KẾ HOẠCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC “VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG” VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON- NĂM HỌC 2021- 2022
Cập nhật lúc : 13:41 10/11/2021
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Ban chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu đưa tỉnh Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản, cố đô Huế; Căn cứ Công văn số 2124/SGDĐT- GDMN ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế về việc Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình Giáo dục mầm non
PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ TRƯỜNG MẦM NON II
Số: 169 /KH-MNII |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do-Hạnh phúc
Đông Ba, ngày 21 tháng 10 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TÍCH HỢP GIÁO DỤC “VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG” VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON- NĂM HỌC 2021- 2022
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Ban chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu đưa tỉnh Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản, cố đô Huế;
Căn cứ Công văn số 2124/SGDĐT- GDMN ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế về việc Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình Giáo dục mầm non
Thực hiện Công văn số 1149/PGDĐT- GDMN ngày 06 tháng 12 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế về việc Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình Giáo dục mầm non;
Trường Mầm non II xây dựng Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình giáo dục mầm non với những nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” cho trẻ mầm non đảm bảo các nội dung giáo dục về văn hóa đặc sắc của Thừa Thiên Huế như: cốt cách con người Huế, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, một số nghề truyền thống của địa phương, những sự kiện văn hóa lễ hội, ẩm thực, các trò chơi dân gian và những làn điệu dân ca Thừa Thiên Huế … nhằm giáo dục cho trẻ yêu quê hương, đất nước; tự hào về con người Huế và bản sắc văn hóa Huế, từ đó hình thành cho trẻ nhân cách chuẩn mực và những hành vi đạo đức phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, cốt cách nho nhã thanh lịch của người Huế (Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng); hình thành ý thức trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn bản sắc “Văn hóa địa phương” ngay từ độ tuổi mầm non.
2. Các mục tiêu cụ thể
- 100% CBGV- NV trường Mầm non II nghiêm túc thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình giáo dục mầm non. Đảm bảo tất cả trẻ em Mầm non đều được tạo cơ hội học tập, vui chơi và giáo dục văn hóa địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, trường, lớp phụ trách. Hình thành nền tảng vững chắc để phát triển nhân cách toàn diện mang bản sắc văn hóa riêng của con người Huế ngay từ độ tuổi mầm non.
- Tiếp tục tích hợp “Văn hóa địa phương” vào Chương trình Giáo dục mầm non nhằm hình thành những hành vi đạo đức tích cực cho trẻ, tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp phù hợp với văn hóa cội nguồn.
- Cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường được nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý trong công tác tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” phù hợp với mục tiêu Chương trình Giáo dục mầm non của nhà trường.
- Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm phối kết hợp triển khai thực hiện tốt Kế hoạch.
II. NỘI DUNG
1. Xây dựng nội dung giáo dục “Văn hóa địa phương” tích hợp vào Chương trình GDMN của nhà trường phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Trên cơ sở đó triển khai đến toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường nắm bắt, thực hiện có hiệu quả vào nhiệm vụ được giao.
2. Chỉ đạo xây dựng môi trường vật chất, môi trường giao tiếp, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, lồng ghép tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào các hoạt động, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng ngày.
3. Thực hiện công tác truyền thông bằng nhiều hình thức (bản tin, truyền thanh, phóng sự, website....), phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng tạo môi trường kết nối thực hiện giáo dục “Văn hóa địa phương” cho trẻ trong nhà trường.
4. Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh của quê hương, nét ẩm thực và những sự kiện văn hóa của Huế phù hợp với độ tuổi, trường lớp và phù hợp với địa phương phường Thuận Thành.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào chương trình GDMN, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong sinh hoạt của trẻ hàng ngày phù hợp với từng độ tuổi, văn hóa địa phương, chú trọng hoạt động thực hành và trải nghiệm;
2. Phát động phong trào sưu tầm, tìm kiếm những bài thơ, bài hát, hò vè, câu đố… đang lưu truyền trong dân gian ở mỗi địa phương, phù hợp với độ tuổi mầm non đưa vào tổ chức hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường có hiệu quả.
