KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2024-2025
Cập nhật lúc : 09:59 07/11/2024
UBND THÀNH PHỐ HUẾ TRƯỜNG MẦM NON II
Số: 224/KH-MNII |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do-Hạnh phúc
Huế, ngày 01 tháng 10 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện các chuyên đề năm học 2024-2025
Căn cứ Quyết định số 2134 /QĐ-UBND ngày 09/8/2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ công văn số 2626/SGDĐT-GDMN ngày 04/9/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục mầm non (GDMN) năm học 2024-2025;
Căn cứ công văn số 1111/PGDĐT-GDMN ngày 9 tháng 9 năm 2024 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024-2025;
Căn cứ kế hoạch số 203/KH-MNII ngày 28 tháng 9 năm 2024 của trường Mầm non II về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 và tình hình thực tế của đơn vị, trường mầm non II xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề năm học 2024 – 2025 với những nội dung cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng và đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ năng tích hợp, lồng ghép, tổ chức các chuyên đề trong năm học vào các hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ của giáo viên.
- Hỗ trợ, bồi dưỡng cho giáo viên một số kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức tổ chức. Giải đáp kịp thời những thắc mắc về vấn đề chuyên môn các chuyên đề khi cần thiết.
- Nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị và lối sống tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp cho giáo viên.
- Nâng cao các kỹ năng thực hiện các chuyên đề và áp dụng vào chương trình GDMN tại nhóm lớp phụ trách.
- Phát triển năng lực chuyên môn cá nhân theo hướng nghiên cứu bài học.
- Hình thành cho trẻ một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, tạo tâm thế cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1.
- Tăng cường, đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các nhóm lớp, nhà trường. Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, nhằm bổ sung thêm các đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp theo từng chủ đề, chuyên đề.
- Huy động được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư vào việc thực hiện các chuyên đề, tuyên truyền sự tham gia của phụ huynh học sinh trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
II. Nội dung các chuyên đề
1. Chuyên đề các tổ đề xuất trong năm học 2024-2025
Nội dung sinh hoạt của chuyên đề được tổ chuyên môn, họp bàn bạc, thống nhất ý kiến. Tổ chuyên môn đề xuất chuyên đề với nhà trường. Trên cơ sở đề xuất của các khối nhà trường xây dựng Kế hoạch thực hiện các chuyên đềcho năm học 2024 – 2025 với những nội dung sau:
1.1. Chuyên đề: “Giáo dục về giới, bình đẳng giới và quyền trẻ em” của khối Mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Giúp giáo viên nắm bắt được một số nội dung của chuyên đề, tháo gỡ những khó khăn khi tổ chức các hoạt động, biết cách lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục quyền con người trong thực hiện chương trình GDMN và tích hợp nội dung giáo dục quyền trẻ em trong chương trình giáo dục mẫu giáo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Trang bị cho giáo viên kiến thức và kĩ năng phù hợp để giúp trẻ có nhận thức phù hợp với độ tuổi và những vấn đề liên quan đến giới, giới tính và quyền trẻ em.
- Tất cả trẻ được trực tiếp tham gia các trò chơi, các hoạt động, mang lại cho trẻ những cảm xúc tích cực, các trải nghiệm thoải mái, vui vẻ.
- Giúp trẻ nhận biết được quyền của bản thân và biết tôn trọng quyền của người khác; giúp trẻ nhận ra sự khác biệt giới của bản thân và người khác; giúp trẻ biết mọi người đều được đối xử công bằng và bình đẳng.
- Giúp trẻ hiểu quyền được giao lưu học hỏi, tìm hiểu về xã hội bên ngoài, ngoài gia đình và lớp học; nhà trường và giáo viên cần tạo cơ hội giúp trẻ đươc tiếp xúc với xã hội bên ngoài thông qua hoạt đông trải nghiệm đơn giản, gần gũi trong điều kiện đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Giúp trẻ nhận ra các tình huống nguy cơ bạo lực giới, biết cách bảo vệ bản thân và quyền được bảo vệ.
- Trang bị hiểu biết, củng cố kĩ năng và hình thành cho trẻ thói quen ứng xử với người khác nhưng vẫn đảm bảo quyền của bản thân và của người khác; một số kĩ năng phù hợp về vấn đề giới, bình đẳng giới và Quyền trẻ em.
- Trong mọi hoạt động của trẻ hàng ngày ở trường luôn thể hiện sự toàn diện của giáo dục quyền trẻ em.
