Phó Hiệu trưởng CSND
Kế hoạch năm 2021-2022
PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ TRƯỜNG MNII
Số: /KH-MNII |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Huế, ngày 18 tháng 10 năm 2021 |
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG
NĂM HỌC: 2021-2022
Căn cứ Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 21/8/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ công văn số 2238/SGDĐT-GDMN ngày 30/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn nhiệm vụ GDMN năm học 2021-2022;
Căn cứ Hướng dẫn số 818/PGDĐT-GDMN ngày 21/9/2021 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2021-2022;
Căn cứ kế hoạch số 158 ngày 16 tháng 10 năm 2021 của trường Mầm non II về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 và tình hình thực tế của đơn vị, trường mầm non II xây dựng kế hoạch chăm sóc - nuôi dưỡng năm học 2021 – 2022 với những nội dung cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:
- Tổng số CBGVNV: 66 người; Trong đó: CBQL: 2; GV: 43; NV: 21( biên chế: 3; hợp đồng: 18.
- Trình độ chuyên môn của GV: 100% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn: 42/43 tỉ lệ: 97,67%.
- Trình độ của nhân viên cấp dưỡng: 100% có chứng chỉ về chế biến các món ăn, trong đó có 5 nhân viên có bằng trung cấp chế biến.
- Đội ngũ CBGVNV nhiệt tình, đoàn kết, chuyên môn vững vàng, đủ điều kiện phục vụ tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Tổ chức đảng, đoàn thể: trường có chi bộ độc lập; có Chi đoàn TNCSHCM; có Công đoàn CS và Chi hội phụ nữ. Các đoàn thể tham gia tích cực các hoạt động của địa phương và Công đoàn cấp trên.
- CSVC: Có 19 nhóm, lớp diện tích đảm bảo, có đủ ánh sáng và độ thông thoáng cho trẻ sinh hoạt; Trường có bếp ăn bán trú đảm bảo quy trình 1 chiều, sạch sẽ, vệ sinh ngăn nắp, có đủ đồ dùng của bếp.
+ Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Thành phố và Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, Hội cha mẹ trẻ em của trường luôn quan tâm tới công tác giáo dục mầm non.
- Đội ngũ CBGVNV nhiệt tình, đoàn kết ; Giáo viên, nhân viên có trình độ, kiến thức chuyên môn vững vàng, dày dạn kinh nghiệm nên đủ điều kiện để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
- Nhà trường phối hợp với phòng khám Âu Lạc để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ.
+ Khó khăn:
- Trẻ đầu năm vào thể thừa cân, beó phì tỉ lệ khá cao nên gặp khó khăn trong việc phục hồi cho các cháu.
- Cháu độ tuổi 24-36 tháng ra lớp chưa đạt chỉ tiêu
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ- CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP:
1. Chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng:
- Tỉ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường: (538/524 cháu) 97,39%.
- 100% trẻ đến trường được an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng.
- Trang bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức bán trú.
- Chống rét, chống nóng trong thời gian trẻ ở trường.
- Phấn đấu cuối năm cháu toàn trường đạt:
+ Tỉ lệ cân nặng BT: trên 95% so với đầu năm (85,31%);
+ Giảm tỷ lệ trẻ SDD xuống 0% so với đầu năm học (0,74%);
+ Giảm tỉ lệ trẻ thừa cân xuống dưới 6% so với đầu năm học(7,06%)
+ Giảm tỉ lệ trẻ béo phì xuống dưới 6% so với đầu năm học(6,69%)
+ Giảm tỉ lệ thấp còi xuống 0% so với đầu năm học (0,74%).
2. Nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp:
Nhiệm vụ 1: Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian ở trường.
+ Chỉ tiêu:
- 100% giáo viên kí cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động.
- 100% giáo viên, nhân viên cấp dưỡng ký cam kết đảm bảo VSATTP, không có dịch bệnh xảy ra.
- 100% cháu đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các hoạt động, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các tai nạn thương tích khác.
- Làm tốt công tác tổ chức kiểm tra sức khỏe cho trẻ và quản lý sức khoẻ trong nhà trường
+Biện pháp:
- Thực hiện nghiêm túc công văn của sở, phòng giáo dục và đào tạo về việc triển khai công tác y tế trường học.
