Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài "

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Tin tức

Tin tức

Cập nhật lúc : 08:12 03/11/2016  

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TỈNH ĐẢNG BỘ LẦN THỨ XV, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ XI, GIAI ĐOẠN 2016-2020

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TỈNH ĐẢNG BỘ LẦN THỨ XV, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ XI, GIAI ĐOẠN 2016-2020

PHÒNG GD&ĐT- TP HUẾ   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON II                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  Số:    /KH- MNII                             Thuận thành, ngày 10 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH  GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO VỀ VIỆC THỰC HIỆN  NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TỈNH ĐẢNG BỘ LẦN THỨ XV,  NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ XI, GIAI ĐOẠN 2016-2020

 

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII;

Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XII;

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI;

Quán triệt nội dung yêu cầu của Nghi quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;

 Triển khai thực hiện Chương trình hành động số 234/Ctr-SGDĐT ngày 16/2/2016 của Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế  giai đoạn 2016-2020;

Thực hiện Chương trình hành động số 318/PGD&ĐT-TCHC ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Phòng GD&ĐT Thành phố Huế;

Trường MN II xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Sở, Phòng GD-ĐT giai đoạn 2016-2020 như sau:

I. Đặc điểm tình hình:

1. Thuận lợi:

- Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI đã xác định cụ thể định hướng đổi mới GD&ĐT trong giai đoạn 2016- 2020.

- Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND tỉnh, thành phố quan tâm GD&ĐT, ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình, Đề án cho GD&ĐT. Hệ thống GD&ĐT trên địa bàn thành phố đã được HĐND thành phố phê duyệt Đề án điều chỉnh mạng lưới trường mầm non cho cả giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030.

- Trong những năm qua, trường MN II đã có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng và số lượng; Chất lượng giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, Công tác giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn vừa qua đã đạt nhiều kết quả đáng kể: phường đã được công nhận đạt phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tất cả các năm 2012, 0.02013, 2014, 2015, tạo nền tảng cho việc thực hiện giai đoạn tiếp theo. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non do Bộ qui định.

- Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, làm tốt công tác  kiểm tra hoạt động chuyên môn, kiểm tra chuyên đề, vệ sinh trường học, công tác bán trú, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp phần xây dựng cơ sở giáo dục vững mạnh.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học không ngừng được tăng cường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỉ lệ cao; Có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề, tư tưởng chính trị ổn định. Công tác phát triển Đảng đạt được quan tâm, hiện tại có 13/49, đạt tỷ lệ 26,5%.

- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp đáp ứng được nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

- Công tác quản lý chỉ đạo đã có những chuyển biến tích cực, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.

2. Khó khăn:

Bên cạnh những kết quả đạt được, trường vẫn còn một số khó khăn tồn tại sau:

- Thực hiện Thông tư liên tịch 06/2015/BGD ĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ qui định về danh mục vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục mầm non công lập: Thông tư có qui định số cháu trên lớp, nhưng nhu cầu ra lớp của trẻ nhiều, trên địa bàn chỉ có 1 trường mầm non nên số trẻ ra lớp đông so với qui định;

- Một số nhóm trẻ độc lập trên địa bàn chưa được cấp phép.

II. Căn cứ xây dựng Kế hoạch:

- Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI – nhiệm kỳ 2015-2020.

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch hành động của ngành GD&ĐT triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết 29-NQ/TW;

        - Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 9/9/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ và Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 10/4/2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

-  Quyết định số 1235/QĐ-UBND ngày 29/6/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Chương trình hành động số 234/CTr-SGD ĐT ngày 16/2/2016 của Sở GD&ĐT giai đoạn 2016-2020;

- Nghị quyết số 9/2014/NQ-HĐND ngày 24/12/2014 của HĐND thành phố Huế về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, trong đó HĐND đã thống nhất với Đề án điều chỉnh mạng lưới trường mầm non, trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch Chương trình hành động số 234/Ctr-SGDĐT ngày 16/2/2016 của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020; Thực hiện Chương trình hành động số 318/PGD&ĐT-TCHC ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Phòng GD&ĐT Thành phố Huế.

