuyển biến về chất; sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong thực hiện các chuyên đề chưa được thường xuyên, hiệu quả.

- Kinh phí đầu tư cho việc thực hiện chuyên đề của các trường mầm non còn nhiều hạn chế.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          - Giúp giáo viên nắm rõ một số nội dung chuyên đề, chuyên môn cần triển khai trong năm học.

          - Hỗ trợ, bồi dưỡng cho giáo viên một số kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức tổ chức. Giải đáp kịp thời những thắc mắc về vấn đề chuyên môn nghiệp vụ khi cần thiết.

          - Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

          - Nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị và lối sống tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp cho giáo viên.

          - Nâng cao nhận, thức kỹ năng tiếp thu các chuyên đề thực hiện chương trình GDMN.

          - Nâng cao kỹ năng sư phạm để thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non.

          - Tăng cường, đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các nhóm lớp, nhà trường.

          - Phát triển năng lực chuyên môn cá nhân theo hướng nghiên cứu bài học

          - Huy động, tuyên truyền sự tham gia của phụ huynh học sinh trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

III. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ

1. Chuyên đề xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021- 2025

- Giáo viên nắm được các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”. Khuyễn khích trẻ sáng tạo, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ.

- 100% giáo viên biết tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ.

- 100% giáo viên nắm được yêu cầu, mục đích của việc tạo môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm lớp để phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Tạo môi trường sư phạm thân thiện - xanh, sạch đẹp, đảm bảo thẩm mỹ, màu sắc trang nhã, nhẹ nhàng dịu mắt, trong lớp có nhiều đồ dùng đồ chơi tự làm, các mảng mở có chiều cao dưới 1,5 m, có thể thay đổi linh hoạt vị trí góc chơi phù hợp với chủ đề, với đặc điểm của lớp và thuận tiện cho trẻ hoạt động, tận dụng các nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm, sử dụng nhiều sản phẩm của trẻ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động…

- 100% các lớp xây dựng môi trường học tập phù hợp với từng độ tuổi, có 01 góc thực hành cuộc sống. Sưu tầm các loại vỏ hộp, giấy, len…tạo các hộp đựng nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động.

- 100% giáo viên có kĩ năng sử dụng môi trường giáo dục để hướng dẫn trẻ khám phá, trải nghiệm tại các góc, các góc được thay đổi phù hợp theo nội dung giáo dục tháng, chủ đề sự kiện

          - Trẻ được lựa chọn và tham gia các góc chơi theo ý thích.

          - 100% các lớp tổ chức hoạt động góc cho trẻ chú ý nội dung góc trọng tâm trong từng tuần, có sự đan xen tổ chức các góc chơi phù hợp với chủ đề, có sự liên kết, giao lưu giữa các góc chơi theo nội dung.

          - Giáo viên linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, làm đồ dùng, đồ chơi... giúp trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động.

          - Lớp nhà trẻ chú ý nội dung góc chơi hoạt động với đồ vật đan xen nội dung thực hành cuộc sống, góc bé chơi với hình và màu.

          - Các lớp mẫu giáo lớn chú ý tổ chức tốt nội dung Bé tập làm nội trợ và góc học tập, văn học chữ viết, thực hành cuộc sống.

          - Các nhóm lớp đều có thùng đựng rác, thường xuyên giáo dục trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định nhằm hình thành thói quen nề nếp trong việc bảo vệ môi trường sống.

2. Chuyên đề tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”

- Xây dựng nội dung giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình giáo dục mầm non, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong sinh hoạt của trẻ phù hợp với độ tuổi, văn hóa vùng miền.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh của quê hương, nét ẩm thực và những sự kiện văn hóa của Huế phù hợp với độ tuổi và mỗi địa phương.

+ Tổ chức cho trẻ tham quan Đại Nội, Nhà lưu niệm Bác Hồ; Hồ Tịnh Tâm,..

+ Tổ chức các hoạt động giao lưu “Bé với di sản văn hóa Huế, Bé với ẩm thực Huế, Bé với làn điệu dân ca địa phương” cấp cơ sở.

- Thực hiện công tác tuyên truyền thông bằng nhiều hình thức (bản tin. Zalo, website,..) phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường cộng đồng tạo môi trường kết nối thực hiện giáo dục “Văn hóa địa phương” cho trẻ.