- Triển khai các nội dung về công tác y tế trường học tới toàn thể giáo viên, nhân viên y tế và cấp dưỡng. Đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác y tế tại trường.
- Thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, tích cực phòng chống dịch Covid-19, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu và một số dịch bệnh khác.
- Nhân viên y tế cập nhật các thông tin đầy đủ, kết quả tình trạng của trẻ do cán bộ chuyên môn (bác sĩ, y sĩ) kết luận.
- Hằng ngày giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ để nắm bắt được bệnh lý của trẻ như trẻ bị bệnh tim, chảy máu cam, bệnh co giật, dị ứng với thức ăn…để có hướng chăm sóc phù hợp.
- Nhân viên y tế kết hợp Phó Hiệu trưởng chỉ đạo công tác nuôi dưỡng kiểm tra môi trường các lớp, môi trường bếp, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhà trường lắp đặt đầy đủ bóng đèn cho các nhóm, lớp đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho trẻ trong mọi hoạt động
- Yêu cầu giáo viên nắn chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ tránh cho trẻ bị cong vẹo cột sống, phòng chống bệnh cận thị.
- Chỉ đạo giáo viên các lớp hướng dẫn cho các cháu làm vệ sinh đúng quy trình và thực hiện thường xuyên trong ngày
- Tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh các chương trình sức khỏe.
- Tuyên truyền phòng chống bệnh tay chân miệng, yêu cầu giáo viên, phụ huynh thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng, lau chùi sạch khu vực sinh hoạt của trẻ, rửa sạch các vật dụng đồ chơi của trẻ bằng xà phòng và khử trùng, vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.
Nhiệm vụ 2: Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non.
Thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐTngày12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học và Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục
+ Chỉ tiêu:
- 100% các cháu đến trường được đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối và được chăm sóc theo phương pháp khoa học.
- 100% trẻ trên 24 tháng được cân đo định kỳ 3 tháng /1 lần và kiểm tra sức khoẻ đầu năm.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, năng lượng cung cấp cho trẻ ở trường theo phần mềm dinh dưỡng.
-100 trẻ tự giác sát khuẩn tay trước khi vào trường, lớp
- 100% trẻ có các kỹ năng: rửa tay, rửa mặt, đánh răng, súc miệng nước muối sau khi ăn.
- 100% trẻ có thói quen vệ sinh, ăn uống tự phục vụ.
- 100% trẻ được sử dụng nguồn nước sạch
- 100% các nhóm, lớp tạo mảng tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng
- 100% các lớp xây dựng kế hoạch và triển khai tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng, VSATTP, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thể chất trong các hoạt động giáo dục.
- 100% nhân viên cấp dưỡng được đánh giá xếp loại tốt.
- 100% nhân viên cấp dưỡng và giáo viên được kiểm tra định kỳ, đột xuất
- 100% các cháu ăn hết xuất của mình
- 100% thực phẩm đủ số lượng, chất lượng.
- 100% các lớp có môi trường sạch - đẹp, thân thiện, gần gũi với phụ huynh và với trẻ.
+ Biện pháp:
- Hợp đồng với phòng khám Âu Lạc kiểm tra sức khoẻ cho trẻ vào đầu năm học để có biện pháp kết hợp cùng gia đình trẻ điều trị nhằm hạn chế thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ
- Nhà trường ký hợp đồng cam kết với cở sở cung cấp thực phẩm chặt chẽ an toàn và có cơ sở pháp lý, đảm bảo cung cấp các loại thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc.
- Thực hiện nghiêm túc khâu giao nhận thực phẩm, thực phẩm phải tươi ngon, đầy đủ về số lượng và chất lượng
- Thực hiện nghiêm túc khâu kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn; Khâu chế biến và quá trình chế biến món ăn.
