Phó Hiệu trưởng CSND
Kế hoạch năm 2024-2025
UBND THÀNH PHỐ HUẾ TRƯỜNG MẦM NON II Số: 217/ KH-MNII |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Huế, ngày 01 tháng 10 năm 2024 |
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG
NĂM HỌC: 2024- 2025
Căn cứ Quyết định số 2134 /QĐ-UBND ngày 09/8/2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ công văn số 2626/SGDĐT-GDMN ngày 04/9/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục mầm non (GDMN) năm học 2024-2025;
Căn cứ công văn số 1111/PGDĐT-GDMN ngày 9 tháng 9 năm 2024 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024-2025;
Căn cứ kế hoạch số 203/KH-MNII ngày 28 tháng 9 năm 2024 của trường Mầm non II về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 và tình hình thực tế của đơn vị, trường mầm non II xây dựng kế hoạch chăm sóc - nuôi dưỡng năm học 2024 – 2025 với những nội dung cụ thể như sau:
I. Tình hình đơn vị:
Trường Mầm non II tọa lạc tại 41 Đinh Tiên Hoàng Phường Đông Ba, thành phố Huế. Với diện tích 2.836,9m2, có 16 phòng học (14 lớp mẫu giáo và 02 nhóm nhà trẻ) với tổng số 480 cháu.
Trường có các phòng chức năng, đáp ứng yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Khuôn viên sân vườn tương đối rộng, được quy hoạch đầy đủ: vườn rau của bé, vườn hoa, vườn cổ tích. Trong sân trường trồng nhiều cây xanh, trang bị nhiều đồ chơi ngoài trời. Cảnh quan, sân vườn luôn đảm bảo môi trường “Thân thiện- an toàn- xanh- sạch- đẹp” tạo điều kiện thuận lợi trong mọi sinh hoạt của trẻ.
Trường có chi bộ độc lập gồm 21 đảng viên nhiều năm đạt “Chi bộ hoàn thành xuất săc nhiệm vụ”.
Công đoàn gồm 57 đoàn viên. Năm học 2023-2024 được Tổng LĐLĐ Việt Nam khen.
Đơn vị nhiều năm liền đạt “ Tập thể Lao động xuất sắc”
* Tình hình đội ngũ:
- Tổng số CBGVNV: 57 người; Bao gồm biên chế: 39; hợp đồng: 18
Trong đó: CBQL: 3(3 biên chế); GV: 36 (36 biên chế); NV: 18 (trong đó 3 biên chế; 15 hợp đồng);
*Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố Huế, phòng GD-ĐT thành phố Huế; của cấp uỷ Đảng - Chính quyền địa phương.
Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn 100%
Đa số phụ huynh đã phối kết hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đưa trẻ đến trường ngày càng đông hơn.
Phòng học: 16 phòng/16 nhóm, lớp. Có đầy đủ các phòng chức năng. Các phòng học được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động dạy và học của cô và trẻ. Lớp học có đầy đủ đồ dùng thiết bị phục vụ công tác bán trú, chống nóng, chống rét cho trẻ ở trường.
Trường có có bếp ăn bán trú đảm bảo quy trình 1 chiều, sạch sẽ, vệ sinh ngăn nắp, có đủ đồ dùng của bếp.
Trình độ của nhân viên cấp dưỡng: 100% có chứng chỉ về chế biến các món ăn, trong đó có 5 nhân viên có bằng trung cấp chế biến.
Các tổ chức đoàn thể trong trường học luôn đoàn kết, phối hợp thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua và các hoạt động của nhà trường.
* Khó khăn:
Một số giáo viên, nhân viên trẻ trong độ tuổi kết hôn, việc nghỉ thai sản và nghỉ con ốm cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ,
- Tình trạng sức khỏe vào đầu năm vào thể thừa cân, béo phì chiếm tỉ lệ khá cao nên gặp khó khăn trong việc xây dựng thực đơn giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh và cân đối.
Kết quả thể lực, sức khỏe đầu năm
Tình trạng dinh dưỡng |
Kết quả đầu năm |
Phấn đấu cuối năm đạt |
Trẻ bình thường |
454/480 cháu, chiếm tỷ lệ: 94,58 % |
Trên 98% |
Trẻ SDD thể nhẹ cân |
08/480 cháu, chiếm tỷ lệ: 1,67 % |
Xóa SDD thể nhẹ cân |
Trẻ SDD thể thấp còi |
05/480 cháu, chiếm tỷ lệ : 1,0 % |
Dưới 1% |
Trẻ thừa cân |
12/480 cháu, chiếm tỷ lệ : 2,5 % |
Dưới 2% |
Trẻ béo phì |
6/480 cháu, chiếm tỷ lệ: 1,25 % |
Dưới 1% |
II. NHIỆM VỤ:
1. Nhiệm vụ chung
- Nhà trường luôn quan tâm đến công tác chăm sóc - nuôi dưỡng đầu tư cơ sở vật chất.
- Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng cường các trang thíết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc - nuôi dưỡng.
- Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng bữa ăn.
- Luôn chăm lo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhân viên nấu bếp.
- Thực hiện nghiêm các quy trình trong chế biến thực phẩm. Tổ chức bữa ăn cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, khoa học.
2. Nhiệm vụ cụ thể
- Giám sát việc cập nhật hàng ngày về số lượng, chất lượng thực phẩm và sổ sách nuôi dưỡng.
- Chỉ đạo tổ nuôi thực hiện đúng thực đơn, chế biến thức ăn đảm bảo VSATTP.
- Tổ chức cân đo cho trẻ 3lần/năm. Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho các cháu 1 lần/năm.
- Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể luôn đảm bảo vệ sinh môi trường Xanh - Sạch- Sáng trong và ngoài nhà trường.
- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường biết cách phòng chống dịch bệnh, biết cách phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cứu tại chỗ khi trẻ xảy ra tai nạn.
- Xây dựng phương án phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm Non.
- Xây dựng phương án phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường Mầm Non.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chỉ đạo CSND.
- Duy trì công tác tuyên truyền, liên lạc với phụ huynh về chất lượng CSND trẻ của nhà trường.
- Phấn đấu đạt bếp ăn an toàn VSTP loại tốt.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT Quy định về công tác y tế trường học; bảo đảm 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khoẻ và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới; phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ.
- Thực hiện nghiêm túc công tác nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ em tại nhà trường, bảo đảm ATTP theo quy định; số bữa ăn đáp ứng nhu cầu khuyến nghị, phân bố bữa ăn phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, thời gian tổ chức ăn cho trẻ thực hiện theo lịch sinh hoạt hằng ngày bảo đảm đúng quy định tại Chương trình GDMN.
- Bếp ăn sạch sẽ, an toàn, đảm bảo quy trình 1 chiều và có đầy đủ dụng cụ, đồ dùng, thiết bị phục vụ công tác bán trú. Tăng cường công tác kiểm tra và sự tham gia giám sát của Ban đại diện cha mẹ trẻ em trong việc bảo đảm chất lượng bữa ăn và ATTP. Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn đúng quy định; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
- Đẩy mạnh giáo dục trẻ kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khoẻ; lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ, phòng, chống tai nạn thương tích trong thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện thực tế; phối hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.
- Thực hiện có hiệu quả phần mềm quản lý dinh dưỡng, quản lý chất lượng bữa ăn tại trường/lớp đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo đảm cân đối, hợp lý về dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và phù hợp với cá nhân trẻ, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
* Chỉ tiêu
- 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khoẻ và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới
- 100% trẻ được ăn bán trú tại trường, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường.
- Giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, SDD thể thấp còi dưới 2%
- Trẻ thừa cân, béo phì, đến cuối năm học dưới 6%.
* Biện pháp thực hiện
- Tăng cường chỉ đạo các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe: cho trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc, uống nước theo nhu cầu, ăn theo thực đơn đã được xây dựng, tăng cường rau xanh trong các bữa ăn cho trẻ. Tăng cường giám sát kiểm thực ba bước và xây dựng mô hình vườn rau sạch để tăng cường rau xanh trong các bữa ăn cho trẻ. Sử dụng tốt phần mềm dinh dưỡng để xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ.
- Thực hiện tốt công tác y tế trường học, phối hợp với trung tâm y tế trong việc phòng chống các dịch bệnh cho trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, béo phì và khi trẻ mắc các dịch bệnh.
- Lập kế hoạch và tổ chức tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho CBVGVN, tăng cường công tác kiểm tra giám sát các bếp ăn hằng ngày.
2. Nâng cao chất lượng phát triển thể chất, an toàn cho trẻ em
- Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo quy định; Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “học bằng chơi” cho trẻ tại trường, lớp, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Đảm bảo về ATTP, đảm bảo an ninh, thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các khâu ATTP trong các bếp ăn bán trú; nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, truyền thông đến cha mẹ học sinh.