3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng về Kế hoạch tích hợp giáo dục cho trẻ “Văn hóa địa phương” trong Chương trình Giáo dục mầm non. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”.
4. Tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” trong thực hiện chương trình GDMN, hoạt động thao giảng, dự giờ… để bồi dưỡng năng lực, nâng cao kỹ năng thực hành đối với giáo viên.
5. Tổ chức các hoạt động giao lưu, ngày hội phù hợp với độ tuổi… tạo sân chơi cho trẻ trong nhà trường được trải nghiệm. Tổ chức chương trình giao lưu giáo dục “Văn hóa địa phương” cấp cơ sở tháng 02/2022.
6. Phát động phong trào sưu tầm và bảo tồn những Văn hóa dân gian (lời ca, bài thơ, câu đố, món ăn, trang phục…) của địa phương phù hợp với độ tuổi mầm non.
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình thực hiện, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình về thực hiện Kế hoạch, vào cuối năm học 2021-2022.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban giám hiệu
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” trong Chương trình GDMN đến CBGVNV và cha mẹ các cháu;
- Tuyên truyền phổ biến ý nghĩa và tầm quan trọng của các nội dung tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” tới cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức (bản tuyên truyền, xây dựng góc địa phương, môi trường văn hóa Huế...); phối kết hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng để thống nhất nội dung, quan điểm và phương pháp nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch đề ra.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu “Văn hóa địa phương” cấp trường; tổ chức cho trẻ ăn buffet; tổ chức cho trẻ tham quan danh lam thắng cảnh ở TP. Huế ( Đại Nội , Nhà lưu niệm Bác Hồ, viện bảo tang,..); tổ chức hội thi “Cô nuôi giỏi” ( qua các món ăn truyền thống và dặc sản của TP. Huế),…
2. Tổ chuyên môn
- Kiểm tra việc thực hiện lồng ghép các nội dung của kế hoạch vào giáo dục của nhóm lớp tổ mình phụ trách đảm bảo, phù hợp với điều kiện của các lớp; kiểm tra việc các lớp lồng ghép các nội dung của kế hoạch đưa ra vào các chủ đề để giáo dục, kiểm tra việc thực hiện vào kế hoạch hoạt động giáo dục trong một ngày…
-Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn thống nhất nội dung và hình thức lồng ghép các nội dung thực hiện trong từng chủ đề quy đinh.
- Xây dựng một số hoạt động tích hợp ở các chủ đề có nội dung liên quan đến nội dung lồng ghép về giáo dục “Văn hóa địa phương” để giáo viên các lớp dự giờ, rút kinh nghiệm, trao đổi, học hỏi.
3. Đối với giáo viên
- Tổ chức hoạt động giáo dục lồng ghép đảm bảo theo kế hoạch, đảm bảo nội dung thống nhất trong tổ và phù hợp với nhóm lớp phụ trách.
- Các nội dung lồng ghép phải được thể hiện rõ trong kế hoạch giáo dục, tổ chức thành hoạt động có hệ thống câu hỏi phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ được thực hành, trải nghiệm, kết quả đạt được trên trẻ.
- Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, giáo viên các lớp lồng ghép nội dung giáo dục văn hóa địa phương một cách truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tự nhiên, hợp lý, phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau.
Trên đây là Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” trong chương trình giáo dục mầm non của trường Mầm non II. Đề nghị các tổ chuyên môn, các lớp trong nhà trường nghiêm túc thực hiện./.
Huế, ngày tháng 10 năm 2021
Nơi nhận: - Ban giám hiệu; - Tổ CM - Lưu: HSCM, VT |
XÉT DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH
Nguyễn Thị Thái Bình |
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Dạ Thảo |
. |
|
PHỤ LỤC
Tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào chương trình giáo dục mầm non
1. Giáo dục lễ giáo về cốt cách con người Huế
- Tiếp tục phát huy chuyên đề “Giáo dục lễ giáo” để làm nền tảng thực hiện kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào chương trình GDMN;
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lớp học lễ giáo thân thiện, nho nhã, thanh lịch trong giao tiếp mỗi nhà trường (giữa trẻ với trẻ, giữa cô giáo với trẻ, giữa cô giáo với cha mẹ trẻ em, CBQL với giáo viên, nhân viên).