- Lồng ghép các nội dung phổ biến kiến thức và kỹ năng, hành vi thực hiện quyền trẻ em trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà cho cha mẹ thông qua các cuộc họp cha mẹ trong năm học., thông qua nhóm zalo, facebook, bảng tin của lớp giáo viên chụp và trưng bày những hình ảnh hoạt động của trẻ ở lớp, ở trường, đồng thời khuyến khích phụ huynh; cộng đồng, xã hội cùng tham gia trưng bày những hình ảnh hoạt động của trẻ em ở nhà có liên quan đến thực hiện quyền trẻ em, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
- Trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm các giáo viên trong khối cũng như công tác phối kết hợp với phụ huynh với nhà trường.
- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: “Khám phá sự khác biệt giữa bạn và tôi”tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi (A3) do cô Nguyễn Thị Qúy Châu thực hiện để các giáo viên trong tổ chuyên môn dự giờsinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
1.2. Chuyền đề “Phát triển vận động” theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Khối Mẫu giáo 4-5 tuổi
- 100% giáo viên nắm vững phương pháp, nội dung chuyên đề để vận dụng linhhoạt vào các hoạt động phát triển thể chất tại nhóm/lớp. Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng chuyên đề phát triển vận động.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề dựa trên kế hoạch của nhà trường, kế hoạch xây dựng theo năm học, tháng, chủ đề, tuần đảm bảo được các nội dung.
- 100% nhóm lớp có đủ trang thiết bị, dụng cụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo quy định của Thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT, ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Bộ GD & ĐT ban hành danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non và Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT,ngày 23 tháng 3 năm 2015 ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.
- 100% các lớp có môi trường cho trẻ phát triển vận động, giáo viên đi đúng phương pháp của hoạt động.
- Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề. Chỉ đạo giáoviên làm tốt công tác tuyên truyền về chuyên đề tại các nhóm, lớp. Tăng cường côngtác kiểm tra chuyên đề, đánh giá, xếp loại.
- 100% trẻ luôn được tạo cơ hội được luyên tập thông qua các hoạt động trong ngày, mọi lúc, mọi nơi. Hình thành một số kỹ năng trong hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non.
- Tổ chức giao lưu ngày hội giao lưu “Phát triển vận động” trong khối.
- Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.
- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: HĐ PTVĐlớp mẫu giáo 4-5 tuổi (B1) do cô Phạm Thị Ngọc Liên thực hiện để các giáo viên trong tổ chuyên môn dựgiờsinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
1.3. Chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường” của khối mẫu giáo 3-4 tuổi
- 100% Giáo viên nắm vững nội dung chuyên đề để lựa chọn nội dung tích hợp vào các hoạt động giáo dục cho trẻ.
- 5/5 lớp tạo được môi trường để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện cho tất cả trẻ được tham gia vào các hoạt động nhằm giáo dục bảo vệ môi trường như lao động tự phục vụ, nhặt rác, lá cây... và tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực hành trải nghiệm để hình thành các kỹ năng BVMT cho trẻ.
- Giáo viên biết tận dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi góp phần giáo dục bảo vệ môi trường.
- 5/5 lớp có kế hoạch thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp và có góc tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường.
- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi (C4) do cô Trương Thị Thu Thủy thực hiện để các giáo viên trong tổ chuyên môn dựgiờsinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
1.4. Chuyền đề “Phát triển ngôn ngữ” theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Khối Nhà trẻ 24- 36 tháng.
- Xây dựng kế hoạch nhằm tiếp tục thực hiện chuyên đề: “Làm quen văn học” đến các giáo viên trong khối tổ của năm học 2024– 2025.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố để giáo dục trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ.
- Phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen văn học, trang trí nhóm/lớp có góc chơi sách truyện và có đầy đủ đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng, phù hợp với độ tuổi đến các nhóm trẻ trong khối (sân khấu rối, sa bàn, các thể loại rối: rối tay, rối que, rối dẹt…)
- Tuyên truyền, vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu phế liệu… để làm đồ dùng đồ chơi cho chuyên đề: Làm quen văn học.
- Giáo viên trong khối tích cực sưu tầm các phế liệu để làm sân khấu, rối, bộ sưu tập tranh truyện, thơ,
- Đảm bảo mỗi nhóm trẻ xây dựng 1 góc chuyên đề làm quen văn học trong nhóm lớp mình phụ trách có đầy đủ đồ dùng hổ trợ cho giờ học như: Sân khấu rối, sa bàn, tranh ảnh, rối các loại…
- Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.
- Tích cực tham gia ý kiến, đề xuất, góp ý để buổi sinh hoạt chuyên đề đạt hiệu quả.
- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: LQVH tại Nhóm Nhà trẻ 24-36 tháng (NT2) do cô Lê Thị Phương Anh thực hiện để các giáo viên trong tổ chuyên môn dựgiờsinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
* Lưu ý:
- Các tổ chuyên môn chỉ đạo các giáo viên vận dụng linh hoạt nội dung các chuyên đề vào từng chủ đề một cách phù hợp và tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của bé tại trường mầm non.
