Từ những ngày trẻ bắt đầu tập nói, cho đến giai đoạn mẫu giáo, tiểu học... cũng là lúc trẻ bắt đầu có những tương tác xã hội. Những tình huống giao tiếp xã hội rất đa dạng và không thể đoán trước.
Tuy nhiên, theo The Huffington Post, bạn càng sớm thiết lập, chuẩn bị cho con một nền tảng tốt, bạn càng có thể tự tin con mình sẽ trở thành người biết cách cư xử và giao tiếp tốt hơn trong xã hội sau này.
Dạy con nói những lời lịch sự Trẻ sẽ cảm thấy tự tin trong giao tiếp xã hội khi nhận ra những phản ứng tích cực và sự yêu quý từ người khác dành cho mình. Bằng việc dạy con nói "cảm ơn", "xin lỗi" vào những hoàn cảnh phù hợp là bạn đang giúp trẻ những bước đầu quan trọng trong giao tiếp xã hội để trở thành người lịch sự trong cư xử và thái độ sau này.
Tạo ra cơ hội để con có thể vui chơi Không có gì giúp cho trẻ cảm thấy dễ hòa mình vào xã hội hơn là những hoạt động vui chơi. Đừng cấm hay quá khắt khe về thời gian chơi của trẻ. Khi chơi cùng nhau trong một tập thể, những đứa trẻ sẽ dần phát triển kỹ năng quan sát và biết cách cư xử, kiểm soát hành vi của nhau. Trong trường hợp con bạn là đứa trẻ nhút nhát, cha mẹ hãy dành thời gian chơi cùng con trong một môi trường thoải mái để trẻ quen dần và bớt sợ hãi khi ra ngoài môi trường lớn hơn.
Cha mẹ nên tự điều chỉnh hành vi, thói quen của mình Trẻ em luôn rất dễ bị ảnh hưởng và học được nhiều nhất bằng cách quan sát những gì cha mẹ của mình làm. Nếu bạn muốn con mình tự tin, lịch thiệp khi gặp gỡ, tiếp xúc một người mới trong xã hội thì chính bản thân bạn phải hành động tự tin và có cách cư xử phù hợp trước.
Lặp lại những kinh nghiệm, bài học Những tình huống xã hội rất đa dạng và không thể đoán trước. Tuy nhiên, khi con bạn gặp rắc rối trong những tình huống cư xử xã hội, bạn hãy giúp trẻ nhận ra bằng cách nhắc lại những tình huống, dấu hiệu trước đó mà con đã từng trải qua để trẻ nhớ lại và tự tin hơn khi gặp phải tình huống tương tự như vậy trong tương lai.
Theo GĐ&XH
|