- Xây dựng thực đơn đảm bảo theo tuần - tháng, theo mùa để trẻ có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
- Trẻ được ăn uống đầy đủ hợp lý, cân đối định lượng đúng theo độ tuổi quy định:
Đối với trẻ nhà trẻ: 600 – 651 Kcal, P: 13 - 20% ; L: 30 -40 %; G: 47 -50%; nước uống 0.8 – 1,6 lít/trẻ/ ngày ( Kể cả nước trong thức ăn)
Đối với trẻ mẫu giáo: 615- 726 Kcal, P: 13 - 20% ; L: 25 -35 %; G: 52 -60%; Nước uống 1,6 – 2 lít/trẻ/ ngày ( Kể cả nước trong thức ăn)
- Thực hiện nghiêm túc dây chuyền bếp một chiều, đổi ca theo tháng để tổ nuôi thành thạo trong các dây chuyền chế biến.
- Kiểm tra tay nghề nhân viên nấu ăn và giáo viên về công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Kiểm tra đột xuất, kiểm tra báo trước, đánh giá xếp loại theo tiêu chí và rút kinh nghiệm cụ thể cho giáo viên, nhân viên.
- Thường xuyên kiểm tra mảng tuyên truyền về dinh dưỡng ở các khối lớp, yêu cầu giáo viên xây dựng nội dung phong phú dễ hiểu. Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với trẻ, làm thế nào để bé ăn ngon, những thực phẩm cần thiết cho trẻ ...
- Kiểm tra thường xuyên các giờ vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ ở các lớp. Giáo viên giáo dục trẻ kiến thức về vệ sinh dinh dưỡng bằng nhiều hình thức: thông qua sách báo tranh ảnh, xem truyền hình, lô tô, trò chuyện v.v...
- Thường xuyên kiểm tra nguồn nước, các bể chứa nước phải được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, được khử khuẩn.
- Yêu cầu giáo viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các giờ học, giới thiệu món ăn qua các giờ ăn giúp trẻ hiểu tầm quan trọng và tác dụng cuả các loại thực phẩm, động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất.
- Chỉ đạo giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên cấp dưỡng nghiêm túc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, lớp học, tích cực vệ sinh đồ dùng đồ chơi của trẻ, đồ dùng ăn uống, phun thuốc muỗi, diệt côn trùng để làm hạn chế các dịch bệnh xảy ra.
- Xây dựng môi trường xanh – sạch - đẹp an toàn đảm bảo môi trường sạch sẽ thoáng mát cho trẻ hoạt động. Định kỳ tổng vệ sinh trường lớp vào chiều thứ sáu hằng tuần.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, biết bảo vệ môi trường, biết một kỹ năng vệ sinh các nhân phù hợp với từng độ tuổi.
- Tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mọi mặt khi ở trường. Giúp trẻ phát triển tình cảm thân thiện vui vẻ, thoải mái coi cô giáo như mẹ hiền - lớp học là ngôi nhà thứ hai của trẻ.
- Làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ các cháu để tổ chức tốt các hoạt động vui chơi lành mạnh, các ngày hội ngày lễ, kết hợp để cùng thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
Nhiệm vụ 3: Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất danh dự, uy tín của nhà giáo. Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ;
+ Chỉ tiêu:
- 100% cán bộ giáo viên nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt.
- 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- 100% CBGVNV phải đối xử công bằng với trẻ.
+ Biện pháp:
- Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp học chính trị để nắm bắt và quán triệt tinh thần Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Thường xuyên cho giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng tập huấn chuyên môn do Sở và Phòng giáo dục tổ chức.
- Nhắc nhở, động viên giáo viên, nhân viên phải thường xuyên gương mẫu, tu dưỡng đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn.
Nhiệm vụ 4: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên- nhân viên nấu ăn trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay
+ Chỉ tiêu:
- 100% cán bộ - giáo viên - nhân viên nấu ăn được học tập nghiên cứu các văn bản chỉ thị của ngành. Cập nhật thông tin về những yêu cầu cấp thiết trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng.
- 100% giáo viên - nhân viên nấu ăn được bố trí vào lớp, bếp phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người.
- 100% nhân viên nấu ăn được bồi dưỡng nâng cao kiến thức nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 100% nhân viên nấu ăn được tập huấn về công tác dinh dưỡng cho trẻ.