- Đảm bảo các điều kiện quy chuẩn trong nhà trường, hệ thống cấp thoát nước; nguồn nước sạch, nhà vệ sinh; xử lý rác thải hàng ngày; khắc phục ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng sức khỏe trẻ em; nghiêm túc thực hiện “Trường học không khói thuốc”; duy trì thực hiện tốt chủ trương ngày chủ nhật xanh của địa phương;
* Chỉ tiêu
- 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần
- Đảm bảo 100% sử dụng nguồn nước sạch, nước uống cho trẻ được kiểm nghiệm 2 lân/năm và thay lõi của máy lọc nước theo định kỳ 6 tháng /1 lần..
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, năng lượng cung cấp cho trẻ ở trường theo phần mềm dinh dưỡng
.- 100% trẻ tự giác sát khuẩn tay trước khi vào trường, lớp
- 100% trẻ có các kỹ năng: rửa tay, rửa mặt, đánh răng, súc miệng nước muối sau khi ăn.
- 100% trẻ có thói quen vệ sinh, ăn uống tự phục vụ.- 100% trẻ được sử dụng nguồn nước sạch
- 100% các nhóm, lớp tạo mảng tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng
- 100% các lớp xây dựng kế hoạch và triển khai tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng, VSATTP, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thể chất trong các hoạt động giáo dục.
- 100% nhân viên cấp dưỡng được đánh giá xếp loại tốt.
- 100% nhân viên cấp dưỡng và giáo viên được kiểm tra định kỳ, đột xuất
- 100% các cháu ăn hết suất của mình
- 100% thực phẩm đủ số lượng, chất lượng.
* Biện pháp thực hiện
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống bạo lực học đường, lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích, giáo dục sức khỏe, kỹ năng sống, an toàn giao thông…vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT;
- Tăng cường giáo dục trẻ các kỹ năng biết phòng tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân như phòng ngừa đuối nước, phòng tránh thiên tai, lũ lụt, ATTT, PCCC…
- Sẵn sàng thích ứng linh hoạt với tình hình thiên tai, dịch bệnh; đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ. Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; phối hợp với trạm y tế phường thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh. Xây dựng các phương án sẵn sàng ứng phó với những diễn biến phức tạp, đảm bảo thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em theo quy định.
- Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với nhau để lập kế hoạch và triển khai công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong năm học cụ thể theo năm tháng (Như tuyên truyền kịp thời các bệnh dịch theo mùa dịch xảy ra, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường…).
- Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ, thông qua các hội thi, các buổi họp phụ huynh
- Phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế phường trong công tác phòng bệnh, phòng dịch; khám sức khỏe và cân đo định kỳ, vệ sinh khử trùng bề mặt môi trường, đồ dùng, vệ sinh cá nhân.
- Thực hiện đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn: xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp. Sử dụng phần mềm dinh dưỡng đảm bảo lượng Calo hàng ngày và cân đối giữa các chất dinh dưỡng cho trẻ
- Công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh:
- Phối hợp mua sắm trang bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân cho trẻ riêng biệt như: khăn mặt, khăn ăn, cốc uống nước, bàn chải đánh răng,..
Giáo viên phải làm kí hiệu tập cho trẻ tự nhận biết kí hiệu dụng cụ vệ sinh cá nhân đúng chính xác, tránh việc nhầm lẫn và không được dùng chung.- Tạo môi trường xanh sạch đẹp trong lớp và ngoài sân. Vệ sinh lớp học thông thoáng trước giờ đón trẻ. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng.
- Xử lý kịp thời các loại rác thải, các chất thải bỏ đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm.
- Tập cho trẻ thói quen biết vứt rác đúng nơi quy định, biết phân loại rác, không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào thùng, biết giữ gìn sân trường lớp học, sạch sẽ, tập cho trẻ thói quen lao động dọn vệ sinh hằng ngày: Nhặt rác sau mỗi buổi sáng tập thể dục, bỏ vào thùng đúng nơi quy định.
- Vệ sinh cá nhân: Chăm sóc bảo vệ da sạch sẽ, chăm sóc vệ sinh răng miệng, tay, chân, mặt, mũi áo, quần áo gọn gàng thường xuyên
- Vệ sinh ăn uống:- Giáo dục trẻ ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để ấm, không ăn đồ nguội lạnh, không ăn quà vặt.
