Người thầy giáo trung bình thích giải thích, những thầy giáo giỏi, thầy giáo năng khiếu tiết lộ những giản đơn "

Ngày 18 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Phó Hiệu trưởng CSND

Cập nhật lúc : 16:29 18/01/2018  
Kế hoạch năm 2017-2018

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG NĂM HỌC 2017 - 2018

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC -  NUÔI DƯỠNG

NĂM HỌC 2017 - 2018

    

 

          Căn cứ Chỉ thị số 08/GD-ĐT ngày 12/5/1995 về vệ sinh trường học;

Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BYT-BGD&ĐT ngày 15/04/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;

          Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 12/05/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về công tác y tế trường học;

          Căn cứ Công văn số 2221/SGDĐT-GDMN ngày 14/09/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non;

          Căn cứ Công văn số 1334/PGD&ĐT-GDMN ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non;; 

                   Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, trường mầm non II  xây dựng kế hoạch chăm sóc - nuôi dưỡng năm học 2017 – 2018 với những nội dung cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM:

Trường có 02 cơ sở:

          - Cơ sở 1 (41 Đinh Tiên Hoàng): 16 lớp mẫu giáo (03 lớp 3-4 tuổi; 05 lớp 4-5 tuổi; 08 lớp 5-6 tuổi).

          - Cơ sở 2 (30 Nguyễn Biểu): 4 nhóm lớp, trong đó 3 nhóm trẻ (24-36 tháng tuổi), 01 lớp (3-4 tuổi).

          - Tổng số: 729 trẻ/20 nhóm lớp. Trong đó, nhà trẻ: 75 trẻ/2 nhóm, mẫu giáo: 654 trẻ/17 nhóm lớp. Cụ thể:

+ Nhà trẻ:           3 nhóm /75cháu/07 GV

+ Mẫu giáo bé (3-4 tuổi): 04 lớp/160 cháu/10 GV

+Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi): 05 lớp/196 cháu/12 GV

+ Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi): 08 lớp/298 cháu/ 16 GV

- Cán bộ quản lý: 03 (03 ĐHMN); GV: 41 (35 ĐHMN, 05 CĐMN, 01 TCMN);  nhân viên: 23 (1 KT: ĐHKT, 1 VT: ĐHKT + Nghiệp vụ văn thư, 1 YT: TC Y tế + 14 cấp dưỡng, 2 lao công, 3 bảo vệ, 1 NV khác: ĐHKT).

1. Thuận lợi

          - Trường có cơ sở khang trang, sạch đẹp, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chăm sóc trẻ hoàn thiện; công trình vệ sinh khép kín tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục (CSGD) trẻ.

          - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo phòng GD&ĐT Thành Phố Huế; của Đảng Ủy – Chính quyền địa phương;

          - Phụ huynh có nhận thức đúng đắn hơn về ngành học Mầm Non nên đã nhiệt tình ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;

          - Có chi bộ trong sạch vững mạnh; công đoàn nhiều năm liền đạt “Công đoàn vững mạnh xuất sắc” được LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen; chi đoàn TN cộng sản Hồ Chí Minh tích cực, năng nổ tham gia các phong trào của Nhà trường; địa phương tổ chức;

          - Phường được thành phố công nhận đạt PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011-2015 và năm 2016.

          - Những kết quả đạt được trong những năm qua là điều kiện thuận lợi để nhà trường tiếp tục phấn đấu phát triển cho năm học tiếp theo.

2. Khó khăn

          - Năm nay, số trẻ sinh năm 2012 trên địa bàn phường ra lớp đông. So với năm trước nhà trường tăng thêm 02 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi thành 08 lớp mẫu giáo  5-6 tuổi; Chính vì thế việc sắp xếp bố trí giáo viên, phân nhóm, lớp trẻ và phân bổ số lượng đồ dùng, đồ chơi thiết bị phục vụ cho các nhóm, lớp gặp nhiều khó khăn.

          - Cơ sở 2 đã cải tạo nhưng sân hẹp, thiếu môi trường thiên nhiên, chưa thu hút phụ huynh đến trường, tạo áp lực về cháu ở cơ sở 1.

          - Một số phụ huynh do đời sống kinh tế còn khó khăn nên chưa cho cháu ở lại bán trú.

          - Số cháu thừa cân, béo phì đầu năm chiếm tỷ lệ cao so với các năm học trước.

