In trang

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI NĂM HỌC 2021-2022
Cập nhật lúc : 13:37 10/11/2021

Căn cứ công văn số 818 /PGD&ĐT-GDMN ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn nhiệm vụ GDMN năm học 2021-2022; Căn cứ Kế hoạch số 158/KH- MNII ngày 16 tháng 10 năm 2021 của trường mầm non II về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021-2022 và tình hình thực tế của Trường Mầm non II, Bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động lễ hội trong trường mầm non, năm học 2021 - 2022 như sau:

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MẦM NON II

   

  Số: 163 /KHCM-MNII

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập -Tự do-Hạnh phúc

         

              Đông Ba, ngày   19  tháng  10    năm 2021

      

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI

NĂM HỌC 2021-2022

    Căn cứ công văn số 818 /PGD&ĐT-GDMN ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn nhiệm vụ GDMN năm học 2021-2022;

    Căn cứ Kế hoạch số 158/KH- MNII ngày  16 tháng  10 năm 2021 của trường mầm non II về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021-2022 và tình hình thực tế của Trường Mầm non II,

          Bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động lễ hội trong trường mầm non, năm học 2021 - 2022 như sau:

          I. MỤC ĐÍCH

          - Tạo sân chơi thoải mái cho trẻ các lứa tuổi đang học tại trường đồng thời giáo dục trẻ biết ý nghĩa của các ngày lễ hội truyền thống của Việt Nam, thông qua các hoạt động lễ hội này, giáo viên giúp trẻ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, người thân của mình, lòng biết ơn, yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc trẻ và thể hiện tình cảm thái độ tích cực của bản thân.

          - Việc tổ chức lễ hội được xem là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt phát triển cho trẻ ở trường mầm non và cũng là phương tiện giúp giáo viên thực hiện một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non hiện nay.

          - Giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, hợp tác, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ trước tập thể, trẻ được giao lưu cảm xúc với các bạn trong cùng trường thông qua hoạt động nghệ thuật trong các ngày hội ngày lễ, hội.

          - Nội dung lễ hội phù hợp, gần gũi mang bản sắc, truyền thống của dân tộc, có ý nghĩa phù hợp với mục đích ngày hội, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương. Đảm bảo tính thẩm mỹ, giáo dục hình thành tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.

          - Trẻ có khái niệm về một số ngày hội ngày lễ gần gũi và thể hiện tình cảm thái độ của mình phù hợp với các ngày đó. Thông qua hoạt động nghệ thuật trong các ngày hội ngày lễ, trẻ được ôn luyện củng cố các nội dung đã học.

          - 100% trẻ được chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động lễ hội của nhà trường tổ chức.

          -  Xây dựng kịch bản tổ chức các hoạt động lễ hội phải đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.

          II. MỘT SỐ NGÀY HỘI, NGÀY LỄ NĂM HỌC 2021-2022

TT

Tháng

Sự kiện lễ hội

1

09/2021

Ngày hội bé đến trường

2

09 /2021

Vui hội Trung thu

3

10/2021

Ngày hội của các cô, của bà và của mẹ

4

11/2021

Ngày hội của cô giáo

5

12/2021

Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12

6

12/2021

Ngày hội phát triển vận động .

7

01/2022

Lễ hội mùa xuân – hội chợ xuân, vui xuân.

8

01/2022

Giao lưu “Bé khéo tay” tại cơ sở.

9

02/2022

Giao lưu giáo dục “ Văn hóa địa phương” cấp cơ sở

10

03/2022

Ngày hội của bà, mẹ, cô giáo

11

03/2022

Ngày hội “Bé với an toàn giao thông”

12

04/2022

Giao lưu “Bé khéo tay” cấp Thành phố

13

05/2022

Giao lưu “Bé khéo tay” cấp tỉnh (nếu có)

14

05/2022

Lễ ra trường cho bé 5 tuổi và ngày Tết thiếu nhi

          II. NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ NGÀY HỘI, NGÀY LỄ

          1. Ngày hội đến trường của bé: Trang trí trường, lớp tạo quang cảnh vui tươi, phấn khởi trong ngày khai trường; xây dựng kịch bản chi tiết về kế hoạch đón học sinh, đại biểu (nếu có) ngay từ cổng trường để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; tổ chức “Ngày hội đến trường của bé” ưu tiên các cháu độ tuổi 5-6 tuổi tham dự  (không tập trung toàn trường). Tổ chức trang trọng, vui tươi, phấn khởi, tránh lãng phí, không kéo dài quá 30 phút. 