- 100% nhân viên nấu ăn được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm
- Phấn đấu bếp đạt loại tốt trong các đợt thanh kiểm tra.
+ Biện pháp:
- Triển khai các văn bản chỉ thị về VSATTP. Thông tư số 04 hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; chỉ thị số 08/1999/CT ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đảm bảo chất lượng, VSATTP; Quyết định số 4196, Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn, Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/03/2017 về việc ban hành “ Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức mẫu đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”.
- Xây dựng thực đơn hàng tuần, thực đơn cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản, 50% thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, 50% thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
- Tổ chức thực hiện bếp ăn 5 tốt trong trường mầm non đó là ( Quản lý tốt, Tổ chức tốt, Tiết kiệm tốt, Vệ sinh tốt, Cải thiện tốt).
- Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho nhân viên nấu ăn, giáo viên những vấn đề chủ yếu như định lượng khẩu phần ăn, các chất dinh dưỡng cần đạt để cung cấp calo cho trẻ.
- Bồi dưỡng củng cố cho đội ngũ nhân viên về quy trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm, rau, củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thao tác quy trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon.
- Nâng cao kiến thức kỹ năng xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm đối với giáo viên và cô nuôi.
- Tổ chức cho nhân viên nấu ăn tham gia học các lớp bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở giáo dục và Phòng giáo dục tổ chức, khám sức khỏe định kỳ.
- Cung cấp sách, tài liệu tham khảo cho nhân viên nấu ăn học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ.
- Phân công rõ từng người, từng công việc cụ thể, thực hiện đúng dây chuyền chế biến.
- Thường xuyên kiểm tra đột xuất, giám sát trực tiếp đối với bếp.
- Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ; sẵn sàng ứng phó với tình hình, diễn biến dịch Covid-19;
- Quan tâm tạo điều kiện chăm lo đến đời sống sức khỏe của giáo viên, động viên chị em yên tâm công tác.
Nhiệm vụ 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đầu tư cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng
+ Chỉ tiêu:
- 100% các nhóm, lớp có góc tuyên truyền kiến thức vệ sinh chăm sóc- nuôi dưỡng cho các bậc phụ huynh với nội dung phong phú đa dạng phù hợp.
- 100% Phụ huynh được tuyên truyền phổ biến kiến thức tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- 100% các đồ dùng chăm sóc nuôi dưỡng được huy động từ các nguồn đóng góp của phụ huynh và sự ủng hộ của các tổ chức xã hội.
- 100% đồ dùng chăm sóc nuôi dưỡng được đầu tư theo hướng chuẩn hiện đại đảm bảo và an toàn.
- 100% các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội trên địa bàn phường phối kết hợp tốt với nhà trường trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ nhà trường các tài liệu chăm sóc trẻ. + Biện pháp:
- Nhà trường chỉ đạo xây dựng góc tuyên truyền, chế độ sinh hoạt của trẻ, một số nội dung về giáo dục dinh dưỡng, VSATTP, quy trình rửa tay, rửa mặt. Một số nề nếp vệ sinh văn minh trong ăn uống của trẻ trong trường mầm non.
- Tuyên truyền phổ biển kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ.
- Tổ chức các buổi họp ban đại diện cha mẹ trẻ em, phát động sự ủng hộ nhiệt tình của đại diện cha mẹ trẻ em.
- Lên kế hoạch mua sắm, sữa chữa đồ dùng đồ chơi cho các nhóm,lớp; đồ dùng phục vụ bếp. Mua sắm đồ dùng đồ chơi, đồ dùng chăm sóc nuôi dưỡng đúng theo hướng chuẩn hiện đại.
- Huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực để phát triển nhà trường; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường.
V. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THEO TỪNG THÁNG
THỜI GIAN |
NỘI DUNG CÔNG VIỆC |
GHI CHÚ
|
Tháng 08/2021
|
- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; đảm bảo an toàn cho ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và chào mừng “Ngày hội Bé đến trường”. - Vệ sinh môi trường xung quanh trường, lớp học. Sơn sửa, tu bổ lại đồ chơi ngoài trời và tranh tường. Trang trí hội trường và xung quanh trường chuẩn bị cho khai giảng. - Rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để tham mưu mua sắm bổ sung một số cơ sở vật chất cho công tác bán trú. - Bàn giao tài sản cho các lớp. |
|
Tháng 09/2021
|
- Mua bổ sung đồ dùng ăn ngủ, bán trú ,vệ sinh cho các lớp và nhà bếp - Chuẩn bị và tổ chức tốt “Ngày hội đến trường của bé” (05/9). - Hội nghị Cha mẹ học sinh đầu năm - Các nhóm, lớp họp phụ huynh kết hợp tuyên truyền hoạt động một ngày của bé, phòng chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết... và bảo vệ quyền của trẻ em. - Kiểm tra công tác y tế trường học, ATTNTT, phòng chống dịch Covid-19 và dịch bệnh khác - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Tuyên truyền về nội dung giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. - Kiêm tra trang trí lớp, vệ sinh trường, lớp an toàn sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. - Theo dõi cân, đo quý I cho trẻ của các nhóm, lớp - Liên hệ với phòng khám Âu Lạc kiểm tra sức khỏe cho trẻ đợt 1.Theo dõi tổng hợp, phân loại kết quả sức khỏe của trẻ trong toàn trường. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về vệ sinh dinh dưỡng và ATTP cách phòng tránh xử lý một số tai nạn thường gặp trong trường mầm non cho giáo viên và cô nuôi. - Kiểm tra môi trường, hoạt động các nhóm, lớp về đảm bảo an toàn trên trẻ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích. - Kiểm tra các lớp trong việc thực hiện các thao tác vệ sinh hằng ngày cho trẻ. - Kiểm tra cân đo chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe cho trẻ. - Kiểm tra nề nếp ăn ngủ, vệ sinh cá nhân các ký hiệu đồ dùng. - Kiểm tra xây dựng thực đơn của cấp dưỡng. - Kiểm tra vệ sinh ATTP bếp ăn - Kiểm tra chất lượng bữa ăn của trẻ - Tuyên truyền một ngày của bé; phòng chống bệnh sốt xuất huyết - Tiếp tục nhắc nhở giáo viên trước khi ăn nên giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ ngồi ăn thoải mái, khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình. Chú ý chăm sóc nhiều hơn đối với cháu suy dinh dưỡng. - Cấp phát dụng cụ nhà bếp và dụng cụ bán trú cho các nhóm, lớp ăn tại trường - Cấp phát thuốc khử khuẩn CloraminB cho các lớp. |
|
Tháng 10/2021 |
- Liên hệ phòng khám cán bộ khám sức khỏe cho CB – GV – NV. - Kiểm tra việc thực hiện các quy trình ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác - Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ cá nhân của trẻ - Kiểm tra các lớp rèn nề nếp trẻ, có ý thức lao động tự phục vụ và giữ gìn vệ sinh môi trường. - Kiểm tra, đánh giá nhân viên: cách chế biến thức ăn, ATTP, chất lượng bữa ăn, vệ sinh cá nhân, bếp ăn, phòng chống dịch bệnh. - Kiểm tra công tác bán trú - Giám sát quy trình chế biến thực phẩm, chia thức ăn bằng cân lượng. - Giám sát việc sử dụng cụ và quy trình vệ sinh cá nhân trên trẻ. - Tuyên truyền dinh dưỡng của bé; vệ sinh môi trường - Giám sát nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. - Vệ sinh sân trường, lau chùi đồ dùng đồ chơi ngoài trời cũng như trong lớp hàng tuần. - Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Tiếp tục trang bị đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ dùng học tập cho trẻ. - Duy tu, bảo dưỡng đồ chơi ngoài trời về mùa mưa. - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 11/2021 |
- Kiểm tra công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Tuyên truyền 6 bệnh thường gặp nguy hiểm cho trẻ em. - Giám sát quy trình chế biến thực phẩm - Giám sát nguồn thực phẩm, xuất ăn của trẻ - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Kiểm tra thường xuyên khâu chế biến, thức ăn, nước uống của trẻ đảm bảo an toàn. - Tiếp tục bổ sung đồ dùng bán trú. - Thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng thiết bị đồ dùng, đồ chơi. - Thực hiện công tác phòng chống dịch covid-19 và VSATTP - Tổ chức cho trẻ Mẫu Giáo Lớn ăn buffet - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. - Tổ chức tốt ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. |