3. Tình hình sức khỏe trẻ đầu năm

Số trẻ bán trú                           

: 729/729              

Tỷ lệ  : 100%

Cân nặng bình thường             

: 605/729   

Tỷ lệ  : 83 %

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân    

: 13/729               

Tỷ lệ  : 1,8%

Suy dinh dưỡng thể thấp còi   

: 21/729           

Tỷ lệ  : 2,9%

Cân nặng cao hơn tuổi            

: 90/729        

Tỷ lệ  :12,3 %

 

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

          - Thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN. Bảo đảm an toàn tuyệt đối, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 100%.

          - Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt việc chế biến và lưu mẫu thực phẩm đầy đủ. Sử dụng và sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo theo quy trình bếp một chiều.

          - Thực hiện tính khẩu phần ăn trên phần mềm Nutrikids.

          - Thực hiện tốt công tác phòng chống các dịch bệnh trong trường, công tác tiêm chủng và vệ sinh môi trường.

          - 100% cháu được cân đo khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng.

          - Tỷ lệ cháu nhẹ cân xóa, cháu thấp còi 2%. Vận động phụ huynh đem sữa cho con uống sau bữa ăn chiều và tăng khẩu phần ăn cho trẻ ở nhà nhằm giảm tỷ lệ trẻ SDD.

          - Phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi - Rubella cho trẻ em; có các biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em trong các cơ sở GDMN. Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 12/5/2016 quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non.

          - Tiếp tục thực hiện tốt giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Chỉ đạo giáo viên nâng cao kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.

          - 100% cháu được uống nước đun sôi, sử dụng nước sạch.

          - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở các lớp và ở nhà trường.

          - Rèn cho cháu các kỹ năng làm đúng thao tác vệ sinh: lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, chải đầu, các cháu bán trú biết đánh răng sau khi ăn cơm.

          - Triển khai kế hoạch về giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong nhà trường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống, giảm thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh.

          - Nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành cho cán bộ, giáo viên về công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai trong trường nhằm giảm thiểu hậu quả của thảm họa thiên tai gây ra.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Công tác bán trú

- 100% trẻ được sử dụng nước sạch.

- Duy trì được số lượng cháu ăn trưa tại trường.

- Tổ chức tốt bữa ăn hằng ngày cho trẻ.

- Đảm bảo dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ hằng ngày.

- Đảm bảo cháu ăn hết xuất, ngủ sâu giấc ở trường.

- Đảm bảo vê sinh an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc trong trường mầm non.

- Thực hiện qui trình bếp một chiều.

* Biện Pháp:

          - Theo dõi công tác nuôi của các lớp bán trú:  theo dõi chất lượng bữa ăn của trẻ, theo dõi giáo viên trực cho trẻ  ăn hết suất, chăm sóc giấc ngủ cho trẻ tốt.

          - Lên lịch dự giờ giáo viên về tổ chức cho trẻ ăn, ngủ.

          - Thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ.

          - Thực hiện tính ăn cho trẻ hằng ngày trên phần mềm.

          - Vận động phụ huynh cho trẻ đi học đúng giờ để tính ăn hằng ngày cho trẻ được thuận tiện.

          - Khám sức khoẻ cho giáo viên, cấp dưỡng  1 lần/năm

          - Thường xuyên kiểm tra nhà bếp về các khâu: tiếp phẩm đảm bảo số lượng, thực phẩm tươi sống, thực hiện tốt việc chế biến và lưu mẫu thực phẩm.

          - Kiểm tra nhà bếp việc sử dụng và sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo theo quy trình bếp một chiều.

          - Dự giờ cấp dưỡng chế biến thức ăn cho trẻ.

          - Sưu tầm các tài liệu về dinh dưỡng, về cách chế biến món ăn, mẹo vặt,  thực đơn để cấp dưỡng tham khảo.

          - Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho giáo viên, cấp dưỡng: Chuyên đề: xử lí ngộ độc, sặc, hốc xương, cách chọn thực phẩm ngon, cách bảo quản thực phẩm tốt.

          - Nhà trường tổ chức kí hợp đồng với người cung cấp thực phẩm ngay từ đầu năm học.

          - Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào dạy trẻ.

2. Công tác y tế trường học:

          - Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường: chăm sóc sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần cho trẻ.

          - 100% trẻ phát triển tốt về mặt thể lực.

          - 100% trẻ vui vẻ, an tâm khi đến trường.

          - 90% trẻ tăng cân hằng tháng.