- Tham gia tổng vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng vệ sinh cá nhân đồ chơi, dụng cụ nhà bếp cho trẻ 1 tuần /lần bằng các dung dịch sát khuẩn
- Tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mọi mặt khi ở trường. Giúp trẻ phát triển tình cảm thân thiện vui vẻ, thoải mái coi cô giáo như mẹ hiền - lớp học là ngôi nhà thứ hai của trẻ.
- Làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ các cháu để tổ chức tốt các hoạt động vui chơi lành mạnh, các ngày hội ngày lễ, kết hợp để cùng thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
3. Công tác nuôi dưỡng
a) Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
* Chỉ tiêu:
- Đảm bảo 100% nguồn thực phẩm tươi ngon rõ nguồn gốc đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh.
- Đảm bảo 100% trẻ không bị ngộ độc thực phẩm.
- Đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác bán trú cho trẻ ăn uống an toàn, hợp vệ sinh.
- Thực hiện ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm
.- Lưu đủ mẫu thức ăn hằng ngày theo quy định.
* Biện pháp:
- Bồi dưỡng củng cố cho cô nuôi về qui trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm, rau củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.- Các thao tác qui trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon
.- Tham mưu với nhà trường mua sắm bổ sung dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú, đầy đủ hợp vệ sinh. Đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trẻ đều bằng Inox hóa nhằm tránh gây độc hại và có độ bền cao.
- Lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm để ký hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo an toàn.
- Nhà bếp lưu mẫu thức ăn hằng ngày đảm bảo 3 đủ: Đủ mẫu, đủ lượng và đủ thời gian.
b) Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ:
* Chỉ tiêu:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở trường- Đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ đạt tỉ lệ Kcalo từ 600- 751Kcalo trẻ/ ngày.
- Phấn đấu đảm bảo cân đối giữa các chất dinh dưỡng
- Đảm bảo nguồn nước sạch cho trẻ, hợp vệ sịnh.
- Đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên trẻ.
- 100% trẻ được sử dụng nguồn nước sạch.
- 100% trẻ có kỹ năng rửa tay trước khi ăn, rửa mặt, đánh răng, sau khi ăn
.- 100% trẻ có thói quen vệ sinh, ăn uống tự phục vụ .
- 100% các lớp thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm
- 100% các lớp tạo góc tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng
.- Đảm bảo mức ăn: 27.000đ/ trẻ/ ngày (cả chất đốt).
* Biện pháp:
- Có thực đơn phù hợp cho độ tuổi, đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi theo mùa, phù hợp nguồn thức ăn thực tế của địa phương có.
- Chế biến thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh, đảm bảo quy trình theo một chiều
.- Thức ăn sau khi chế biến xong phải có nắp đậy, cho trẻ ăn thức ăn nóng, tránh những thức ăn nguội lạnh.
- Nhân viên nhà bếp phải có trang phục đầy đủ theo yêu cầu (đeo tạp dề, mũ, mang khẩu trang khi chế biến, cắt móng tay sạch sẽ và đi khám sức khỏe theo định kì theo quy định của y tế).
- Chăm sóc chu đáo cho các cháu trong từng bữa ăn giấc ngủ, cho trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc, đúng giờ.Đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông
.- Giáo viên phải quan tâm, chăm sóc trẻ trong từng bữa ăn, khuyến khích trẻ ăn hết suất của mình (Không quát nạt, mắng trẻ, không bạo hành trẻ cả thể chất lẫn tinh thần).
- Tập cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn, tăng cường thêm món xào cho trẻ 5-6 tuổi, lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, thông qua các bữa ăn hàng ngày.
- Nhắc trẻ uống đủ lượng nước trong ngày theo quy định.
- Thực hiện nghiêm túc giờ giấc sinh hoạt của trẻ trong ngày theo khuyến cáo.
4. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên- nhân viên nấu ăn trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu trong chăm sóc- giáo dục hiện nay
* Chỉ tiêu: -
100% cán bộ - giáo viên - nhân viên nấu ăn được học tập nghiên cứu các văn bản chỉ thị của ngành. Cập nhật thông tin về những yêu cầu cấp thiết trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng.
- 100% nhân viên nấu ăn được bố trí vào bếp phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người.
- 100% nhân viên nấu ăn được bồi dưỡng nâng cao kiến thức nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 100% nhân viên nấu ăn được tập huấn về công tác dinh dưỡng cho trẻ.
- 100% nhân viên nấu ăn được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm
- Phấn đấu bếp đạt loại tốt trong các đợt thanh kiểm tra.
