Văn bản điều hành
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025
UBND THÀNH PHỐ HUẾ TRƯỜNG MẦM NON II
Số: 250 /KH-MNII |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Huế, ngày 03 tháng 10 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
Phòng chống bạo lực học đường năm học 2024 - 2025
Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;;
Căn cứ Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;
Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 – 2025, Trường mầm non II xây dựng Kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.Tổng số CBGVNV và học sinh:
- CBGVNV: 57 người
- Số học sinh: 480 cháu
2.Cơ sở vật chất:
- Tổng số phòng học :16;
- Tổng số phòng chức năng và hiệu bộ: 07 phòng: Phòng y tế: 01; Bếp ăn :01; Hội trường: 01; Phòng kế toán: 01; Phòng Hiệu trưởng: 01; Phòng PHT: 01; Phòng GDAN-TC: 01.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Mục đích
Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng bạo lực học đường và những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống của nhà giáo trong và ngoài trường học;
Giảm tình trạng vi phạm bạo lực học đường và hạn chế tối đa sự vi phạm đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, CMHS.
Xây dựng thói quen ứng xử có văn hoá, chấp hành pháp luật, không vi phạm bạo lực trong trường học và hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia các hoạt động giáo dục; tạo môi trường giáo dục trật tự, an toàn, lành mạnh.
Không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế nhà trường. Chủ động, giữ gìn danh dự của nhà trường và có đạo đức, lối sống lành mạnh trong mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ trong nhà trường.
100% CBQL,GV,NV trong trường được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành; biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo hành theo quy định.
2. Yêu cầu:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáoviên, phụ huynh học sinh đảm bảo các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành. Đây là đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và cũng là căn cứ để đánh giá thi đua đối với các đoàn thể, các tổ, nhóm và viên chức và người lao động trong nhà trường.
Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự trường học và các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành.
Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Ban ĐDCMHS, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh, nhằm đảm bảo an toàn, phòng ngừa hỗ trợ, can thiệp kịp thời trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ.
Chủ động phòng ngừa, không để có những hành động bạo hành trẻ em trong nhà trường.
Hình thức tuyên truyền, phòng chống đa dạng, phong phú, có sự đổi mới đạt hiệu quả cao. Nội dung tuy n truyền phải đảm bảo sâu rộng, phù hấp địa bàn, đối tượng
III. NỘI DUNG
1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo hành trẻ cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh tại đơn vị; phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cơ quan công an và các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo hành trẻ xảy ra trong và ngoài nhà trường.
2. Tiếp tục quán triệt, thực hiện Quyết định số số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các CSGDMN, GD phổ thông, GD thường xuyên giai đoạn 2017-2021; Chỉ thị 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục;
3. Nhà trường hướng dẫn, triển khai Kế hoạch công tác phòng, chống phòng, chống bạo hành trẻ đến 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường với CB,GV,NV và giáo viên các nhóm lớp với cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em” kèm theo các quy định xử lý cụ thể
4. Nhà trường chỉ đạo, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho 100% CBQL,GV,NV; thực hành có hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; Phối hợp với Công an địa phương, Hội cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến 100% CBQL,GV,NV và học sinh về các nội dung liên quan đến bạo hành trẻ em; lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của CBQL,GV,NV cha mẹ trẻ và cộng đồng về mối nguy hiểm về bạo hành trẻ em. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên và các tổ chức, đoàn thể khác
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giáo dục đạo đức nhà giáo cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thông qua thực hiện các nội quy, quy định trong nhà trường:
- Tăng cường việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho CBQL,GV,NV và học sinh, thực hiện sống và làm việc theo pháp luật.
- Tổ chức cho đội ngũ CBQL,GV,NV trong trường được học tập, thảo luận, ký cam kết về nội quy, quy định của nhà trường về quyền và nhiệm vụ của nhà giáo thông qua các buổi họp đầu năm của nhà trường, không vi phạm đạo đức nhà giáo, bảo vệ quyền và lợi ích cho trẻ khi đến trường.
- Nghiêm cấm CBQL,GV,NV trong trường không được tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các loại hung khí có khả năng gây sát thương cao.
- Nghiêm cấm việc tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi nguy hiểm, kích động bạo lực.