3. Chuyên đề giáo dục “An toàn giao thông”

- Lồng ghép nội dung giáo dục “An toàn giao thông” vào các môn học, các hoạt động để dạy trẻ biết một số biển báo thông thường, Luật an toàn giao thông đường bộ.

- Nhà trường tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ chuyên đê: xây dựng mô hình ngã tư dường phố ở giữa sân trường, các biển báo và cột tín hiệu đèn,..

- Tuyên truyền phụ huynh, giáo viên hưởng ứng tháng ATGT (cả năm) đội mũ bảo hiểm, tuân thủ theo luật giao thôn, mô hình “xếp hàng đón con”..

- 100% giáo viên nắm được nội dung chuyên đề để vận dụng giáo dục trẻ trong các hoạt động giáo dục.

- Thực hiện các nội dung giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non theo hướng tích hợp một cách hiệu quả.

          - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các “Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố về giáo dục “ATGT” trong các hoạt động giáo dục của trẻ.

- 100% các nhóm lớp thực hiện góc tuyên truyền ATGT qua một số hình ảnh, hành vi đúng sai cho phụ huynh và trẻ cùng xem.

- Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Giờ đón trả trẻ, HĐVC, hoạt động học...

- Cho trẻ thực hiện bài tập hành vi đúng sai về việc chấp hành luật giao thông.

- Tổ chức giao lưu “Bé với an toàn giao thông” cấp cơ sở.

          4. Chuyên đề “Giáo dục lễ giáo”

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo trong toàn trường.

- Trên sân trường tại các góc tuyên truyền có những hình ảnh như trẻ biết chào hỏi lễ phép biết nhận quà bằng 2 tay, biết cảm ơn, xin lỗi … những nội dung các bài thơ câu truyện: như bài thơ: Lấy tăm cho bà, bó hoa tặng cô  có nội dung giáo dục lễ giáo rất gần gũi với trẻ và cần  đặt ở vị trí dễ nhìn để phụ huynh dễ quan sát vào các giờ đón và trả trẻ.

           - Chỉ đạo giáo viên trồng vườn rau tại các góc trên sân trường, trồng  các loại rau theo mùa, các bồn hoa có rất nhiều các loại hoa khác nhau nhiều màu sắc để gây sự chú ý, hấp dẫn đối với trẻ.

          - Chỉ đạo giáo viên thông qua các hoạt động  dạo chơi ngoài trời, chơi tự do cô giáo hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây như: tưới cây, nhặt cỏ, bắt sâu… từ các hoạt động đó cô giáo dục trẻ  biết được lợi ích tác dụng của những loại cây xanh đối với sức khỏe con người, và cây xanh tạo ra môi trường xanh - sạch - đẹp. Giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp từ thiên nhiên.

- Trên sân trường tôi chỉ đạo giáo viên biết sắp xếp các thùng rác  dưới gốc cây hay ở góc sân trường để giáo dục trẻ, biết nhặt rác, vất rác đúng nơi quy định. Vào các buổi sáng trong tuần sau giờ thể dục buổi sáng, các lớp vệ sinh sân trường bằng cách nhặt lá, rác trên sân trường vất vào thùng rác đúng nơi quy định. Từ đó giáo dục trẻ ý thức vệ sinh môi trường sân trường và nơi công cộng.

- Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên cách sắp xếp, bố trí đồ dùng đồ chơi  gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định tại các góc chơi. Qua đó để tạo cho trẻ thói quen ngăn nắp gọn gàng và ý thức cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi. Ngoài ra các lớp còn có góc lễ giáo. Tại góc tuyên truyền lễ giáo có những tranh ảnh nói về hành vi giáo dục lễ giáo. Có những câu chuyện bài thơ có nôi dung giáo dục lễ giáovà có kế hoạch giáo dục lễ giáo theo từng tháng của nhóm lớp.

      - Chỉ đạo định hướng cho giáo viên dự kiến nội dung giáo dục lễ giáo để lồng ghép vào trong chương trình giáo dục theo từng tháng trong năm học với nội dung yêu cầu từ dễ đến khó.

5. Chuyên đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả

- 100% giáo viên nắm được nội dung chuyên đề, biết lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp theo chủ đề và các hoạt động giáo dục trong trường mầm non.

- Các nhóm lớp có nội dung tuyên truyền giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm.

- Giáo viên gương mẫu trong việc sử dụng điện nước trong nhóm lớp để giáo dục trẻ trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

6. Chuyên đề Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ATTP

- Công tác nuôi dưỡng đảm bảo về VSATTP, không để tình trạng ngộ độc thức ăn trong bếp ăn. Nhà trường có hợp đồng thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm đủ 24 giờ.