* Biện pháp:
- Triển khai các văn bản chỉ thị về VSATTP. Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn,
Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/03/2017 về việc ban hành “ Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức mẫu đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”
.- Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
Quyết định số 777/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2017 về Điều chỉnh Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT; Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 Quyết định ban hành Chương trình Giáo dục mầm non và Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non.
- Thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025”.
- Thực hiện có hiệu quả phần mềm quản lý dinh dưỡng để hỗ trợ công tác xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu, chế độ ăn của lứa tuổi; xây dựng thực đơn theo mùa và điều kiện thực tiễn của địa phương; tránh tình trạng thừa, thiếu năng lượng gây suy dinh dưỡng (SDD) hoặc nguy cơ béo phì cho trẻ.
- Xây dựng thực đơn hàng tuần, thực đơn cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản, 50% thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, 50% thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ
- Tổ chức thực hiện bếp ăn 5 tốt trong trường mầm non đó là ( Quản lý tốt, Tổ chức tốt, Tiết kiệm tốt, Vệ sinh tốt, Cải thiện tốt).
- Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho nhân viên nấu ăn, giáo viên những vấn đề chủ yếu như định lượng khẩu phần ăn, các chất dinh dưỡng cần đạt để cung cấp calo cho trẻ.
- Bồi dưỡng củng cố cho đội ngũ nhân viên về quy trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm, rau, củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thao tác quy trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon.
- Nâng cao kiến thức kỹ năng xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm đối với giáo viên và cô nuôi.
- Tổ chức cho nhân viên nấu ăn tham gia học các lớp bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở giáo dục và Phòng giáo dục tổ chức, khám sức khỏe định kỳ.
- Cung cấp sách, tài liệu tham khảo cho nhân viên nấu ăn học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ.
- Phân công rõ từng người, từng công việc cụ thể, thực hiện đúng dây chuyền chế biến.
- Thường xuyên kiểm tra đột xuất, giám sát trực tiếp đối với bếp.
- Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ.
- 100% Phụ huynh được tuyên truyền phổ biến kiến thức tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Nhà trường chỉ đạo xây dựng góc tuyên truyền, chế độ sinh hoạt của trẻ, một số nội dung về giáo dục dinh dưỡng, VSATTP, quy trình rửa tay, rửa mặt. Một số nề nếp vệ sinh văn minh trong ăn uống của trẻ trong trường mầm non.
- Tuyên truyền phổ biển kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ.
- Tổ chức các buổi họp ban đại diện cha mẹ trẻ em, phát động sự ủng hộ nhiệt tình của đại diện cha mẹ trẻ em.
- Huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực để phát triển nhà trường; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường.
5. Công tác thanh kiểm tra.
Chỉ tiêu
- 100 % nhóm lớp được kiểm tra thường xuyên theo lịch.
- 100 % cô nuôi thường xuyên kiểm tra tay nghề.
- 100 % giáo viên được kiểm tra thường xuyên công tác chăm sóc trẻ qua giờ ăn, ngủ, vệ sinh phòng nhóm/lớp.
b. Biện pháp
- Lên lịch kiểm tra, giám sát kiểm tra tay nghề cô nuôi
- Kiểm tra vệ sinh nhóm/lớp của trẻ, và nề nếp trẻ các giờ ăn, ngủ
- Kiểm tra môi trường trong và ngoài nhóm/lớp, bếp ăn.
- Kiểm tra hàng ngày việc vệ sinh dụng cụ chế biến, đun nấu...tại nhà bếp
- Kiểm tra các dụng cụ bát, thìa của trẻ phải được sấy 2lần/ 1 ngày.
IV. Tổ chức thực hiên:
- Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng ( Công tác bán trú).
- Nhà trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh của nhà trường thường xuyên theo dõi kiểm tra công tác CSND- VSATTP.
- Các tổ chuyên môn hàng tháng kiểm tra, thông báo kết quả thực hiện kế hoạch theo báo cáo tháng của nhà trường
- Bộ phận nuôi dưỡng nghiêm túc thực hiện theo đúng quy trình.
