Trong giáo dục, không có gì đáng ngạc nhiên hơn là lượng ngu dốt mà nó tạo ra dưới dạng chân lý trì trệ "

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Văn bản điều hành

Văn bản điều hành

Cập nhật lúc : 14:48 09/08/2022  

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2022-2023

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON II                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
   

 

Số: 122/KH-MNII                                             Huế, ngày 08 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

NĂM HỌC 2022-2023

- Thực hiện Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT về công tác y tế trường học;

- Căn cứ nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của đơn vị, trường Mầm non II xây dựng kế hoạch hoạt động công tác y tế trường học năm học 2022-2023 như sau:

I. Mục đích:

- Nhằm đảm bảo các điều kiện theo quy định của Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT về: phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học; Bảo đảm đủ nước uống, nước sinh hoạt sạch sẽ; Nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, môi trường trong nhà trường an toàn, sạch đẹp; Các điều kiện về an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; Nhà trường có phòng y tế, nhân viên y tế, các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh .

II. Yêu cầu:

          - Có Ban chăm sóc sức khỏe học sinh trường học đầy đủ thành phần theo quy định.

          - Xây dựng đầy đủ các kế hoạch đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích, kế hoạch phòng chống dịch bệnh, kế hoạch đảm bảo vệ sinh  an toàn thực phẩm phòng chống ngộ độc thức ăn...trong trường học.

          - Trường, lớp học, sân chơi đảm bảo đúng theo quy định của công tác y tế trường học dành cho cơ sở giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907:2011) và các quy định hiện hành.

          - Đồ chơi ngoài trời đẹp, đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mầm non.

          - Đồ dùng, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ học tập trong lớp đảm bảo an toàn và vệ sinh sạch sẽ.

          - Phòng y tế có đầy đủ dụng cụ y tế: bông băng, gạc, nẹp, que test covid, thuốc sát trùng, thuốc hạ sốt.

          - Nhân viên phụ trách y tế có nghiệp vụ sơ cấp cứu.

- Thực hiện kiểm tra sức khỏe đầu năm cho 100% trẻ.

- Thực hiện công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, cách chăm sóc trẻ,.. cho cha mẹ các cháu, lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục sức khỏe vào các hoạt động cho trẻ.

- Nhà trường có đầy đủ bảng biểu tuyên truyền, thông tin cập nhật kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế.

III. Nội dung, biện pháp, quy trình thực hiện:

1. Nội dung:

- Bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học theo quy định.

- Bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học.

- Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm: bếp ăn bán trú, nhân viên cấp dưỡng, tiếp phẩm.

- Bảo đảm môi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng.

- Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học.

- Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho giáo viên và nhân viên.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe.

- Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh học đường – phòng chống dịch bệnh.

- Thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học.

- Dự toán các khoản mua sắm vật tư, đồ dùng y tế, thuốc men… và kinh phí thực hiện.

2. Biện pháp:

- Tham mưu xây dựng phòng học, bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907:2011) và các quy định hiện hành.

- Cung cấp đủ nước uống, nước sinh hoạt, vệ sinh trong ngày cho trẻ. Đảm bảo chất lượng nguồn nước sạch theo tiêu chuẩn về nước ăn uống của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2009/BYT).

- Có nhân viên lao công thường xuyên vệ sinh đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, không ẩm mốc, không có mùi; sàn nhà khô ráo, tránh trơn trợt.

- Trang bị đầy đủ vòi rửa tay, máng rửa, có đủ xà phòng rửa tay cho GVNV và trẻ. Trang bị đầy đủ thùng đựng rác hợp vệ sinh ở các lớp; đặt ở vị trí thuận lợi dễ thấy, dễ, nhìn, dễ bỏ ở trong trường; có hợp đồng thu gom, xử lý chất thải, rác thải.

- Đảm bảo khơi thông hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt; không để nước ứ đọng xung quanh trường lớp, không gây mùi hôi thối.

- Bếp ăn đảm bảo đúng quy cách, vận hành theo quy trình bếp 1 chiều; đảm bảo vệ sinh an toàn trong sơ, chế biến cho trẻ; có đầy đủ dụng cụ chế biến, trang thiết bị nhà bếp và luôn đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Nhân viên cấp dưỡng phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe, có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo thực hành tốt vệ sinh cá nhân khi chế biến thức ăn cho trẻ.