|
Tháng 12/2021 |
- Kiểm tra nhân viên cấp dưỡng - Kiểm tra chế độ ăn của trẻ. - Tiếp tục tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác - Cân đo chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe cho trẻ quý II - Rà soát hệ thông thiết bị điện nước, đồ dùng đồ chơi ở các nhóm lớp để kịp thời sửa chửa, bổ sung đảm bảo an toàn cho trẻ. - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Cấp phát thuốc khử khuẩn CloraminB cho các lớp. - Kiểm kê đồ dùng, dụng cụ bán trú - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 01/2022 |
- Kiểm tra chế độ ăn của trẻ. - Kiểm tra nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Kiểm tra vệ sinh nhà bếp và khâu tiếp phẩm. - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Tham gia tổ chức cho trẻ Mẫu Giáo nhỡ ăn buffet - Tuyên truyền về nội dung phòng tránh tai nạn thương tích trẻ; Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trẻ, phòng chống bệnh tay chân miệng - Kiểm tra công tác y tế trong trường học; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm - Kiểm tra công tác vệ sinh chuẩn bị đón xuân. - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 02/2022 |
- Kiểm tra môi trường, đảm bảo VSATTP và phòng chống dịch bệnh sau thời gian nghỉ tết - Kiểm tra công tác vệ sinh các nhóm, lớp bán trú - Kiểm tra quy trình chế biến thức ăn của cấp dưỡng, và vệ sinh nhà bếp - Tuyên truyền về bệnh bướu cổ và cách phòng chống - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 03/2022 |
- Theo dõi cân, đo quý III cho trẻ của các nhóm, lớp - Cân đo chấm biểu đồ sức khỏe cho trẻ, tổng hợp sức khỏe trẻ toàn trường. - Liên hệ với phòng khám Âu Lạc kiểm tra sức khỏe cho trẻ đợt II. - Kiểm tra công tác y tế trong trường học; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. - Kiểm tra nhắc nhỡ việc thực hiện vệ sinh đồ dùng thiết bị, đồ chơi. - Kiểm tra vệ sinh nhà bếp, khâu tiếp phẩm. - Kiểm tra chế độ ăn của trẻ - Tổ chức thi nấu ăn cho nhân viên cấp dưỡng - Kiểm tra nề nếp vệ sinh ở các lớp. - Xây dựng thực đơn,tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Tổ chức cho trẻ Mẫu Giáo nhỡ ăn buffet - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 4/2022 |
- Kiểm tra chế độ ăn của trẻ - Kiểm tra quy trình chế biến thức ăn của cấp dưỡng, và vệ sinh nhà bếp. - Tiến hành tự đánh giá cho điểm trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích theo Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Kiểm tra vệ sinh trang thiết bị và các điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ. - Tuyên truyền nuôi con khỏe, dạy con ngoan - Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Tổ chức cho trẻ Mẫu Giáo bé ăn buffet - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 05/2022 |
- Cân đo chấm biểu đồ sức khỏe cho trẻ, tổng hợp sức khỏe trẻ toàn trường. - Kiểm tra nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ - Kiểm kê đồ dùng, dụng cụ bán trú. - Chuẩn bị nội dung truyên truyền phòng chống các dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè; Giai đoạn chuyển tiếp tạo tâm thế cho trẻ vào lớp 1 - Đánh giá công tác y tế trường học theo Thông tư số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT và gửi báo cáo về trung tâm y tế, PGD theo đúng thời gian quy định. - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 06,7/2022 |
- Kiểm tra khâu chế biến, thức ăn, nước uống của trẻ đảm bảo an toàn và phòng các bệnh đường ruột vào mùa hè. - Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè - Thay đổi thực đơn theo mùa - Theo dõi nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ - Theo dõi vệ sinh cá nhân trẻ - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường |
Nơi nhận: - Werbsite; - Các lớp để thực hiện.
|
PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH
Nguyễn Thị Thái Bình
|
|