- Trên đây là Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2024-2025 của trường Mầm Non II. Đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên và bộ phận nuôi dưỡng trong nhà trường nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận: - Werbsite;
|
XÉT DUYỆT HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Cao Tâm Uyên |
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Tú Trinh |
V. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC- NUÔI DƯỠNG
THỜI GIAN |
NỘI DUNG CÔNG VIỆC |
NGƯỜI THỰC HIỆN |
GHI CHÚ |
|||||
Tháng8- 09/ 2024 |
- Sửa chữa, mua sắm đồ dùng bán trú cho trẻ. - Phối hợp với y tế phường Đông Ba sát khuẩn đồ dùng, đồ chơi, lớp học…chuẩn bị tốt các điều kiện để chào đón năm học mới. - Thực hiện tính định lượng dưỡng chất hằng ngày cho trẻ dựa trên phần mềm dinh dưỡng - Theo dõi công tác tiếp phẩm và chế biến thức ăn trẻ hằng ngày - Kiểm tra bếp ăn: công tác lưu mẫu thức ăn, ghi sổ lưu mẫu, sổ kiểm thực 3 bước, vệ sinh các đồ dùng, dụng cụ chia đựng thức ăn… - Kiểm tra nề nếp vệ sinh, ăn uống. - Tổ chức cân đo quý 1 cho 100% trẻ các nhóm, lớp - Theo dõi nề nếp vệ sinh ăn, ngủ của trẻ ở các nhóm,lớp - Đảm bảo tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp - Tổ chức CBGVNV khám sức khỏe đầu năm. - Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh hiện hành. -Tổ chức tổng dọn vệ sinh cuối tuần, xịt muỗi vào cuối ngày. - Phối hợp tự kiểm tra công tác PCCC. - Tổ chức “Ngày hội đến trường của bé” và Lễ hội “Vui Tết trung thu” cho trẻ. |
- PHT phụ trách - PHT phụ trách- y tế. - PHT phụ trách, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp. - CBQL, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp- TTND, Y tế, kế toán. - PHT phụ trách ,Y tế. - Giáo viên, y tế - PHT phụ trách - CBQL, giáo viên. - Phối hợp khám sức khỏe tại phòng khám Nguyễn Quang Hợp. - PHT phụ trách ,Y tế, giáo viên. - CBQL, GVNV |
|
|||||
Tháng 10/2024
|
- Theo dõi công tác tiếp phẩm và chế biến thức ăn trẻ hằng ngày - Thực hiện tính định lượng dưỡng chất hằng ngày cho trẻ dựa trên phần mềm dinh dưỡng - Báo cáo kết quả cân đo và kiểm tra sức khỏe của trẻ về Phòng GD&ĐT. - Tuyên truyền, thực hiện tốt công tác phòng các dịch bệnh (Bệnh bạch hầu) - Kiểm tra bếp ăn đầu năm. - Kiểm tra tất cả các nhóm, lớp về công tác tổ chức bán trú đầu năm học: vệ sinh của trẻ trước và sau khi ăn; cách tổ chức bữa ăn; giờ ăn trưa, ăn chiều; giờ ngủ của trẻ. - Kiểm tra chất lượng bữa ăn của trẻ - Theo dõi nề nếp vệ sinh ăn, ngủ của trẻ ở các nhóm, lớp - Triển khai các nhóm, lớp xây dựng góc tuyên truyền dinh dưỡng. - Đảm bảo tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp. |
- CBQL, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp- TTND, Y tế, kế toán. - Giáo viên- y tê - PHT phụ trách ,Y tế. - Giáo viên, y tế - CBQL, y tế - CBQL, y tế - CBQL PHT phụ trách - CBQL, giáo viên. |
|
|||||
Tháng 11/2024
|
- Phối hợp tổ chức cho trẻ ăn khay ( trẻ 5-6 tuổi). - Đảm bảo tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp - Kiểm tra nhập thực phẩm.( 2 ngày) - Kiểm tra khâu chế biến thực phẩm và phân chia thức ăn cho trẻ của nhân viên cấp dưỡng - Kiểm tra khâu tổ chức bữa ăn cho trẻ(vệ sinh trước và sau khi ăn, quy trình tổ chức giờ ăn, phân chia cơm, thức ăn cho trẻ tại các nhóm,lớp) - Rà soát thực đơn, điều chỉnh và thay đổi các món ăn hợp khẩu vị của trẻ - Theo dõi giáo viên tổ chức giờ ngủ cho trẻ - Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ cá nhân của trẻ. - Cấp phát dụng cụ y tế cho các nhóm, lớp - Tuyên truyền dinh dưỡng của bé; - Tuyên truyền, thực hiện tốt công tác phòng các dịch bệnh hiện hành. - Kiểm tra toàn diện bếp ăn. |
- Bếp- giáo viên - Nhân viên bếp- y tế. - CBQL, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp- TTND, Y tế, kế toán. - PHT phụ trách, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp. - PHT phụ trách - PHT phụ trách - PHT phụ trách, y tế, giáo viên. - 3 nhân viên bếp. |
|
|||||
Tháng 12/2024 |