- Xây dựng mối liên hệ tốt giữa nhà trường với cha mẹ các cháu và cộng đồng để giúp đỡ, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe học sinh; xây dựng môi trường trường học lành mạnh, không phân biệt đối xử, không bạo lực.

- Bố trí phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh.

- Nhân viên y tế phải có trình độ chuyên môn và thường xuyên cập nhật kiến thức y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định.

- Đầu năm học, trẻ phải được kiểm tra sức khỏe để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên. Thông báo tình hình sức khỏe của trẻ cho cha mẹ các cháu để có biện pháp phối hợp thực hiện trong chăm sóc trẻ.

- Mỗi tháng/lần: Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi;

- Mỗi quý/lần: Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi;

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.

- Phối hợp với cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho trẻ; tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

- Tư vấn cho cha mẹ các cháu về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất của trẻ, hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập.

- Thực hiện phần mềm dinh dưỡng, xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn bảo đảm đủ chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, theo mùa và phù hợp cho sự phát triển của trẻ.

- Lập và ghi chép vào sổ theo dõi bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.

- Xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.

- Sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh truyền thông giáo dục sức khỏe, công tác phòng chống các dịch bệnh với nội dung phù hợp để thông báo, tuyên truyền cho cha mẹ các cháu và cộng đồng.

- Tổ chức truyền thông, tuyên truyền công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thông qua các buổi họp phụ huynh, các buổi hội thảo có cha mẹ các cháu tham gia, các hội thi tại trường về những biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Có các giải pháp thực hiện phòng chống bệnh học đường:

a/ Phòng bệnh răng miệng:

+ Giáo dục cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng: tích hợp vào các hoạt động trong ngày của trẻ, qua các hoạt động giáo dục, sử dụng hình ảnh trực quan ….

+ Cho trẻ thực hiện chải răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ.

b/ Phòng bệnh học đường: mắt, cong vẹo cột sống,…

+ Giáo dục sức khỏe: vệ sinh cá nhân, phòng tránh dịch bệnh, không dùng thực phẩm hết hạn sử dụng.

+ Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống, phòng bệnh cận thị. Không xem điện thoại quá gần và xem nhiều lần

c/ Phòng chống suy dinh dưỡng:

+ Thực hiện chế độ ăn theo khẩu phần dinh dưỡng, sử dụng phần mềm để cân đối các chất và đảm bảo lượng Kcalo hoạt động trong ngày cho trẻ.

+ Có chế độ ăn và hoạt động hợp lý dành cho trẻ SDD, trẻ thấp còi và trẻ béo phì trong trường.

d/ Phòng chống bệnh tay chân miệng:

+ Rửa tay, vệ sinh khử khuẩn vật dụng, đồ chơi, nhà cửa để phòng bệnh tay chân miệng.

+ Thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch để phòng bệnh Tay-Chân-Miệng.

+ Theo dõi, giám sát chặt chẽ ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ phòng bệnh lây lan.

+ Thực hiện khử trùng bằng hóa chất Chloramin B tại các lớp học và bếp ăn bán trú.

e/ Phòng bệnh sốt xuất huyết

+ Tổ chức tổng vệ sinh môi trường, phun khử khuẩn, thông thoáng phòng, khai thông cống rãnh, diệt loăng quăng, bọ gậy không để muỗi có nơi sinh sản nhằm phòng dịch sốt xuất huyết trong nhà trường.

+ Báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh cho trạm Y tế địa phương nhằm kiểm soát các điểm nguy cơ, vùng nguy cơ bộc phát dịch sốt xuất huyết, tăng cường giám sát côn trùng tại các khu vực, điểm nguy cơ để chủ động chống bệnh sốt xuất huyết.

- Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các hoạt động học tập vui chơi của trẻ để giáo dục trẻ.

- Tổ chức cho trẻ thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình và các hoạt động phù hợp đối với trẻ.

- Nhân viên y tế tham mưu công tác báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên hoặc khi có dịch bệnh xảy ra.

- Nhà trường thực hiện tự tổ chức đánh giá kết quả công tác y tế trường học theo quy định.

3. Quy trình thực hiện hàng tháng:

* Tháng 8:

-  Kiểm tra vệ sinh môi trường.

- Dự kiến trang bị tủ thuốc y tế, chuẩn bị tài liệu, hồ sơ sổ sách, các biểu mẫu để phục vụ cho công tác y tế học đường.