- Xây dựng môi trường sinh hoạt trong nhà trường luôn có hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của GV đối với trẻ và những người khác mẫu mực, trong sáng, lịch sự để trẻ noi theo.
- Luôn tạo điều kiện, tận dụng những cơ hội, hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ trải nghiệm để thể hiện thái độ, các hành vi văn hóa, hành vi ứng xử tích cực cho trẻ, tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp phù hợp với văn hóa địa phương.
- Tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày để giáo dục trẻ một cách toàn diện phù hợp với văn hóa cốt cách con người Huế như: đi nhẹ nói khẽ, không nói quá to khi đang ở nơi công cộng, biết nhìn vào mắt người khác khi đang nói chuyện, lằng nghe người khác nói hết câu, không nói leo, biết cảm ơn, xin lỗi, dạ thưa…
2. Giáo dục trẻ cảm nhận và tự hào về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương
- Tổ chức cho trẻ tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu về danh lam thắng cảnh (cầu Trường Tiền, Đại Nội, Sông Hương, lăng tẩm, chùa chiền …), các di tích lịch sử tại địa phương phường Thuận Thành (Đại Nội, Hồ Tịnh Tâm, nhà lưu niệm Bác Hồ,..)phù hợp với khả năng của trẻ và thuận tiện tổ chức (có thể cho trẻ tham quan thực địa hoặc cho trẻ xem qua băng hình, tranh ảnh).
- Giáo dục trẻ bước đầu biết cảm nhận và tự hào về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương thông qua các hoạt động trên lớp hoặc tham quan dã ngoại, hình thành ý thức từ độ tuổi mầm non về tôn trọng và bảo tồn di tích lịch sử cố đô Huế.
- Xây dựng chủ đề hoặc lồng ghép vào các chủ đề nhằm cung cấp kiến thức và giáo dục trẻ về tình yêu quê hương, đất nước, yêu bản sắc riêng của Thừa Thiên Huế.
3. Giáo dục trẻ biết về các sự kiện văn hóa của tỉnhThừa Thiên Huế - Thông qua các sự kiện lễ hội nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như của Thành phố Huế để tích hợp giáo dục cho trẻ về ý nghĩa của truyền thống văn hóa địa phương, phù hợp với khả năng của trẻ.
- Lựa chọn một số làn điệu dân ca địa phương phù hợp với độ tuổi đưa vào hoạt động âm nhạc cho trẻ, nhằm giáo dục trẻ biết yêu thích làn điệu dân ca địa phương, làm quen với những giá trị văn hóa “phi vật thể” của Huế.
- Tổ chức, mô phỏng các sự kiện lớn cho trẻ thực hành trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và địa phương như: Hội chợ quê, hội vui xuân, lễ hội ẩm thực, lễ hội trưng bày làng nghề truyền thống (nghề chằm nón, nghề hoa thanh tiên, nghề đúc đồng,..),…
4. Giáo dục trẻ biết về văn hóa ẩm thực của địa phương
- Tích hợp giáo dục trẻ thông qua các hoạt động: Lễ hội vui xuân, lễ hội Buffet nhằm phát triển kỹ năng và hiểu biết của trẻ về văn hóa ẩm thực của thành phố Huế.
- Giới thiệu và cho trẻ biết và cảm nhận về những món ăn đặc sắc riêng của Huế (Thừa Thiên Huế nói chung và TP Huế nói riêng) như: chè hạt sen, bánh nậm, bánh lọc, cơm hến, bún bò,…
- Thông qua hoạt động “Bé tập làm nội trợ” để tạo cơ hội cho trẻ thực hành, trải nghiệm một số món địa phương phù hợp với độ tuổi và sự an toàn của trẻ (Làm bánh lọc, bánh nậm, bánh in, gói bánh chưng,..) qua hoạt động phân vai hoặc qu hội chợ xuân.