- Nhà bếp, đồ dùng nhà bếp luôn sạch sẽ ngăn nắp, có bảng biểu theo quy định.

- Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và VSATTP vào các chủ đề một cách phù hợp nhằm giúp trẻ nhận biết 4 nhóm thực phẩm và giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể, giúp trẻ kỹ năng chế biến một số món ăn đơn giản.

-100% nhóm lớp có đủ đồ dùng vệ sinh nhóm lớp,vệ sinh cá nhân trẻ, có lịch vệ sinh tháng, tuần, hàng ngày vệ sinh lớp, vệ sinh môi trường sạch sẽ.

- 100% các nhóm lớp tổ chức cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trẻ có thói quen và kỹ năng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, các nhóm lớp thực hiện thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi. Các nhóm lớp đều có thùng đựng rác để đúng nơi quy định. Trẻ có thói quen bỏ rác dúng nơi quy định.

- 100% nhóm lớp thực hiện chuyên đề “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”

- Cho trẻ mầm non súc miệng bằng nước muối loãng.

- 100% các nhóm lớp tổ chức bữa ăn cho trẻ theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh trong quá trình tổ chức ăn, ngủ cho trẻ.

- 100% trẻ được giáo dục về các chất dinh dưỡng, ăn uống hợp vệ sinh và nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề.

          - 100% đồ dùng cho trẻ ăn, uống bằng inox và được vệ sinh thường xuyên

- Thông qua trò chơi trong các hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, trẻ được vui chơi, trải nghiệm và củng cố, khắc sâu một số kiến thức dinh dưỡng phù hợp.

7. Chuyên đề phát triển vận động

- Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non;

- Tiếp tục xây dựng bổ sung đồ dùng, dụng cụ cho góc vận động của các nhóm lớp;

- Giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với lứa tuổi để phát triển vận động cho trẻ trong nhóm lớp;

- 100% nhóm lớp có đủ trang thiết bị, dụng cụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo quy định của Thông tư 02/2010-TT-BGD.

- 100% các nhóm lớp xây dựng góc vận động cho trẻ, trang trí góc, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề và cho trẻ vận động, có đủ đồ dùng của chuyên đề phát triển vận động.

-100% các nhóm lớp tổ chức các tiết thể dục, thể dục sáng, trò chơi vận động, trò chơi dân gian... và được thể hiện đầy đủ trong giáo án.

-100% nhóm lớp được đánh giá thực hiện chuyên đề SHCM theo nghiên cứu bài học.

- Tổ chức giao lưu “Ngày hội phát triển vận động” giữa các lớp trong khối qua các trò chơi, vận động cho 100% trẻ mẫu giáo tham gia.

- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: Phát triển vận động gắn với chủ đề “Bản thân” tại lớp MG 3-4 tuổi để BGH, GV của trường tham dự.

8. Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các độ tuổi

          - Nhắc nhở đôn đốc giáo viên giáo dục kỹ năng sống của trẻ đưa vào kế họach  chủ đề và lồng ghép trong các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt .

          - Đôn đốc giáo viên hướng dẫn, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động lồng ghép, tích hợp.

          - Tổ chức cho trẻ ăn 5-6 tuổi ăn Buffe. Thông qua hoạt động này hình thành cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp,...

          - Tạo cơ hội cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá, thực hành về kỹ năng sống như: Phối hợp với nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan Đại Nội Huế, Nhà lưu niệm Bác Hồ, tham quan trường Tiểu học Trần Quôc Toản, giáo dục trẻ các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động hàng ngày.

9. Chuyên đề tạo hình

- Nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ qua các hoạt động tạo hình, sử dụng màu nước, tạo các bức tranh trang trí ở các nhóm, ở các lớp, tạo sản phẩm có chất lượng.

- Xây dựng góc tạo hình của trẻ gắn với từng chủ đề.

- Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ qua các hoạt động tại lớp, phát huy tính sáng tạo và tưởng tượng của trẻ.

- Tạo môi trường mở ở góc để giúp trẻ phát huy tính tư duy sáng tạo trong các hoạt động tạo hình.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, đi dạo, tham quan nâng cao nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh.

- 100% giáo viên nắm vững phương pháp, nội dung chuyên đề và vận dụng linh hoạt trong quá trình hướng dẫn các hoạt động tạo hình.