- Phối h ợp với cha mẹ trẻ em: Thông qua hội nghị cha mẹ trẻ em đầu năm, nhà trường phổ biến và triển khai tới toàn thể cha mẹ trẻ em những nội quy, quy định của nhà trường có li n quan đến học sinh.
- Lập hồ sơ theo dõi đối với những giáo viên, nhân viên trong trường thường xuyên vi phạm nội quy để kịp thời chấn chỉnh các cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, và vi phạm kỷ luật.
2. Giáo dục đạo đức thông qua rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ:
- Tăng cường hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, thông qua đó:
+ Rèn luyện kĩ năng giao tiếp để các em có những hành động thân thiện với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh.
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động để tạo sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, thân thiện. Thông qua đó để giáo dục lòng nhân ái, trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày.
3. Phát huy vai trò của cán bộ, giáo viên và vai trò các đoàn thể:
- Giáo viên các lớp cần nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của từng phụ huynh học sinh để có thể chia sẻ những khó khăn với những gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, để an ủi và động viên các gia đình cho các cháu đi học. Trong giờ đón và trả trẻ, trong các cuộc họp phụ huynh cô giáo cần trao đổi tình hình của trẻ ở lớp như: tình hình sức khỏe, kết quả cân đo, những biểu hiện về tâm lý, sở thích của trẻ…
- Tổ chức Công đoàn: Phối hợp với chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tăng cường các hình thức thi đua khen thưởng để tuyên dương, khen thưởng những gương người tốt việc tốt.
- Thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động: “Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; cuộc vận động “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” trong nhà trường.
- Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, văn minh. Giáo viên phải hiểu đươcc tâm sinh lý trẻ, biết kiềm chế, tuyệt đối không được dùng bạo lực, ngôn ngữ xúc phạm đối với trẻ, ngay cả với những trẻ hiếu động, cô giáo phải luôn là tấm gương sáng để trẻ tin tưởng, học tập noi theo.
- Quán triệt trong CBQL,GV,NV việc thực hiện đạo đức nhà giáo, giáo dục học sinh bằng tình thương để cảm hóa và giúp các cháu thích đến trường.
- Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành học sinh, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của học sinh.
- Tổ chức cho CBQL,GV,NV trong trường ký cam kết về việc “Nói không với hành vi bạo lực học đường” kèm theo các quy định xử lý cụ thể.
V. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH XẢY RA TẠI TRƯỜNG
Tình huống 1: Học sinh lớp 5-6 tuổi trong lớp đánh nhau do dành đồ chơi
* Cách xử lý tình huống:
- Giáo viên trong lớp có mặt tại đó kịp tời ngăn chặn xung đột, giáo viên còn lại bao quát trẻ khác và sau đó tìm hiểu nguyên nhân, xử lý xung đột và hòa giải theo hướng tích cực. Nếu có thương tích thì giáo viên đưa trẻ đến phòng y tế, báo cáo kịp thời lên ban giám hiệu để xử lý
-Thông báo cho phụ huynh đó lên để động viên nhắc nhở trẻ, giáo dục trẻ trong việc chia sẻ, đoàn kết giữa các bạn trong lớp
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian để trẻ cùng tham gia chơi và gắn kết, hợp tác với nhau hơn.
Tình huống 2: Phụ huynh bạo hành tinh thần giáo viên
Phụ huynh đến trường chửi, xúc phạm danh dự giáo viên vì không cho mẹ đón con vào nữa buổi( bố được toàn án cấp quyền giám hộ)
* Cách xử lý tình huống
- Giáo viên chủ nhiệm hết sức bình tỉnh, nhẫn nhịn để phụ huynh giảm nóng.cho mẹ gặp con ở phòng nhân viên.
- Gọi cho bố xin ý kiến( bố được cấp quyền giám hộ) nếu đuộc đồng ý thì cho mẹ đón về.
- Chia sẻ sự đồng cảm ới mẹ đồng thời cho mẹ biết hành vi của mẹ hiện nay là xúc phạm cô giáo, việc cô giáo không cho trẻ ra khỏi trường trong giờ học là do yêu cầu của người giám hộ.
Báo cáo với CBQL, nhờ sự giúp đỡ, can thệp từ CBQL nhà trường
Tình huống 3: Bạo lực học đường từ giáo viên, nhân viên, người lao động:
Nhân viên cấp dưỡng chuyển thức ăn cho trẻ không đúng giờ và thiếu đồ dùng của trẻ, nên giáo viên của lớp phản ảnh. Từ đó hai cô xảy ra mâu thuẩn cải vã to tiếng và xô xát nhau tại tiền sảnh của lớp.