          2. Vui hội Tết trung thu: Là ngày dành riêng cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Tết Trung thu tổ chức vào ngày rằm tháng tám hằng năm. Có thể giới thiệu cho trẻ về thời tiết mùa thu, về chị Hăng, chú Cuội, các loại hoa quả, trang phục của mọi người… Tổ chức chương trình cần chú ý đến các hoạt động đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19: múa lân, bày cỗ, phá cổ, hát múa dân gian …

          3. Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ VN 20/10 ( Ngày hội của bà, của mẹ và cô giáo): Giới thiệu cho trẻ biết ý nghĩa của ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ VN, trẻ biết kính trọng bà, mẹ, cô giáo... và biết thể hiện tình cảm của mình đối với Bà, mẹ, cô giáo ...thông qua những việc làm mà cô giáo đã dạy ở trường, tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ để dành tặng cho những người phụ nữ mà trẻ yêu mến....

          4. Ngày nhà giáo Việt nam 20/11( Ngày hội của cô giáo): Giáo dục cho trẻ biết ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt nam, trẻ biết được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam đối với người thầy. Giới thiệu các công việc của các cô giáo, chú ý giáo dục tình cảm mến yêu, biết ơn các thầy cô giáo cho trẻ, thông qua đó trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với cô giáo bằng cách tham gia nhiệt tình các hoạt động văn nghệ, thể thao để lấy thành tích tặng cô giáo của mình….

          5. Ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22/12: Giới thiệu cho trẻ biết được ý nghĩa của ngày hội Quốc phòng toàn dân, trẻ biết được muốn có được sự ấm no, hạnh phúc, trẻ được tự do vui chơi học hành như ngày hôm nay là nhờ có các chú Bộ đội đã không quản ngại khó khăn, vất vả để canh giữ nơi biên giới, hải đảo... để đem lại sự bình yên và hạnh phúc cho mọi gia đình. Trẻ biết kính yêu và thể hiện tình cảm của mình đối với các chú bộ đội, đồng thời nhiệt tình tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ để tặng các chú bộ đội...

          6. Ngày Hội “Phát triển vận động”: Nhằm tuyên truyền và giáo dục cho trẻ biết rèn luyện cơ thể. Trẻ được chơi một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian của dân tộc, tạo niềm vui thích khi được tham gia hoạt động tập thể.

          7. Tết Nguyên đán (Lễ hội mùa xuân – hội chợ xuân, vui xuân): Là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cần tổ chức cho trẻ đón xuân, đón Tết năm mới với tâm trạng vui mừng. Giới thiệu cho trẻ những phong tục tập quán tốt đẹp trong ngày Tết: Gói bánh chưng, bánh tét, chúc tết bố mẹ, con cái, người thân, thầy cô giáo; tổ chức sum họp, mừng thọ người cao tuổi; mọi người mặc quần áo đẹp; tổ chức các trò chơi gân gian; thời tiết mùa xuân cây cối đâm hoa nẩy lộc, không khí trong lành, vui vẻ; mỗi dân tộc có những tập quán, cách đón Tết khác nhau. Giáo dục ở trẻ tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. Tổ chức Tết Nguyên đán vào ngày cuối cùng trẻ ở trường, trước khi nghỉ Tết, tập trung vào chủ đề mùa xuân.

          8. Giao lưu “Bé khéo tay” cấp cơ sở: giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp tự tin, mạnh dạn, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hình thành kỹ năng xã hội cơ bản cần thiết cho bé, giáo dục cho trẻ tình yêu thương đối với con người, yêu thiên nhiên, cuộc sống, yêu cái đẹp... , phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng quan sát, chú ý, khả năng ghi nhớ và nâng cao kỹ năng phối hợp các giác quan để tạo ra tác phẩm nghệ thuật; đồng thời khơi gợi lòng đam mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống; đây chính là cách học hiệu quả nhất, đồng thời sớm phát hiện những trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực nghệ thuật, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ; tạo tiền đề cho trẻ bước vào cấp học tiếp theo.