5. Giáo dục trẻ biết một số nghề, một số trang phục truyền thống của địa phương
- Tích hợp, lồng ghép hoặc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển kỹ năng và hiểu biết của trẻ về một số nghề truyền thống, một số trang phục truyền thống của địa phương.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng, giữ gìn và tự hào về một số nghề truyền thống của địa phương mình như:, chằm nón, , làm hương, làm hoa giấy, nặn Tò he, diều Huế… trang phục truyền thống của địa phương như: áo dài Huế.
- Tổ chức cho trẻ tìm hiểu, thực hành, trải nghiệm qua tham quan thực tế, hoặc xem video, có thể mời nghệ nhân về trường hướng dẫn cho trẻ với một số nghề truyền thống tại địa phương phù hợp với độ tuổi .
KẾ HOẠCH CỤ THỂ
Lĩnh vực |
Nội dung |
Phát triển thể chất |
* PTVĐ: - Lồng ghép các trò chơi dân gian: Nhảy bao bố, ném còi, kéo co, cướp cờ,… - Giáo dục trẻ biết trật tự, chờ đến lượt, không xô đẩy bạn, lắng nghe cô giáo điều khiển. - Giáo dục trẻ biết lấy và cất dụng cụ đúng nơi qui định sau khi hoạt động. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe - Trò chuyện với trẻ về các món ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày và một số món ăn đặc sản của Huế: Bánh bèo, bún hến, bánh nậm, bánh lọc, bún bò Huế và các loại chè Huế: Chè hạt sen, chè sôi nước, chè bưởi,… - Tập cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn, lịch sự và giới thiệu cho trẻ biết về các món ăn đặc sản của Huế, cách chế biến và ích lợi đối với sức khỏe con người . |
Phát triển nhận thức |
- Trò chuyện về một số nghề truyền thống địa phương ( làng nghề nón lá, làng nghề đan lát Bao la, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, làng nghề đúc đồng, làng nghề gốm Phước Tích, làng nghề tranh làng Sình, làng hương Thủy Xuân. - Trò chuyện về một số danh lam thắng cảnh ở Huế ( Đại Nội, hồ Tịnh Tâm, Nhà lưu niệm Bác Hồ,… và một số lăng tẩm khác ở Huế). - Trò chuyện về một số ngày lế hội của Huế (Lễ hội Festival nghề truyền thống; Lễ hội Festival với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển- Huế luôn luôn mới; lễ hội đua ghe ( ngày lễ 2/9); Nhã nhạc Cung đình, ca huế trên Sông Hương,..) - Tích hợp, lồng ghép hoặc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển kỹ năng và hiểu biết của trẻ về một số nghề truyền thống, một số trang phục truyền thống của địa phương (cho trẻ xem video; tham quan làng nghề; mời nghệ nhân về trường,…) - Thực hành, trải nghiệm các sự kiện lễ hội “Bé vui hội xuân” bao gồm: lễ hội chợ xuân, gói bánh chưng, bánh tét, bán hàng lưu niệm, bán hoa, cửa hàng bán áo dài,… - Trẻ được trải nghiệm thực tế hoặc qua tranh ảnh, video về một số danh lam thắng cảnh ở Huế (Đại Nội Huế, cầu Trường Tiền, hồ Tịnh Tâm, nhà Bảo Tàng…) |
Phát triển ngôn ngữ |
- Biết và sử dụng đúng một số từ chỉ danh lam thắng cảnh ở Huế và ở địa phương nơi trẻ sống. - Có thể kể chuyện, đọc thơ và kể ( có thể kể theo tranh) về một số danh lam thắng cảnh / lễ hội của Huế bằng lời nói rõ ràng. - Sáng tác hoặc sưu tầm các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè về Huế. - Nghe các làn điệu dân ca Huế. - Làm sách tranh: về cảnh đẹp; món ăn đặc sản; nghề truyền thống ở Huế. |
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội |
- Giáo dục trẻ biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ và cô giáo những việc vừa sức (trực nhật, xếp dọn đồ chơi, bàn ghế..) - Giáo dục trẻ tự giác lễ phép chào hỏi, dạ thưa với người lớn, biết cám ơn khi nhận quà hoặc nhận được sự giúp đỡ, biết xin lỗi khi mắc lỗi. - Dạy trẻ biết chú ý lắng nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác. Biết sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự. - Giáo dục trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động, không chen lấn, xô đẩy bạn; biết xếp hàng ngay ngắn khi tập thể dục; biết giữ trật tự, không chạy từ hàng này sang hàng khác khi tập thể dục. - Giáo dục trẻ biết tôn trọng người khác như nhắc trẻ nghỉ phải xin phép. - Giáo dục trẻ biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn. - Tổ chức các lớp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lớp học lễ giáo thân thiện, nho nhã, thanh lịch trong giao tiếp mỗi nhà trường (giữa trẻ với trẻ, giữa cô giáo với trẻ, giữa cô giáo với cha mẹ trẻ em, CBQL với giáo viên, nhân viên). - Giáo viên luôn luôn tạo điều kiện, tận dụng những cơ hội, hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ trải nghiệm để thể hiện thái độ, các hành vi văn hóa, hành vi ứng xử tích cực cho trẻ, tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp phù hợp với văn hóa địa phương. - Giáo viên phải thường xuyên tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày để giáo dục trẻ một cách toàn diện phù hợp với văn hóa cốt cách con người Huế như: đi nhẹ nói khẽ, không nói quá to khi đang ở nơi công cộng, biết nhìn vào mắt người khác khi đang nói chuyện, lằng nghe người khác nói hết câu, không nói leo, biết cảm ơn, xin lỗi, dạ thưa… - Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng, giữ gìn và tự hào về một số nghề truyền thống của địa phương mình như: chằm nón, , làm hương, làm hoa giấy, nặn Tò he, diều Huế… trang phục truyền thống của địa phương như: áo dài Huế thông qua hoạt động học, hoạt động mọi lúc mọi nơi. - Giáo dục trẻ biết yêu thích làn điệu dân ca địa phương, làm quen với những giá trị văn hóa “phi vật thể” của Huế phù hợp với độ tuổi đưa vào hoạt động âm nhạc . - Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động: Lễ hội vui xuân, lễ hội Buffet nhằm phát triển kỹ năng và hiểu biết của trẻ về văn hóa ẩm thực mỗi địa phương của thành phố Huế. - Giới thiệu và cho trẻ biết và cảm nhận về những món ăn đặc sắc riêng của Huế (Thừa Thiên Huế nói chung và TP Huế nói riêng) như: chè hạt sen, bánh nậm, bánh lọc, cơm hến, bún bò….của Huế. - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và thể hiện cảm xúc đối với quê hương thành phố Huế qua các sản phẩm tạo hình và âm nhạc. |
Phát triển thẩm mỹ |
- Lựa chọn một số làn điệu dân ca địa phương phù hợp với độ tuổi đưa vào hoạt động âm nhạc với nhạc làn điệu dân ca địa phương và làm quen với những giá trị văn hóa “phi vật thể” của Huế. - Cho trẻ nghe một số bài hát làn điệu dân ca địa phương + Hò giã gạo + Lý mười thương Huế + Lý hành vân (Trường em, Mùa xuân về,..) + Lý ngựa ô (Lý loài vật) + Lý đoản xuân (Cô giáo em, Bé học luật giao thông,..) + Vè + Chầu văn Huế (Âm sắc Hương Bình, Huế đô cảnh đẹp) + Đăng đàn cung,…. - Nhận biết tên gọi và làm quen một số loại nhạc cụ nhã nhạc cung đình Huế (Đàn tranh, đàn nhị, trống, song loan,…) - Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các sản phẩm bố cục cân đối, màu sắc hài hòa: Trang trí nón Huế, tô màu áo dài Huế, Trang trí áo dài, vẽ tô màu danh lam thắng cảnh ở Huế. |
TRƯỜNG MẦM NON II
Bản quyền thuộc Trường mầm non II
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn2.tphue.thuathienhue.edu.vn/