* Cách xử lý tình huống:
Mọi tổ chức trong nhà trường, có trách nhiệm tiếp nhận thông tin và báo ngay với CBQL nhà trường để xử lý đối với các hành vi bạo lực học đường do nhà giáo, nhân viên, người lao động trong nhà trường gây ra.
- Các thành viên trong trường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công bằng mọi biện pháp cô lập, khống chế đối tượng gây ra bạo lực.
- Nhân viên y tế tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để sơ, cấp cứu cho nạn nhân (nếu có) và gọi cấp cứu (nếu cần).
- CBQL nhà trường có trách nhiệm xác minh, mời, cá nhân liên quan cùng xử lý vụ việc.
- CBQL nhà trường báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên xin ý kiến giải quyết.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với hiệu trưởng
- Xây dựng các nội quy, quy chế của nhà trường về công tác phòng chống bạo lực học đường. Thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, có tính khả thi và triển khai có hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện thực hiện kế hoạch. Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với người thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình những cá nhân vi phạm.
- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác đảm bảo an ninh trật tự và công tác phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường.
- Nhà trường tổ chức công tác truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, tổ chức sinh hoạt chuyên đề đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công khai kênh tiếp nhận thông tin về phòng, chống bạo hành trẻ với cha mẹ trẻ và cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của báo cáo viên và CBQL,GV,NV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu.
- Đề ra các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp CBQL,GV,NV vi phạm.
- Nhà trường phối hợp với công đoàn, Chi Đoàn thanh niên chỉ đạo giáo viên và nhân viên trong trường, đưa nội dung đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống bạo hành trẻ em trong các buổi họp phụ huynh và qua giờ đón trả trẻ.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CBQL,GV,NV toàn trường trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn và tổ chức thực hiện ký cam kết giữa Nhà trường với CB,GV,NV và giáo viên các lớp với cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em”.
2. Đối với cán bộ giáo viên
- Thực hiện Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo hành trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, Giáo dục ý thức, nhận thức và kĩ năng ứng xử với các tình huống bạo hành cho bản thân trẻ.
- Thực hiện nghiêm túc các giải pháp về phòng chống bạo lực trong nhà trường khi tham gia các hoạt động giáo dục.
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục, phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh và thực hiện văn hoá ứng xử.
- Cùng CBQL tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể
cho trẻ tham gia cùng nhau.
- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để phục vụ cho công tác giảng dạy cho học sinh trong trường đạt hiệu quả khi được phân công.
- Tuyên truyền giáo dục cho CBQL,GV,NV về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống trong hiện nay.
- Thực hiện ký cam kết giữa Nhà trường với giáo viên các lớp với cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em”
- Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia, để tránh xa các hành vi bạo hành trẻ.
3. Các đoàn thể phối hợp
3.1. Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên
- Phối hợp với Công an phường ngăn chặn những sự việc có thể xảy ra.
- Tăng cường chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường.
- Vận động đoàn viên tham gia tốt phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
- Bố trí lực lượng trực hàng ngày cùng nhà trường, kịp thời phát hiện các đối tượng bên ngoài vào trường trái phép, phối hợp cùng Bảo vệ trường làm tốt công tác phòng ngừa và giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trong khuôn viên của trường nhằm đảm bảo an ninh chính trị trường học.
3.2. Y tế
- Tăng cường công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, kiểm tra đôn đốc các hoạt động vệ sinh môi trường.
- Hoàn thành kịp thời đúng quy định công tác kiểm tra sức khỏe cho học sinh trong năm học.
3.3. Đối với phụ huynh học
- Phối hợp với nhà trường và giáo viên trong công tác phòng chống bạo lực học đường.
- Làm tốt công tác giáo dục con em mình thực hiện tốt nội quy của nhà trường, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước…
Trên đây là kế hoạch phòng chống bạo lực học đường của trường mầm non II, đề nghị CBQL,GV,NV thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT ( để b/c); - CBGVNV ( để t/h); - Website nhà trường; - Lưu: VT. |
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Cao Tâm Uyên |
Số lượt xem : 12