          9.  Giao lưu giáo dục “Văn hóa địa phương” cấp cơ sở: Giúp trẻ có vốn hiểu biết về văn hóa của quê hương Thừa Thiên Huế, giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

          10. Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/ 5): Tổ chức lễ kỷ niệm với hình thức sinh động, những tiết mục văn nghệ, nghệ thuật có nội dung thiết thực. Giới thiệu về quê hương của Bác, về thủ đô Hà Nội, nơi Bác đã sống và làm việc. Giáo dục cho trẻ lòng biết ơn và lòng kính yêu Bác Hồ, tình cảm yêu mến thủ đô Hà Nội.

          11. Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và lễ ra trường cho trẻ: Là ngày hội của thiếu nhi và lễ ra trường của các cháu mẫu giáo lớn: Tổ chức ngày 1/6 với nội dung giáo dục đoàn kế với các bạn thiếu nhi quốc tế. Nhân dịp này có thể tổ chức ngày ra trường của các cháu mẫu giáo lớn. Cần tổ chức nhẹ nhàng, ngắn gọn tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái, để lại cho trẻ những ấn tượng tốt đẹp, lưu luyến về trường/ lớp mầm non của mình.

          12. Lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi: Tạo cho trẻ có khắc sâu dấu ấn ban đầu về ngôi trường mình đã gắn bó 4 năm, qua đây giáo dục trẻ biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ trẻ nên người.

          13. Tổ chức tiệc Buffeb cho trẻ các độ  tuổi: Hình thành ở trẻ một số kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ được thưởng thức các món ăn vừa lạ vừa quen giúp trẻ hiểu thêm những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Hơn nữa, tổ chức cho trẻ ăn buffet còn giúp trẻ giao lưu, trao đổi trò chuyện với nhau về các món ăn, cách ăn, cách sử dụng đồ đùng để ăn và để uống. Qua đó dạy trẻ thói quen tự phục vụ, tự lựa chọn giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin giao tiếp, ứng xử tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ một cách toàn diện.

 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tháng

Nội dung

Biện pháp thực hiện

 

 

 

 

Tháng 9

“Ngày hội đến trường của bé”, “Vui Tết Trung thu”

- Xây dựng kịch bản Ngày hội đến trường, vui Tết Trung thu đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.

- Họp Tổ trưởng, tổ phó phân công giáo viên  chịu trách nhiệm xây dựng và rèn các tiết mục văn nghệ  chào mừng ngày lễ.  Phân công giáo viên phụ trách chương trình văn nghệ, giáo viên đóng vai chị Hằng, chú Cuội, múa lân,…

- Định hướng cho giáo viên chọn nhạc có ý nghĩa liên quan đến ngày hội.

- Phân công giáo viên trang trí, phông màn, sân khấu.

 

 

Tháng 10

Ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10

- Triển khai nội dung chào mừng tích hợp trong chương trình GDMN theo chủ đề thông qua sinh hoạt chuyên đề tại tổ nhóm Chuyên môn.

- Tuyên truyền, trang trí nhằm Giáo dục ý nghĩa ngày lễ đến trẻ thông qua trò chuyện, múa hát, tạo sản phẩm tặng bà, mẹ, chị và em gái…

- Thao giảng chào mừng ngày 20/10

 

 

 

Tháng 11

 Chào mừng lễ Kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

- Triển khai nội dung chào mừng tích hợp trong chương trình GDMN theo chủ đề thông qua sinh hoạt chuyên đề tại tổ nhóm chuyên môn.

- Tuyên truyền, trang trí nhằm Giáo dục ý nghĩa ngày nhà giáo VN đến trẻ thông qua trò chuyện, múa hát, tạo sản phẩm tặng cô giáo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 12

- Chào mừng Kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

- Tổ chức tham quan doanh trại bộ đội.

 (Độ tuổi 5-6 tuổi)

- Triển khai nội dung chào mừng tích hợp trong chương trình GDMN theo chủ đề thông qua sinh hoạt chuyên đề tại tổ nhóm chuyên môn.

- Tuyên truyền, trang trí nhằm Giáo dục ý nghĩa ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam đến trẻ thông qua trò chuyện, múa hát, tạo sản phẩm tặng các chú bội đội.