- Tiếp tục tổ chức cho trẻ ăn khay (Trẻ 5-6 tuổi) - Đảm bảo tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp. - Đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi, đủ ấm cho trẻ trong mùa lạnh - Kiểm tra công tác vệ sinh cá nhân của trẻ ở các nhóm, lớp. - Tuyên truyền, thực hiện tốt công tác phòng các dịch hiện hành. - Theo dõi khâu chăm sóc trẻ ở các nhóm, lớp. - Rà soát thực đơn, điều chỉnh và thay đổi các món ăn hợp khẩu vị của trẻ - Kiểm tra quy trình chế biến, lưu mẫu thức ăn, phần mềm dinh dưỡng. - Theo dõi công tác tiếp phẩm và chế biến thức ăn cho trẻ hàng ngày; kiểm tra vệ sinh bếp ăn, kỹ thuật nấu ăn của nhân viên cấp dưỡng - Tổ chức cân, đo, đánh giá tình trạng sức khỏe của 100% trẻ quý 2, so sánh với kết quả quý I để có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Thực hiện tính định lượng dưỡng chất hằng ngày cho trẻ dựa trên phần mềm dinh dưỡng. - Tổ chức tiệc butffet cho khối lớp A, B, C, NT. - Tuyên truyền các bệnh thường gặp; Vệ sinh ATTP. - Kiểm kê dụng cụ bán trú - Tuyên truyền về nội dung phòng tránh tai nạn thương tích trẻ; Vệ sinh môi trường. bệnh mùa đông.. |
- Bếp- giáo viên
- CBQL - giáo viên - PHT phụ trách, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp. - PHT phụ trách, y tế, giáo viên. - PHT phụ trách - PHT phụ trách, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp. - Cấp dưỡng. - PHT phụ trách, y tế. - Giáo viên - PHT phụ trách, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp. - PHT phụ trách, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp, giáo viên. - PHT phụ trách, y tế, giáo viên. |
|
|||||
Tháng 01/2025 |
- Đảm bảo tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp. - Phối hợp tổ chức Lễ hội Bé vui đón Tết – Hội chợ ( Tổ chức cho trẻ trải nghiệm làm các loại mứt, bánh in,bánh hạt sen, bánh chưng). - Kiểm tra thùng đựng nước uống của trẻ, phòng vệ sinh của trẻ ở các nhóm, lớp - Kiểm tra vệ sinh môi trường - Kiểm tra chế biến món ăn cho trẻ (1 ngày). - Kiểm tra tổ chức bữa ăn, vệ sinh lớp. - Tiếp tục tuyên truyền phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp cho trẻ; Phòng- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh ăn uống trong những ngày tết để đảm bảo sức khỏe và đề phòng ngộ độc thực phẩm. - Tổ chức tổng vệ sinh trước và sau tết Nguyên Đán. |
BGH, giáo viên - Giáo viên. - CBQL, y tế. - CBQL y tế 4 nhân viên bếp. - PHT phụ trách, y tế, giáo viên. |
|
|||||
Tháng 02/2025 |
- Đảm bảo tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp - Thực hiện tính định lượng dưỡng chất hằng ngày cho trẻ dựa trên phần mềm dinh dưỡng. - Kiểm tra bếp ăn: công tác lưu mẫu thức ăn, ghi sổ lưu mẫu, sổ kiểm thực 3 bước, vệ sinh bếp ăn của nhân viên cấp dưỡng - Kiểm tra vệ sinh nhà bếp và khâu tiếp phẩm. - Kiểm tra khâu tổ chức bữa ăn cho trẻ(vệ sinh trước và sau khi ăn, quy trình tổ chức giờ ăn, phân chia cơm, thức ăn cho trẻ tại các nhóm,lớp) - Theo dõi nề nếp vệ sinh ăn, ngủ của trẻ ở các nhóm, lớp |
- CBQL, giáo viên
- PHT phụ trách, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp. - PHT phụ trách, nhân viên bếp. - BGH, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp- TTND, Y tế, kế toán. - CBQL, giáo viên - Giáo viên |
|
|||||
Tháng 03/2025 |
- Đảm bảo tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp. - Kiểm tra công tác vệ sinh đồ dùng bán trú của trẻ tại các nhóm, lớp - Kiểm tra đồ dùng cá nhân của trẻ - Thực hiện tính định lượng dưỡng chất hằng ngày cho trẻ dựa trên phần mềm dinh dưỡng - Kiểm tra nhân viên cấp dưỡng về vệ sinh đồ dùng chế biến thực phẩm, kho để thực phẩm, các tủ để gia vị, vệ sinh tủ lạnh lưu mẫu, vệ sinh nền nhà bếp… - Liên hệ với trạm y tế phường Đông Ba để tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ đợt 2 cho 100% trẻ ở các nhóm, lớp.Tổng hợp kết quả khám sức khỏe lần 2 và báo cáo phòng GD&ĐT. - Theo dõi cân đo, đánh giá tình trạng sức khỏe của 100% trẻ lần 3. Tổng hợp số liệu báo cáo Phòng GD&ĐT. - Bổ sung dụng cụ y tế (bông gòn, gạc, băng cá nhân…) |
- Giáo viên.