- Chỉ đạo GV các lớp tổng vệ sinh, lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp gọn gàng ngăn nắp theo các góc hoạt động.

- Mua sắm, trang bị đồ dùng phục vụ cho công tác vệ sinh của các nhóm lớp, bán trú.

- Phát clomim B cho các lớp vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, lau sàn.

- Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền: giáo dục vệ sinh môi trường, bệnh sốt xuất huyết, dịch Covid-19.

* Tháng 9:

- Chuẩn bị các hồ sơ sổ sách y tế đầu năm học.

- Xây dựng các kế hoạch hoạt động của năm.

- Kiểm tra sức khỏe đầu năm cho trẻ. Cân đo quý I cho trẻ. Kiểm tra sức khỏe CBGV và NV cấp dưỡng.

- Chuẩn bị hồ sơ VSATTP, hợp đồng thực phẩm, sữa với các cơ sở, doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Lắp đặt máy lọc nước R/O, xét nghiệm kiểm tra nguồn nước.

- Tham gia các lớp tập huấn về VSATTP, phòng chống dịch do cơ quan y tế, Sở & Phòng GDĐT tổ chức.

- Triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và VSATTP.

- Đề xuất mua sắm bổ sung một số thuốc thiết yếu, dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu cho phòng Y tế.

- Đón đoàn kiểm tra về công tác phòng chống dịch.

* Tháng 10:

- Thực hiện công tác tự kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trong trường.

- Tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19.

- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giữ gìn môi trường, sức khỏe học sinh trong mùa mưa: Tiêu diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường, lớp sạch sẽ, xịt muỗi sau mỗi buổi học.

- Tăng cường thêm nhiều tranh ảnh, nội dung để tuyên truyền cho phụ huynh các kiến thức về dịch bệnh.

- Đón đoàn kiểm tra VSATTP( nếu có).

*  Tháng 11:

- Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh (dịch covid-19, các bệnh mùa đông) và VSATTP.

- Kiểm tra vệ sinh bếp ăn, khâu chế biến, khâu tổ chức ăn và các hoạt động vệ sinh cá nhân của trẻ.

- Thực hiện vệ sinh định kỳ.

* Tháng 12:

          - Cân đo quý II cho trẻ.

          - Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh và VSATTP.

- Kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của trẻ.

- Thực hiện vệ sinh định kỳ.

* Tháng 01:

- Tăng cường tự kiểm tra công tác y tế trong trường học; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.

- Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh và VSATTP.

- Kiểm tra vệ sinh bếp ăn, khâu chế biến, khâu tổ chức ăn và các hoạt động vệ sinh cá nhân của trẻ.

- Thực hiện vệ sinh định kỳ.

* Tháng 02:

- Kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh và VSATTP.

- Kiểm tra vệ sinh môi trường, khâu tổ chức ăn và vệ sinh cá nhân của trẻ.

- Thực hiện vệ sinh định kỳ.

* Tháng 3:

- Tiến hành cân đo quý III cho trẻ.

- Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh và VSATTP.

- Kiểm tra bếp ăn, khâu tổ chức ăn và các hoạt động vệ sinh cá nhân của trẻ.

- Thực hiện vệ sinh định kỳ.

* Tháng 4:

- Kiểm tra công tác y tế trong trường học; kiểm tra công tác bán trú, VSATTP, phòng chống dịch bệnh.

- Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích theo Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ GD&ĐT.

* Tháng 5:

- Tăng cường công tác phòng chống dịch, kiểm tra công tác bán trú, VSATTP.

- Tự đánh giá kết quả thực hiện công tác y tế trường học theo mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016 /TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016. Thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động y tế trong năm học.

* Tháng 6, 7:

- Tăng cường tự kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, VSATTP, dịch bệnh trong mùa nắng nóng.

IV. Tổ chức thực hiện:

- Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học phối hợp xây dựng kế hoạch công tác y tế trường học, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện.

- Nhân viên phụ trách y tế triển khai thực hiện.

- Các giáo viên thực hiện theo kế hoạch định kỳ và kế hoạch đột xuất.

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động của nhà trường.

Nơi nhận:                                                                                            

- BCSSKHS;

- NVYT;

- BGH, GV các lớp;

- Website;

- Lưu VT, YT.

                                                                            

                                           

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

 

 

         

 

                 

Số lượt xem : 1865

Các tin khác