          - Mỗi trẻ có đồ dùng vệ sinh cá nhân riêng.

          - 100% trẻ thực hiện rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy đúng qui trình.

          - 100% trẻ được cân đo, khám sức khỏe định kì và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng.

          - 100% trẻ chích ngừa vắc xin Sởi- rubella tại trường.

          - Trẻ thực hiện tốt thao tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng.

          - Tuyệt đối không có trường hợp giáo viên đánh trẻ.

          - Thực hiện công tác phòng dịch trong trường mầm non. Tuyệt đối không để xảy ra dịch bệnh trong trường.

          - Phối hợp thực hiện công tác tiêm chủng cho trẻ.

          - Triển khai kế hoạch phòng chống HIV/AIDS trong nhà trường. Nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống, giảm thái độ kì thị đối với người nhiễm HIV/AIDS.

          - Nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hành cho CB, GV, CNV về công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai trong trường mầm non.

*Biện pháp:

          - Chỉ đạo giáo viên tạo không khí vui vẻ, tạo tâm lí thích đến trường mầm non cho trẻ. Theo dõi thái độ cư xử của giáo viên đối với trẻ hằng ngày.

          - Chỉ đạo nhân viên y tế cân cho trẻ 1 quý/1 lần. Trẻ suy dinh dưỡng cân 1 tháng/1 lần, đo 1 quý/1lần. Chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ.

          - Phối hợp với trạm y tế, trung tâm y tế học đường khám sức khỏe định kì cho trẻ.

          - Chỉ đạo giáo viên giặt khăn, rửa ca hằng ngày, vệ sinh lớp, lau sàn hằng ngày.

          - Vệ sinh đồ dùng đồ chơi hằng tuần. Tổng vệ sinh hằng tuần. Sát khuẩn đồ dùng đồ chơi, lau sàn, bàn ghế bằng dung dịch cloramin B theo định kì 1 lần/tuần để phòng tránh dịch bệnh tay-chân-miệng.

          - Theo dõi và kiểm tra và dự giờ hoạt động vệ sinh ở các lớp.

          - Thường xuyên kiểm tra các góc tuyên truyền ở các lớp, nhắc nhở bổ sung các nội dung phòng tránh bệnh theo mùa cho trẻ kịp thời.

          - Thực hiện tốt các chương trình truyền thông sức khoẻ tới phụ huynh thông qua các buổi nói chuyện, phát thanh hằng ngày.

          - Chỉ đạo tạo góc y tế trong trường học. Tham mưu mua sắm đầu tư thêm các dụng cụ y tế,  tủ thuốc y tế của trường. 

          - Tổ chức “Ngày hội rửa tay” cho trẻ.

          - Chỉ đạo giáo viên lồng ghép chương trình nha học đường vào dạy trẻ (4 tiết/năm).

          - Chỉ đạo nhân viên y tế có kế hoạch phòng bệnh tốt trong nhà trường nhất là khi có dịch bệnh xuất hiện ở địa bàn.

          - Theo dõi lịch tiêm chủng của trẻ. Liên hệ, nhắc nhở phụ huynh tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, đúng liều. Đặc biệt quan tâm phối hợp với y tế tiêm vac xin Sởi rubella cho trẻ.

          - Chỉ đạo y tế có kế hoạch và phối hợp phụ huynh về việc tổ chức tẩy giun cho các cháu.

          - Chỉ đạo y tế hưởng ứng tốt các chương trình: Ngày môi trường thế giới, tuần lễ nước sạch.

          - Bồi dưỡng cho giáo viên, công nhân viên về kiến thức, kỹ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai cho giáo viên. Phối hợp Hiệu trưởng để kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão, Ban chỉ đạo Phòng cháy chữa cháy.

3. Công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ:

          - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ 100%. An toàn về tính mạng và tinh thần cho trẻ.

          - Thực hiện phòng chống các tai nạn thương tích cho trẻ: Chết đuối; điện giật; hoá chất nguy hiểm; đồ vật sắc nhọn nguy hiểm; té ngã, chấn thương; tai nạn giao thông; hốc, sặc, ngộ độc.

* Biện Pháp:

          - Theo dõi giáo viên trong công tác quản lí trẻ.  Nhắc nhở giáo viên khi thấy những tình huống không an toàn cho trẻ.