- 100% nhóm lớp có đủ đồ dùng phục vụ hoạt động tạo hình.

- 100% giáo viên biết vận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi góp phần bảo vệ môi trường và hướng dẫn trẻ cùng làm đồ chơi.

- Tổ chức giao lưu “Bé khéo tay’ cấp cơ sở. (Tháng 01/2022)

- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: Phát triển thẩm mỹ hoạt động tạo hình gắn với chủ đề “Gia đình” tại  lớp MG 4-5 tuổi để BGH, GV của trường tham dự.(Tháng 11/2021)

10. Chuyên đề giáo dục âm nhạc

- 100% giáo viên lựa chọn và biết vận dụng phương pháp linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động âm nhạc (có thể vừa kết hợp phương pháp truyền thống vừa sáng tạo) để làm mới tiết dạy, tạo hứng thú cho trẻ khi được tiếp cận với giai điệu, hình ảnh của bài hát…

- 90-95% trẻ có kỹ năng cảm thụ âm nhạc và hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc một cách mạnh dạn, tự tin.

- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: Giáo dục âm nhạc gắn với chủ đề “Những con vật đáng yêu” tại nhóm 24-36 tháng tuổi để BGH, GV của trường tham dự. (Tháng 12/2021)

          11. Chuyên đề khám phá khoa học/ khám phá xã hội

          - Giáo viên nắm vững cách lồng ghép tích hợp chuyên đề giúp trẻ khám phá khoa học qua các thí nghiệm thông qua hoạt động vui chơi, học tập

          - Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy chính xác, những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể và sinh động hẫp dẫn hơn.

- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: Khám phá khoa học/ Khám phá xã hội gắn với chủ đề “Thực vật” tại lớp MG 3- 4 tuổi để BGH, GV của trường tham dự. (Tháng 01/2022)

12. Chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường

          - Tiếp tục thực hiện nội dung bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường “Thân thiện - an toàn - xanh - sạch - đẹp”. Ứng phó với biến đổi khí hậu,

          - 100% nhóm lớp thực hiện lồng giáo dục bảo vệ  môi trường qua các hoạt động hàng ngày.

          - Các nhóm lớp thực hiện giáo dục tạo thói quen cho trẻ biết bảo vệ môi trường.

          + Tăng cường công tác chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi bằng nhiều nguyên vật liệu phế thải qua hội thi “làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” cấp cơ sở.

          + Tăng cường trồng nhiều cây xanh, hoa, cỏ, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp trong sân trường.

          - Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động để giúp trẻ được trãi nghiêm và hình thành các kỹ năng sống cho trẻ.

          - 100%  các nhóm lớp thực hiện tốt công tác tuyên truyền việc giáo dục cho trẻ biết bảo vệ môi trường.

13. Chuyên đề phòng chống tai nạn thương tích- chăm sóc sức khỏe cho trẻ:

          - 100% các nhóm lớp đãm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ trong các hoạt động.

          - Nhà trường xây dựng kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích, thành lập ban chỉ đạo thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực hiện công tác chăm sóc giáo dục của giáo viên và kiểm tra sửa, bổ sung kịp thời các đồ dùng, thiết bị hỏng, không đảm bảo an toàn cho trẻ.

          - 100% các nhóm, lớp tổ chức tốt các bữa ăn hằng ngày cho trẻ, rèn nề nếp, hình thành cho trẻ một số kỹ năng, thói quen văn minh trong ăn uống. Giáo viên có biện pháp chăm sóc những cháu bị bệnh, cháu suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi. Chú ý quan tâm những cháu mồ côi cha mẹ, bố mẹ ly thân...

          - Cán bộ kiêm phụ trách công tác y tế có kế hoạch cụ thể về công tác y tế trong trường học, thực hiện các nội dung chăm sóc trẻ theo quy định.

          - Tham gia tập huấn đầy đủ.

          - Tuyên truyền thường xuyên với phụ huynh.

 

 

14. Chuyên đề làm quen với toán

- Phấn đấu 100% giáo viên dạy đúng phương pháp; 100% nhóm, lớp có môi trường cho trẻ làm quen với toán đạt loại khá, tốt; 100% giáo viên biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả các trò chơi cho trẻ làm quen với toán.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy: coi trọng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, phát triển các giác quan của trẻ.

- Thực hiện tốt công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề cho trẻ làm quen với toán.

- Tiếp tục làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề cho trẻ làm quen với  toán.

- Đảm bảo 100% số trẻ mẫu giáo trong trường mầm non có đủ sách - vở cho trẻ làm quen với toán, đồ dùng cho trẻ làm quen với toán.

- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm học toán thông qua các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi.

- Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề cho trẻ làm quen với toán.

- Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non: Trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu về tập hợp, con số, kích thước, hình dạng, không gian và thời gian.

- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: LQVT gắn với chủ đề “Thực vật” tại lớp MG 4-5 tuổi để BGH, GV của trường tham dự.(Tháng 2/2022)

15. Chuyên đề văn học và chữ viết

- 100% giáo viên nắm vững nội dung chuyên đề, vận dụng linh hoạt trong hoạt động giáo dục trẻ.

- 100% nhóm lớp có góc học tập- góc sách chuyện được sắp xếp nội dung theo chủ đề.

- 100% trẻ 5 tuổi có đủ vở tập tô, tranh theo chủ đề.

- 100% trẻ 5 tuổi nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái, có kỹ năng cầm bút và tô các nét cơ bản.

100% nhóm lớp có góc thư viện thân thiện.

- Nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp, phát triển kỹ năng học đọc và học viết theo lứa tuổi.

- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: HĐ LQVH gắn với chủ đề “Phương tiện giao thông” tại Nhóm trẻ 24- 36 tháng tuổi; một hoạt động theo chuyên đề: LQCC  gắn với chủ đề “Quê hương- Đất nước- Bác Hồ” tại lớp MG 5-6 tuổi để BGH, GV của trường tham dự.(Tháng 04/2022)

          16. Chuyên đề phòng ngừa ứng phó giảm nhẹ thiên tai trong trường học

          - 100% giáo viên nắm được nội dung chuyên đề biết lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp theo chủ đề và các hoạt động giáo dục trong trường mầm non.

          - Các nhóm lớp có nội dung truyên truyền giáo dục trẻ về cách phòng ngừa nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nhận biết nguy hiểm sắp xảy ra...

          - Nâng cao nhận thức cho giáo viên và trẻ về biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất và tiết kiệm năng lượng.

.         * Tóm lại:

- Vận dụng linh hoạt nội dung các chuyên đề đã tiếp thu trong các hoạt động giáo dục theo từng chủ đề vào 1 ngày hoạt động của bé tại trường mầm non.

 - 100% CBGV nắm được nội dung, phương pháp, chương trình GDMN để vận dụng lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với trẻ và thực tế địa phương.

          IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC CHUYÊN ĐỀ

          - Thực hiện bồi dưỡng giáo viên qua đợt tập huấn Bồi dưỡng thường xuyên và Bồi dưỡng chuyên môn trong năm học 2021- 2022.

          - Giáo viên nắm vững nội dung, yêu cầu các chuyên đề để vận dụng vào công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non.

          - Chỉ đạo các nhóm, lớp thực hiện tốt việc lồng ghép nội dung giáo dục các chuyên đề vào trong các hoạt động của trẻ.

          - Chuyên môn nhà trường lên kế hoạch và phân công giáo viên tổ chức hoạt động và dự kiến kinh phí đầu tư cho việc tổ chức chuyên đề.

          - Mạnh dạn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên của bài học

          - Tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

          - Nhà trường xây dựng kế hoạch đưa mục tiêu phấn đấu cụ thể cho từng chuyên đề, đề ra giải pháp sát thực với tình hình nhà trường.

          - Trong từng tháng lựa chọn 1 chuyên đề để thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để  trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm.

          - Tổ chức phát động và có đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, có sơ kết, tổng kết, khen thưởng.

          - Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác triển khai, thực hiện chuyên đề gắn với sơ kết, tổng kết năm học của nhà trường.

          - Tích cực trong công tác tuyền truyền phụ huynh tham gia đóng góp, sưu tầm đồ dùng phục vụ chuyên đề, giáo viên phát huy, sưu tầm các nguyên vật liệu tại địa phương để thực hiện chuyên đề.

          V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Đối với nhà trường:

          - Xây dựng kế hoạch, triển khai tới các tổ chuyên môn và 100% giáo viên trong nhà trường.

          - Phân công hoặc cho giáo viên đăng ký thực hiện các chuyên đề trong kế hoạch

          - Dự kiến nguồn kinh phí tổ chức chuyên đề.