III. Mục tiêu, chỉ tiêu:

  1. 1.     Mục tiêu:

- Phát huy truyền thống và thành tích đã đạt được, tiếp tục phát triển Giáo dục - Đào tạo theo tinh thần “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế của đất nước. Phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mõi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc có hiệu quả.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, gắn đổi mới quản lý giáo dục với đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trách nhiệm đội ngũ, kỹ năng dạy học, quản lý giáo dục, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng.

- Tăng cường công tác xã hội hóa, thực hiện phát triển giáo dục. Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ góp phần xây dựng Tỉnh Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lương cao của cả nước.

- Giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

  1. 2.     Một số chỉ tiêu chủ yếu:

a. Năm 2015, tỉ lệ huy động cháu nhà trẻ  đạt 55%, cháu mẫu giáo  đạt 95% và cháu 5 tuổi đạt 100%.

b. Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân, thấp còi dưới 3%; trẻ thừa cân, béo phì dưới 1,5%.

c. Phấn đấu chuẩn quốc gia mức độ 2.

d. Có kế hoạch cải tiến chất lượng hàng năm và đạt kiểm định chất lượng giáo dục 5 năm tiếp theo.

e. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi Hoàn thành Chương trình GDMN trên 99%.

f. Có 100% giáo viên đạt trên chuẩn đào tạo, 4-5 giáo viên tiếp tục học từ CĐMN lên ĐHMN; Có 100% giáo viên và hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt chuẩn nghề nghiệp, trong đó 100% đạt mức khá trở lên.

g.  Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

h. Công tác kiểm tra, hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin:

- Thực hiện công tác kiểm tra hàng năm đạt chỉ tiêu đề ra.

- Đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính đạt loại tốt.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cổng thông tin GD&ĐT và website của phòng giáo dục đào tạo; 100 % CB- GV- NV sử dụng thành thạo máy tính trong công việc.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học đạt mục tiêu qui định.

- Sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý: phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm Misa trong quản lý tài chính…

III. Những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu:

Trong thời gian 5 năm, từ 2016 đến 2020, trường MN II tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu sau:

1. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GD& ĐT trong cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT cho toàn thể CB GV NV trong nhà trường.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Nhà nước và của Ngành cụ thể: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ XII, Nghi quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng  bộ thành phố lần thứ XI; Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính trị về việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” quán triệt nội dung yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; Chương trình hành động số 234/CTr- SGD&ĐT ngày 16 tháng 2 năm 2016 của Sở GD&ĐT giai đoạn 2016-2020.

2. Tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo về công tác quản lý giáo dục

- Tăng cường công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo, tạo sự đồng bộ, thống nhất và cụ thể trong chỉ đạo, quản lý nhằm thực hiện nhiệm vụ chung về giáo dục đào đạo.

- Đảm bảo sự phối hợp tốt giữa Trường với chính quyền, tăng cường sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong địa bàn Phường để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu giáo dục đào tạo.

3. Tiếp tục triển khai công tác đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục

- Đẩy mạnh công tác xây dựng kế hoạch: Trường và cán bộ giáo viên phải xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể (giai đoạn, năm, học kỳ, tháng, tuần). Hiệu trưởng nhà trường quản lý tốt kế hoạch của cán bộ giáo viên trong đơn vị mình và công khai cho mọi người biết.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Thực hiện có hiệu quả công tác bán trú. Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học phong phú, chú trọng việc lấy trẻ làm trung tâm trong tất cả các hoạt động giáo dục.

- Chỉ đạo giáo viên tăng cường công tác nghiên cứu khoa học; tích cực tổ chức cho trẻ khám phá, trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.

- Hình thành trường học điển hình về đổi mới theo Nghị quyết 29.

- Chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, văn minh đô thị cho CB- GV- NV và trẻ.

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thông qua việc từng bước hoàn thiện Website của Phòng và sử dụng tốt cổng thông tin điện tử và ứng dụng các phần mềm, các phân hệ quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu nhanh, chính xác và tiết kiệm của công tác thông tin quản lý giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác của nhà trường đối với các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đặc biệt là kiểm tra hoạt động giáo dục của các giáo viên trên cơ sở quan tâm làm tốt hơn công tác tự kiểm tra của các giáo viên và của các đơn vị.

4. Đẩy mạnh công tác huy động số lượng trẻ trong độ tuổi, thực hiện tốt công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục theo mức độ quy định

Thường xuyên coi trọng việc huy động, duy trì số lượng và nâng cao hiệu quả GD&ĐT của phường, đơn vị. Tạo điều kiện để trẻ có hoàn cảnh khó khăn, diện chỉnh sách được đến trường học Chương trình giáo dục mầm non.

- Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập GDMNCT5T.

- Tăng cường sự phối hợp với địa phương để đảm bảo việc huy động trẻ ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

5 . Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn.

- Thực hiện tốt “Vệ sinh an toàn thực phẩm” trong công tác nuôi dưỡng, đảm bảo 100% trẻ được ăn bán trú và thực hiện hợp đồng thực phẩm an toàn, đủ tư cách pháp nhân.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non do Bộ qui định, đổi mới cách đánh giá, chú trọng thực hiện hiệu quả việc lấy trẻ làm trung tâm trong tất cả hoạt động giáo dục.

- Căn cứ tình hình chất lượng đội ngũ của trường, Hiệu trưởng bố trí giáo viên hợp lý, phù hợp năng lực. Chỉ đạo giáo viên tăng cường việc tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu nội dung chương trình, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc giáo dục nhằm tạo ra sự đồng đều trong đội ngũ.

- Tích cực thực hiện tốt việc tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn để giúp giáo viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp trong dạy học; phát huy hiệu quả việc dự giờ thăm lớp của giáo viên, của cán bộ quản lý.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục; giữ vững cấp độ 3 đã đạt được giai đoạn 2009-2013.

6. Thường xuyên quan tâm công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giàu về tâm huyết, mạnh về kỹ năng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn

- Triển khai tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo đối với sự nghiệp trồng người. Thường xuyên quan tâm công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Nâng cao phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp.

- Rà soát, dự nguồn cán bộ quản lý trình lãnh đạo phòng giáo dục.

- Làm tốt công tác phân loại viên chức, lao động tại đơn vị.

- Làm tốt công tác dự giờ, kiểm tra, đánh giá giáo viên để có biện pháp giáo dục phù hợp.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá CBQL- GV theo chuẩn của Bộ GD& ĐT qui định, kết hợp làm tốt công tác kiểm tra hồ sơ chuyên môn giáo viên.

7. Tăng cường cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Thực hiện quyết liệt công tác chỉ đạo, triển khai CCHC đối với đơn vị. Hiệu trưởng chỉ đạo, triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính hằng năm của đơn vị, có giám sát và đánh giá việc triển khai theo qui định. Tổ chức bồi dưỡng cán bộ giáo viên, nhân viên bằng hình thức phù hợp, hiệu quả. Qui định rõ và đề cao trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong việc trong việc triển khai công tác CCHC.

- Thưởng xuyên tổ chức rà soát các văn bản qui phạm pháp luật theo qui định.

- Tiếp tục tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý với việc khai thác tốt Website và sử dụng tốt cổng thông tin điện tử. Tăng cường sử dụng các phần mềm về cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính. Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả và khoa học.

8. Tiếp tục đầu tư cơ sở phát triển cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học và CCTT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển qui mô và đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học và quản lý.

- Tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển qui mô và đổi mới của sự nghiệp giáo dục đào tạo; đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

- Sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước, kết hợp các nguồn thu hợp pháp từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quang môi trường luôn đạt chuẩn xanh- sạch- đẹp- an toàn theo qui định; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thực sự thu hút trẻ đến trường; tổ chức cho CB- GV- NV tham gia thực hiện các nghĩa vụ ở địa phương.

- Tiếp tục rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu. Tăng cường quản lý, bảo quản, khai thác, sử dụng thiết bị dạy học để đảm bảo việc dạy học có chất lượng.

- Tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy trẻ với tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, giáo dục thể chất, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt trẻ có hoàn cảnh sống khó khăn.

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 giai đoạn tiếp theo.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đóng góp cải tạo trường, lớp; khuyến khích các cá nhân và tổ chức đóng góp cho giáo dục bằng mọi hình thức.

9. Tiếp tục thực hiện công tác thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; xây dựng văn hóa nhà trường và nếp sống văn minh đô thị, ngăn chặn bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường

- Tiếp tục triển khai sâu rộng 5 nội dung về công tác thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đơn vị, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng được đưa vào kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể hàng năm.

- Thực hiện các nội dung xây dựng văn hóa nhà trường. Phát triển văn hóa nhà trường thông qua xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, cảnh quang môi trường xanh sạch đẹp, an toàn, mối quan hệ thân thiện, tin tưởng, tôn trọng giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau.

- Tăng cường giáo dục đạo đức, tư tưởng, giáo dục các qui tắc ứng xử, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, văn hóa nơi công cộng, kỹ năng sống cho trẻ thông qua tuyên truyền của nhà trường, lớp, giáo dục của giáo viên mọi lúc mọi nơi, để hình thành ý thức, hành vi, thói quen cho trẻ.

- Phối hợp giữa gia đình và nhà trường, các tổ chức đoàn thể, đảm bảo tốt các mục tiêu của việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị cho CB- GV- NV và trẻ. Chú trọng giáo dục đạo đức với phòng chống bạo lực học đường. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có bạo lực học đường xãy ra trong nhà trường.

- CB- GV- NV thấy được các giá trị sống đẹp “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách” để hình thành cho trẻ; giáo dục trẻ biết sáng tạo, trung thực, trách nhiệm với bản thân, với bản thân, gia đình, xã hội, tự hào về thành quả, truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

10. Tăng cường xây dựng nếp sống kỷ cương trong dạy học và quản lý; đảm bảo làm việc theo kế hoạch, giải quyết theo qui trình, điều hành theo qui chế

- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho toàn thể CB GV NV đồng thời quán triệt các văn bản pháp luật và qui chế, qui định của chuyên môn, Điều lệ nhà trường, hình thành văn hóa thi qui chế, luật pháp.

- Xây dựng, hoàn thiện tốt qui chế dân chủ, qui chế chi tiêu nội bộ (theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006) và các qui định khác.

- Tăng cường công tác thanh tra nhân dân, kiểm tra nội bộ trường học; kiểm tra thực thi các qui định của pháp luật, tập trung vào công tác tài chính, công tác quản lý của hiệu trưởng, dạy thêm của giáo viên.

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý đơn vị cần bám sát các văn bản của Trung ương, của tỉnh, Điều lệ của nhà trường; các qui định, qui chế chuyên môn và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền để thực hiện.

IV. Tổ chức thực hiện:

- Quán triệt, triển khai chương trình hành động của Sở GD&ĐT và kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Phòng GD&ĐT đến tận CB- GV- NV, tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành động, quyết tâm vượt qua khó khăn thực hiện thành công, có hiệu quả cao.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện; chỉ đạo điều hành CB- GV- NV thực hiện nhiệm vụ.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin để kịp thời điều chỉnh bổ sung kế hoạch.

- Đánh giá tình hình thực hiện và rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành./.

Nơi nhận:                                                                         HIỆU TRƯỞNG

- BGH

- Lưu VP.                                                                                                         

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 300

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác