Tin tức
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG LỤT, BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM HỌC 2018 - 2019.
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG LỤT, BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM HỌC 2018 - 2019.
PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ TRƯỜNG MẦM NON II Số:…/KH-MNII |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Huế, ngày 15 tháng 8 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG LỤT, BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI
NĂM HỌC 2018 - 2019.
Thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế về công tác phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm học 2018-2019;
Căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường, để chủ động phòng, chống, giảm nhẹ đến mức thấp nhất do lụt, bão và thiên tai gây ra trong năm học 2018-2019, trường Mầm non II xây dựng kế hoạch phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm học 2018-2019 như sau:
I. Đặc điểm của trường
Trường Mầm non II đóng trên địa bàn phường Thuận Thành, trường có 02 cơ sở đều là nhà tầng nhưng nằm ở địa bàn thấp lụt nên hằng năm nhà trường luôn chú trọng phương án phòng chống lụt bão.
- Tổng số CB-GV-NV: 68 người.
- Tổng số cháu: 667/19 (nhóm, lớp).
- Cơ sở vật chất: 02 cơ sở (1 cơ sở mẫu giáo, 1 cơ sở nhà trẻ).
- Tổng số phòng học: 19 phòng học, 03 phòng Ban giám hiệu, 01 phòng hội trường, 01 phòng đa chức năng, 01 phòng kế toán, 01 phòng thủ quỹ, 01 phòng bảo vệ và khu nhà bếp 1 chiều.
II. Nhiệm vụ trọng tâm
- Tổ chức chằng chống phòng học, các phòng chức năng, chặt tỉa cành cây, đảm bảo an toàn về điện, thiết bị dạy học, máy tính và các tài sản quan trọng khác…
- Trong công tác phòng chống thiên tai, bão lụt trên quan điểm phòng chống là chủ yếu, tuyệt đối không chủ quan, đặc biệt phải quán triệt phương châm “4 tại chỗ” đó là “Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Vật tư tại chỗ; Hậu cần tại chỗ”. Theo dõi tình hình diễn biễn của thời tiết, thiên tai để chủ động tổ chức thực hiện phòng tránh, đối phó và khắc phục thiên tai một cách có hiệu quả.
- Để đảm bảo tính mạng của CB-GV-NV và trẻ, đảm bảo tài sản Nhà nước cần xác định và thực hiện tốt: “Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời - Khắc phục khẩn trương”. Vận dụng tốt phương châm “4 tại chỗ” trong nhà trường.
- Trên cơ sở xác định tư tưởng, trách nhiệm như trên, trường Mầm non II đề ra nhiệm vụ và các biện pháp phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2018-2019 như sau:
1. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tại đơn vị.
2. Triển khai và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền đối với công tác phòng chống bão lụt, khắc phục hậu quả thiên tai có thể xảy ra.
3. Quán triệt toàn thể CB-GV-NV về ý thức trách nhiệm, thái độ nghiêm túc, khẩn trương trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công trong công tác phòng chống bão lụt và thiên tai.
4. Luôn cảnh giác, không chủ quan, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết để chủ động phòng chống, đối phó và khắc phục thiên tai. Xây dựng kế hoạch và phương án chi tiết ứng phó cụ thể khi các hiện tượng bất thường về thời tiết và thiên tai được dự báo có thể xảy ra.
5. Thường xuyên kiểm tra các phương tiện liên lạc nhằm đảm bảo thông tin liên lạc với các cấp.
6. Thông báo kịp thời cho các cháu nghỉ học khi có chỉ đạo của cấp trên.
III. Tổ chức thực hiện
1. Công tác chuẩn bị trước khi lụt bão xảy ra
- Thường xuyên theo dõi thông tin lụt bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua tivi, loa, đài phát thanh.
+ Liên hệ với Ủy ban nhân dân Phường, Đoàn Thanh niên đề nghị được giúp đỡ trong công tác phòng chống bão lụt, bảo vệ người và tài sản.
+ Thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị.
+ Phân công CB-GV-NV trực tại trường khi có lụt bão xảy ra, lấy lực lượng chủ chốt là đoàn thanh niên làm nòng cốt. Lực lượng này có kế hoạch sắp xếp gia đình trước khi lụt bão xảy ra phải có mặt tại trường để không bị trở ngại công việc của trường. Ưu tiên các giáo viên ở vùng thấp lụt.
+ Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện phòng chống lụt bão như áo phao, phao bơi và một số điều kiện như đèn pin, dầu hỏa, đèn để dùng lúc mất điện, mì ăn liền để CB-GV-NV ở lại ứng trực khi mưa bão xảy đến.
+ Các thiết bị máy móc và hồ sơ sổ sách cho vào túi ni lông đưa lên gác của lớp và của trường, đối với đồ dùng và đồ chơi đưa lên cao.
+ Chặt tỉa cành cây, kiểm tra các then gài,kéo cao các màn, sáo ở các cửa sổ, hành lang, ngắt cầu dao điện cẩn thận ở các phòng trước khi ra về.
+ Duy trì và quản lý tốt máy điện thoại của đơn vị để đảm bảo thông tin liên lạc.
+ Yêu cầu phụ huynh cung cấp số điện thoại nhà riêng và cơ quan (nếu có).
+ Thông báo trước cho phụ huynh biết để không đưa con đi học khi nghe phát lệnh trên Đài truyền thanh thành phố hoặc của địa phương và thấy thời tiết bất thường xảy ra.
- Khi nghe dự báo thời tiết hoặc mực nước dâng cao, xét thấy trẻ đến trường không an toàn, trường thông báo với phụ huynh không nhận trẻ ngày hôm đó.
- Kịp thời báo cáo trong thời gian xảy ra lụt bão và xử lý kịp thời công văn và các thông báo về tình hình lụt bão từ các cơ quan có thẩm quyền để triển khai phương án phòng chống cụ thể và chủ động.
2. Trong và sau khi lụt bão xảy ra
- Khi lụt bão xảy ra:
+ Tiếp tục theo dõi bản tin dự báo thời tiết, các thông báo khẩn trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình diễn biến của lụt bão. Bảo quản tốt máy điện thoại để liên lạc thường xuyên với cấp liên quan.
+ Triển khai lực lượng phòng chống lụt bão và phân công sắp xếp cụ thể công việc cho mỗi thành viên.
+ Khi lụt bão xảy ra bất ngờ, điện báo cho phụ huynh đến đón các cháu, đảm bảo an toàn cho các cháu trong thời gian phụ huynh chưa đến đón. Đồng thời thu dọn đồ dùng đồ chơi và các thiết bị, hồ sơ sổ sách cho vào túi ni lông đưa lên cao để hạn chế mức thiệt hại.
+ Đối với trường, liên hệ Ban phòng chống lụt bão của địa phương xin thuyền phao cứu hộ. Nắm số lượng cháu theo từng cơ sở.
- Sau bão lụt:
+ Thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ báo cáo trong và sau lụt bão xảy ra.
+ Huy động lực lượng dọn dẹp vệ sinh và khắc phục những hư hại nhỏ để chuẩn bị đón trẻ đến trường trong thời gian sớm nhất.
+ Tổng kết, đánh giá ưu khuyết điểm, rút kinh nghiệm công tác tổ chức phòng chống lụt bão. Trên cơ sở đó bổ sung thêm những giải pháp phòng chống có hiệu quả hơn trong các trận lụt bão sau.
IV. Phân công trách nhiệm từng thành viên
1. Cô Trần Thị Hoa Hiệu trưởng Trưởng ban PCLB
2. Cô Nguyễn Thị Minh Thơ P.Hiệu trưởng Phó ban PCLB
3. Cô Nguyễn Thị Thái Bình P.Hiệu trưởng Phó ban PCLB
4. Cô Phan Thị Thư Anh Phó CTCĐ Phó ban PCLB
5. Ông Trần Xuân Mộng, Ngô Hưng, Trần Hữu Lâm: bảo vệ trường, trực tại đơn vị 24/24.
6. Trưởng Ban phòng chống lụt bão phân công lịch trực cho từng khối, từng tổ và có danh sách giáo viên trực cụ thể.
Toàn thể CB-GV-NV có tinh thần phòng chống, khắc phục lụt bão kịp thời, sẵn sàng nhận nhiệm vụ hỗ trợ và vào ca trực theo sự phân công của lãnh đạo, đồng thời có mặt kịp thời để khắc phục hậu quả sau lụt bão.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (để b/c);
- Lưu VP./.
TRẦN THỊ HOA
Số lượt xem : 457
Chưa có bình luận nào cho bài viết này