Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người ''

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Văn bản điều hành

Văn bản điều hành

Cập nhật lúc : 14:16 06/04/2022  

KẾ HOẠCH Phòng, chống bạo lực học đường của Trường Mầm Non II

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ TRƯỜNG MẦM NON II

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do-Hạnh phúc

 

Số: 32/KH-MNII                     Đông Ba, ngày 23 tháng 3 năm 2022

KẾ HOẠCH

Phòng, chống bạo lực học đường của Trường Mầm Non II

          Thực hiện Công văn  số 1772/ UBND-GD ngày 17 tháng 3 năm 2022 của UBND thành phố Huế về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường;

          Thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 và tình hình thực tế, trường Mầm Non II xây dựng kế hoạch phòng, chốngbạo lực học đường cụ thể như sau:

          I. Mục đích, yêu cầu

          1. Mục đích:

          - Nâng cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học.

          - Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ và cho CBGVNV trong nhà trường.

          - 100% CBGVNV trong trường được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo lực học đường; biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đườngtheo quy định.

          - Phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

          2. Yêu cầu:

          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh,có các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường; các biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo lực học đường.

          - Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự trường học và các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo lực. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Phòng Giáo dục, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh nhằm đảm bảo an toàn, phòng ngừa hỗ trợ, can thiệp kịp thời trong công tác phòng, chống bạo lực học đường.

          - Chủ động phòng ngừa, không để có những hành động bạo hành trẻ em trong nhà trường.

          - Phát hiện kịp thời CBGVNV có biểu hiện hoặc hành vi gây bạo lực học đường cho người học, phòng chống hiện tượng kỳ thị, đối xử không công bằng đối với người học.

          - Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, môi trường thân thiện, môi trường an toàn lành mạnh.

          II. Nhiệm vụ và giải pháp

          1.Triển khai tới đội ngũ CBGVNV học tập, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh tại đơn vị; phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cơ quan công an và các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo hành trẻ xảy ra trong và ngoài nhà trường.

          2. Nhà trường hướng dẫn, triển khai kế hoạch công tác phòng, chống phòng, chống bạo lực học đường đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường với CBGVNV và giáo viên chủ nhiệm các lớp với cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em” kèm theo các quy định xử lý cụ thể.

          3. Trường chỉ đạo, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho 100% CBGVNV; thực hành có hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; duy trì hoạt động tư vấn tâm lý cho Phụ huynh và học sinh, lập hồ sơ theo dõi những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh cá biệt, học sinh có vấn đề cần giúp đỡ tâm lý.

          4. Phối hợp với Công an địa phương, Hội cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến 100% cán bộ, giáo viên, học sinh về các nội dung liên quan đến bạo lực học đường; lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của CBGVNV, cha mẹ trẻ và cộng đồng về mối nguy hiểm về bạo lực học đường.

          5. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác.

          6. Lập hồ sơ kiểm tra, theo dõi, giám sát, phát hiện kịp thời khi có hiện tượng CBGVNV trong trường vi phạm để có biện pháp giải quyết, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định.

          7. Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường,

          8. Thực hiện công tác bảo vệ trường 24/24 giờ để giữ gìn tài sản và tham gia ngăn chặn bạo lực học đường.

          9. Tăng cường công tác kiểm tra của lãnh đạo nhà trường.

          10. Phối hợp với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt phòng chống bạo học đường.

          III. Tổ chức thực hiện

          1. Đối với Ban Giám Hiệu:

          - Xây dựng “Kế hoạch phòng, chống bạo lực học đườngtrong nhà trường” cụ thể, có tính khả thi và triển khai có hiệu quả đến cán bộ, giáo viên, nhân viên; Có các biện pháp ngăn ngừa kịp thời đối với các trường hợp vi phạm về bạo lực học đường trong nhà trường

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường thông qua các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt Công đoàn, Đoàn thanh niên; nâng cao sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và tích cực tham gia vào phong trào phòng, chống bạo học đường.

          - Có kế hoạch xây dựng tủ sách pháp luật nhằm cung cấp đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của CBGVNV và phụ huynh học sinh khi có nhu cầu tìm hiểu.

          - Nhà trường phối hợp với Công đoàn, Chi Đoàn thanh niên chỉ đạo giáo viên đưa nội dung đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy, bạo hành trẻ em vào trong các buổi họp phụ huynh.

          - Tổ chức cho CBGVNV trong nhà trường học tập đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp về phòng chống bạo học đường.Tổ chức thực hiện ký cam kết giữa Nhà trường với CBGVNV và giữa giáo viên các lớp với cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em”.

          - Lắp đặt hệ thống camera giám sát tại cổng, sân trường và các nhóm lớp để theo dõi phòng ngừa bạo lực học đường.

          - BGH phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên để chỉ đạo giáo viên nâng cao trách nhiệm vị trí, vai trò và đạo đức nhà giáo, không xẩy ra bạo lực học đường.      

          2. Đối với giáo viên, nhân viên

          - Tích cực tham gia công tác truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, tổ chức sinh hoạt chuyên đề về ngăn ngừa, phòng chống bạo lực học đường.Công khai kênh tiếp nhận thông tin về phòng, chống bạo hành trẻ với cha mẹ trẻ và cộng đồng.

          - Nghiêm túc thực hiện Thông tư số13/2010/TT-BGDĐT về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non và xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo hành trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, Giáo dục ý thức, nhận thức và kĩ năng ứng xử với các tình huống bạo hành cho trẻ.

          -Tăng cường nhận thức và sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc thực thi pháp luật trong cuộc sống hiện nay, nhận biết những hành vi được xem là bạo lực học đường.Có ý thức tự giác, tự học, tự trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy và lồng ghép trong các hoạt động của trẻ.Tự học tập, rèn luyện nâng cao đạo đức nhà giáo, đạo đức nghề nghiệp.

          - Thực hiện ký cam kết với Nhà trường và cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em”. Cam kết với nhà trường không vi phạm đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy chế chuyên môn.

          - Thực hiện xây dựng nếp sống văn minh,thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, tránh xa các hành vi bạo hành trẻ.

          - Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các nguy cơ, các yếu tố xảy ra tai nạn cho trẻ.

          3. Các đoàn thể và các bộ phận khác

          * Tổ chức Công đoàn - Đoàn thanh niên:

          - Ngăn chặn và phát hiện kịp thời những hành vi bạo lực học đường báo cáo về hiệu trưởng xử lý kịp thời.

          - Tổ chức tốt các ngày Hội, ngày lễ có lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường.

          - Nâng cao nhận thức cho đoàn viên về ý thức chấp hành pháp luật và không bạo lực học đường.

          - Không làm việc riêng, không tiếp khách đến liên hệ với cá nhân trong giờ làm việc.

* Ban thanh tra nhân dân – Ban kiểm tra nội bộ trường học:

          - Giám sát các hoạt động trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ em trong nhà trường.

          - Kịp thời kiến nghị xử lý khi phát hiện tình trạng bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường, hành vi bạo lực đối với trẻ em.

          * Nhân viên Y tế

          - Tăng cường công tác tuyên truyền chăm sóc sức sức khỏe, kiểm tra đôn đốc các hoạt động vệ sinh môi trường.

          - Phát hiện kịp thời những biểu hiện về thể chất và tinh thần của trẻ có dấu hiệu bị bạo lực để báo cáo lại nhà trường.

          - Thực hiện tốt Thông tư 13 về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

          - Can thiệp xử lý kịp thời sơ cấp cứu ban đầu (nếu có).

          * Đối với bảo vệ

          - Làm tốt công tác trật tự an toàn trong khu vực trường quản lý.

          * Đối với phụ huynh học sinh

          - Thường xuyên nhắc nhở, bảo vệ con em mình khi có biểu hiện tiêu cực trong bạo hành trẻ em.

          - Thực hiện việc ký cam kết với giáo viên về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em”.

          - Làm tốt công tác giáo dục con em mình thực hiện tốt nội quy, quy chế nhà trường, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước, luật giao thông đường bộ…

          - Mỗi bậc cha mẹ là một tấm gương tốt về đạo đức, lối sống trong gia đình để con em noi theo.

          - Thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường. Phối hợp tốt với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

          Trên đây là kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường của trường Mầm Non II năm học 2021 -2022. Yêu cầu toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:

- BGH (để triển khai);

- Các tổ khối CM (để t/hiện);

- CMHS (để phối hợp)

- Lưu VT.

Xét duyệt

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

Người lập kế hoạch

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Lê Thị Dạ Thảo

Số lượt xem : 303

Các tin khác