- Lên kế hoạch tổ chức cho trẻ tham quan doanh trại bộ đội

Giao lưu ngày hội “Phát triển vận động” cấp cơ sở

- Xây dựng kịch bản Ngày hội “Phát triển vận động.

 - Họp TT,TP phân công GV chịu trách nhiệm xây dựng và rèn các tiết mục để tham gia vào Ngày hội PTVĐ.  Phân công GV trang trí sân khấu, phụ trách chương trình văn nghệ, hoạt động vui chơi của ngày hội.

- Tạo cho trẻ một sân chơi lành mạnh, bổ ích

 

 

 

 

Tháng 1

Tết nguyên Đán- Tổ chức Hội chợ vui xuân

- Tuyên truyền nội dung, ý nghĩa tết cổ truyền trong các buổi sinh hoạt chủ đề tại tổ nhóm

- Trang trí, tạo môi trường về ngày tết

- Giới thiệu cho trẻ những phong tục tập quán tốt đẹp trong ngày Tết: Gói bánh chưng, chúc tết, mừng thọ người cao tuổi; mặc quần áo đẹp; tổ chức các trò chơi dân gian; thời tiết mùa xuân cây cối đâm hoa nẩy lộc, không khí trong lành, vui vẻ; mỗi dân tộc có thong qua các bài thơ, câu chuyện..

- Tổ chức văn nghệ chào xuân 2022.

Giao lưu “ Bé khéo tay cấp cơ sở”

- Xây dựng kịch bản Giao lưu “ Bé khéo tay cấp cơ sở”

 - Họp TT,TP phân công GV chịu trách nhiệm xây dựng và chọn đề tài, số lượng trẻ tham gia, hình thức và thời  gian các tiết mục để tham gia vào Ngày hội PTVĐ.  Phân công GV trang trí sân khấu, phụ trách chương trình văn nghệ, hoạt động vui chơi của ngày hội.

- Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện sự sáng tạo, tạo điều kiện để trẻ thể hiện năng khiếu của bản thân, chủ động độc lập trong tư duy, kỹ năng, tình cảm của mình thông qua sản phẩm tạo hình.

- Tất cả các lớp lớn, nhỡ, bé mỗi lớp chuẩn bị 3 nội dung để tham gia vào ngày hội giai lưu. Không mang sản phẩm làm trước vào buổi giao lưu, chỉ chuẩn bị những nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm cho trẻ thực hiện.

- Tạo cho trẻ một sân chơi lành mạnh, bổ ích

 

Tháng 2

Giao lưu “Văn hóa địa phương” cấp cơ sở

- Xây dựng kế hoạch.

- Triển khai đến toàn thể giáo viên.

- Tổ chức múa hát các bài hát dân ca của Thừa Thiên Huế, một số trò chơi dân gian phù hợp với trẻ các độ tuổi.

 

 

Tháng 3

 Ngày quốc tế Phụ nữ (8/3)

 - Họp Tổ chuyên môn, thống nhất nội dung được tích hợp trong HĐGD theo chủ đề.

- Tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa cho trẻ biết ngày 8/3 ngày vui của phụ nữ.

-Thông qua việc tổ chức ngày lễ, giáo dục sự kính trọng, lòng biết ơn và tình cảm của trẻ với ba mẹ, cô giáo và tôn trọng các bạn gái.

Tháng 5

- Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/ 5).

- Lễ tổng kết năm học.

- Lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi.

- Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

- Xây dựng kế hoạch, dự kiến thời gian tổ chức.

- Họp TT, TP phân công cụ thể cho từng lớp, từng cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động trên (giáo viên dẫn chương trình, các tiết mục văn nghệ của các lớp..)

- Phân công trang trí phông màn, sân khấu.

- Tổng duyệt chương trình.

           

            Trên đây là kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động ngày lễ hội năm học 2021- 2022 của trường Mầm non II, nhà trường yêu cầu giáo viên toàn trường chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện tại lớp học của mình, Ban giám hiệu sẽ kiểm tra, đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng theo những chỉ tiêu thi đua đã xây dựng trong năm học.

Nơi nhận:        

- Ban Giám hiệu;

- Tổ trưởng CM;

- Webside trường;

- Lưu: VT, CM.

                                                         

KT. HIỆU TRƯỞNG

P. HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

Lê Thị Dạ Thảo