- CBQL, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp. - Nhân viên bếp.
- Y tế, giáo viên - Nhân viên y tế - Cấp dưỡng, trẻ |
|
|||||
Tháng 04/2025 |
- Đảm bảo tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp - Kiểm tra hồ sơ sổ sách bán trú (sổ xuất, nhập). - Kiểm tra toàn diện bếp ăn. - Thực hiện tính định lượng dưỡng chất hằng ngày cho trẻ dựa trên phần mềm dinh dưỡng - Kiểm tra khâu tổ chức bữa ăn cho trẻ (vệ sinh trước và sau khi ăn, quy trình tổ chức giờ ăn, phân chia cơm, thức ăn cho trẻ tại các nhóm,lớp) - Kiểm tra giáo viên các nhóm, lớp về khâu vệ sinh lớp học, vệ sinh đồ dùng cá nhân, đồ chơi dành cho trẻ, thùng đựng nước, nhà vệ sinh. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, vệ sinh cá nhân |
- Nhân viên phụ trách phần mêm dinh dưỡng. - 3 nhân viên. - Giáo viên |
|
|||||
Tháng 5/2025 |
- Đảm bảo tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp - Thực hiện tính định lượng dưỡng chất hằng ngày cho trẻ dựa trên phần mềm dinh dưỡng - Kiểm tra bếp ăn: công tác nhập thực phẩm, công tác lưu mẫu thức ăn, ghi sổ lưu mẫu, sổ kiểm thực 3 bước, vệ sinh bếp ăn của nhân viên cấp dưỡng - Kiểm tra nhân viên cấp dưỡng về vệ sinh đồ dùng chế biến thực phẩm, kho để thực phẩm, các tủ để gia vị, vệ sinh tủ lạnh lưu mẫu, vệ sinh nền nhà bếp… -Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, công tác tổ chức giờ ngủ trưa cho trẻ ở các nhóm, lớp - Kiểm tra khâu vệ sinh của trẻ trước và sau khi ăn, chế độ ăn của trẻ - Kiểm tra quy trình chế biến thức ăn của cấp dưỡng, và vệ sinh nhà bếp - Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tay, chân miệng, rubella, bạch hầu. - Chỉ đạo giáo viên tổng vệ sinh lớp học, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ - Kiểm kê đồ dùng, dụng cụ bán trú cuối năm học |
- Nhân viên phụ trách phần mềm dinh dưỡng - CBQL, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, nhân viên bếp- TTND, Y tế, kế toán. - Nhân viên bếp ăn. - Giáo viên - Nhân viên y tế, giáo viên. - Giáo viên |
|
|||||
Tháng 06,7/2024 |
- Kiểm tra hoạt động hè của giáo viên về cách tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. - Kiểm tra khâu chế biến, thức ăn, nước uống của trẻ đảm bảo an toàn và phòng các bệnh đường ruột vào mùa hè. - Thay đổi thực đơn theo mùa - Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè - Rà soát hồ sơ quản lý bán trú, bếp ăn cuối năm học. |
- Nhân viên bếp,giáo viên. - Nhân viên phụ trách phần mềm ding dưỡng. - Nhân viên bếp ăn. |
|
|||||
Nơi nhận: - TTCM; - Lưu.
|
Xét duyệt Hiệu trưởng
Nguyễn Cao Tâm Uyên |
Người lập P.Hiệu trưởng
Lê Thị Tú Trinh |
|
|||||