          - Phát động phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Tạo môi trường xanh sạch đẹp và an toàn cho trẻ hoạt động. Đưa tiêu chí tạo môi trường vào xét thi đua giáo viên, công nhân viên hàng tháng.

          - Chỉ đạo giáo viên tăng cường dạy trẻ các kỹ năng sống nhất là kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh trước các mối nguy cơ nguy hiểm. Dự giờ chuyên đề: Phòng tránh tai nạn cho bé.

          - Chỉ đạo giáo viên giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Tổ chức ngày hội “An toàn giao thông” để nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho phụ huynh, giáo viên và các cháu.

          - Bồi dưỡng giáo viên, công nhân viên về chuyên đề: Sơ cứu thương, phòng cháy chữa cháy, sử dụng gas an toàn.

          - Tuyên truyền đến phụ huynh về nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

4. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì:

          - Theo dõi tốt các cháu suy dinh dưỡng, thừa cân.

          - Giảm tỉ lệ cháu nhẹ cân xuống dưới 0%.

          - Giảm tỉ lệ cháu thể thấp còi dưới 2%.

          - Giảm tỉ lệ cháu thừa cân, béo phì xuống còn 8,5%.

          - Khống chế các trường hợp cháu thừa cân để không xảy hiện tượng béo phì.

* Biện pháp:

          - Chỉ đạo nhân viên y tế theo dõi trẻ suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì hàng tháng. Cân hàng tháng.

          - Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ: tăng dưỡng chất trong khẩu phần ăn của các cháu.

          - Xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng: Vận động phụ huynh cho trẻ đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân có chế độ ăn riêng ở trường.

          - Chỉ đạo giáo viên liên hệ phụ huynh về trường hợp cháu thừa cân. Tuyên truyền và áp dụng: Những thức ăn cần hạn chế, những bài tập phù hợp, chế độ ăn hợp đối với những trẻ này.

          - Bồi dưỡng giáo viên và cấp dưỡng chuyên đề: Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng.

          - Nhà trường có bài tuyên truyền về nguy hiểm của bệnh béo phì, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em.

6. Công tác tuyên truyền:

          - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền của nhà trường và ở các lớp:

          + Tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học phòng chống SDD và béo phì.

          + Tuyên truyền về các biện pháp phòng một số bệnh thường gặp ở trẻ và biện pháp chống dịch bệnh lây lan như: Phòng chống bệnh “tay chân miệng”, bệnh đau mắt đỏ, …..

          + Tuyên truyền về tiết kiệm điện, nước.

          + Tuyên truyền về phồng chống HIV/ADIS.

          + Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.

          - Có sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc nuỗi dưỡng trẻ.

          - Đa số phụ huynh được tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy trẻ, tầm quan trọng của việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khoa học.

          - Tạo sự tin tưởng của phụ huynh đối với nhà trường.

* Biện pháp:

          - Phát thanh hằng ngày trên hệ thống loa của nhà trường về những nội dung cần tuyên truyền: Các dịch bệnh, nuôi dạy trẻ khoa học…

          - Phát những tờ rơi ngắn gọn cho phụ huynh về hình ảnh nguy hiểm của các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh liên cầu khuẩn lợn..

          - Tuyên truyền qua bản tin của lớp: Chỉ đạo giáo viên thực hiện góc tuyên truyền đẹp về hình thức, phong phú về nội dung.

          - Tuyên truyền qua các cuộc họp phụ huynh, các ngày lễ hội, hội thi của trẻ.

          - Tổ chức cho phụ huynh tham quan một ngày của bé.

7. Các chỉ tiêu về chăm sóc - nuôi dưỡng:

          * Đối với trẻ:

          - Giảm tỷ lệ cháu suy dinh dưỡng xuống dưới: Nhẹ cân: 8%, thấp còi: 10%.

          - Đảm bảo ATTP và không có dịch bệnh lây lan trong trường: 100%.

          - Không để xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ: 100%.

          - Không có hiện tượng giáo viên đánh trẻ: 100%.

          - Thực hiện theo dõi BĐTT, khám sức khỏe đúng định kỳ: 100%.

          - Trẻ được tiêm chủng đầy đủ.

          * Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên:

          - Số CBGVNV thực hiện DSKHHGĐ-GĐNGVH: 100%

          - Số CBGVNV thực hiện ATGT           :100%

          Trên đây là kế hoạch triển khai công tác chăm sóc-nuôi dưỡng của trường mầm non II, tập thể CB-GV-NV nhà trường quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ trên./.