          - Hướng dẫn giáo viên mạnh dạn bồi dưỡng chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

          - Chuyên môn tham mưu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, để giáo viên thực hiện theo nội dung các chuyên đề.

          - Tổ chức các hội thi: Trang trí nhóm lớp; Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo; Giao lưu “Bé khéo tay”, “Ngày hội phát triển vận động” ; Bé vui hội xuân và tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm học

          - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập tại trường, sinh hoạt chuyên môn theo cụm.

          - Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

          2. Đối với tổ chuyên môn:

          - Tổ chuyên môn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên của tổ, báo cáo nhà trường đầu tuần, tháng về kế hoạch thao giảng của tổ.

          - Thông báo cho giáo viên được phân công chuẩn bị điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.

          - Giáo viên tham gia dự giờ nhận xét, chia sẻ, đánh giá hoạt động giáo dục của tổ.

          - Khi nhận được phân công thực hiện chuyên đề từ chuyên môn nhà trường, tổ có trách nhiệm động viên, khuyến khích giáo viên tham gia tổ chức chuyên đề có hiệu quả.

          3. Đối với giáo viên:

          - Xây dựng kế hoạch giáo dục cho hoạt động được phân công; Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để tổ chức các hoạt động.

          - Tổ chức các hoạt động mang tính mới, khoa học, nội dung, hình thức, cách thức phương pháp phù hợp với lứa tuổi đang phụ trách theo chương trình giáo dục mầm non.

          - Chuẩn bị các loại tranh ảnh, nội dung giáo dục, nội dung tuyên truyền.

          - Thực hiện lồng ghép các nội dung chuyên đề vào các hoạt động giáo dục trẻ.

          - Tổ chức các hoạt động phải lấy trẻ làm trung tâm hướng đến trẻ, do trẻ và vì trẻ.

          - Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng thực hiện chuyên đề có hiệu quả.

          4.  Đối với trẻ:

          - 100% trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.

          - Nắm bắt các nội dung giáo dục thông qua các hoạt động.

          VI. DỰ KIẾM THỰC HIỆN CÁC CHUYÊN ĐỀ CỤ THỂ

          * THÁNG 08

Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.

          * THÁNG 09

- Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Giáo dục lễ giáo cho trẻ.

- Chuyên đề: Giáo dục an toàn giao thông.

- Chuyên đề: Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”

- Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả

          * THÁNG 10

- Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.

- Chuyên đề: Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, GDATGT.

- Chuyên đề phòng ngừa ứng phó giảm nhẹ thiên tai trong trường học.

- Chuyên đề phát triển vận động. ( Độ tuổi 3-4 tuổi. Chủ đề “Bản thân”)

          * THÁNG 11

- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các độ tuổi.

- Chuyên đề: Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, GDATGT.

- Chuyên đề Tạo hình (Kỹ năng nặn, xé dán, vẽ…) (Độ tuổi 5-6 tuổi. Chủ đề “Động vật)

          * THÁNG 12

- Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

- Chuyên đề: Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, GDATGT.

- Chuyền đề giáo dục âm nhạc. (Nhóm trẻ 24-36 tháng. Chủ đê “Động vật”

          * THÁNG 01

- Chuyên đề: Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, GDATGT.

- Bảo vệ môi trường: Tận dụng nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Phòng chống tai nạn thương tích.

- Chuyên đề: Khám phá khoa học hoặc khám phá xã hội. (Độ tuổi 4-5 tuổi. Chủ đề “Thực vật”

          * THÁNG 02

- Chuyên đề: Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm.

- Giáo dục bảo vệ môi trường.

- Chuyên đề: Làm quen với toán. (Độ tuổi 4-5 tuổi. Chủ đề “Thực vật”)

          * THÁNG 03

- Chuyên đề: Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, GDATGT.

          -  Chuyên đề: Dinh dưỡng cho bé

          * THÁNG 04

- Chuyên đề: Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, GDATGT.

- Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả

- Làm quen văn học và chữ viết. (Độ tuổi 5-6 tuổi- HĐLQCC- Chủ đề: “Quê hương- Đất nước - Bác Hồ”; Nhóm trẻ 24-36 tháng- HĐLQVH- Chủ đề: “Mùa hè của bé”)

          * THÁNG 05

          - Tổng kết các chuyên đề thực hiện trong năm.

 

Nơi nhận:

- Các tổ chuyên môn (để thực hiện);

- Lưu: VT, CM.

 

Người lập kế hoạch

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

 

Lê Thị Dạ Thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 274

Các tin khác