- 100% CBGV nắm được nội dung, phương pháp, chương trình GDMN để vận dụng lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với trẻ và thực tế địa phương.
2. Các chuyên đề lồng ghép vào các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non
Các chuyên đề thực hiện trong năm, các tổ, giáo viên nhóm lớp chủ động lựachọn nội dung, xây dựng, tổ chức thực hiện lồng ghép trong từng chủ đề sao cho phùhợp, đảm bảo xuyên suốt trong cả năm học 2024-2025.
2.1. Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
- Năm học 2024-2025 nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện và nâng cao chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” . Tiếp tục bám sát vào 5 tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm đó là:
+ Môi trường giáo dục
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục
+ Tổ chức hoạt động giáo dục
+ Đánh giá sự phát triển của trẻ
+ Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong và ngoài nhóm lớp phù hợp, thân thiện với trẻ, trang trí vừa tầm mắt trẻ, đồ dùng, đồ chơi vị trí để thuận tiện cho trẻ lấy và cất.
- 100% nhóm lớp xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể.
- 100% giáo viên nắm được mục đích yêu cầu, nguyên tắc chính, nội dung chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm.
- 100% nhóm lớp đều xây dựng được môi trường giáo dục mang tính "mở", kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động chơi và trải nghiệm một cách tích cực và hiệu quả.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên được học tập nâng cao thêm về nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Thực hiện Chương trình GDMN theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện của nhà trường, nhóm, lớp trên địa bàn phường Đông Ba.
- Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng thực hành chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm” cho giáo viên. Hình thành một số kỹ năng, phát triển năng khiếu của trẻ thông qua các hoạt động.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường.Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ.
- Tổ chức hoạt động về chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các lớp:MG 5-6 tuổi (A3), MG 4-5 tuổi (B3), MG 3-4 tuổi (C2), Nhà trẻ 24- 36 tháng (NT2) để giáo viên tiếp tục học tập.
2.2. Chuyên đềgiáo dục “Văn hóa địa phương”
- Nhà trường tiếp tục thực hiện kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN, với nội dung “Bé yêu làn điệu dân ca” và tổ chức các hoạt động “Giáo dục di sản văn hoá Huế” gắn với nhiệm vụ giáo dục phát triển cảm xúc, tình cảm,kỹ năng xã hội cho trẻ; thực hiện lồng ghép “giáo dục di sản văn hoá Huế” vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ một cách linh hoạt, nhẹ nhàng phù hợp với đặc điểm tình hình của trường, lớp, khả năng nhu cầu của trẻ; chú trọng hoạt động tham quan và trải nghiệm về các di sản văn hoá Huế.
- Bồi dưỡng năng lực, nâng cao kỹ năng thực hành, chia sẻ kinh nghiệm đối với giáo viên về nội dung, phương pháp tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”; lồng ghép “giáo dục di sản văn hoá Huế” vào chương trình GDMN thông qua các hoạt động thao giảng, dự giờ, tham quan, trải nghiệm…
- Nhà trường xây dựng môi trường vật chất, môi trường giao tiếp, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, lồng ghép tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”,“giáo dục di sản văn hoá Huế” vào các hoạt động, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng ngày.
- 100% cán bộ quản lý và giáo viên nắm vững nội dung Kế hoạch tích hợp, giáo dục “Văn hóa địa phương” và “Giáo dục di sản văn hoá Huế” trong chương trình Giáo dục mầm non.
- 100% giáo viên tổ chức thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” và “Giáo dục di sản văn hoá Huế” vào trong Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày .
- 100% giáo viên tham gia phong trào sưu tầm, tìm kiếm những bài thơ, bài hát, hò vè, câu đố… đang lưu truyền trong dân gian ở địa phương, phù hợp với độ tuổi mầm non để đưa vào kế hoạch giáo dục của các khối lớp..
- 100% các nhóm, lớp làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tích hợp, giáo dục Văn hóa địa phương” và “Giáo dục di sản văn hoá Huế” vào trong Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày.
- Tạo điều kiện để giáo viên được tham gia tập huấn và trao đổi kinh nghiệm từ nội dung đã được tập huấn tại Sở, Phòng GD tổ chức.
- 100% trẻ trong nhà trường được tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh của quê hương, nét ẩm thực và những sự kiện văn hóa của địa phương phù hợp với độ tuổi và tinh hình thực tế của trương, lớp.
- 100% các nhóm lớp tổ chức các hoạt động “Giáo dục di sản văn hoá Huế” và cung cấp cho trẻ một số hình ảnh về các di tích, lịch sử, phong tục tập quán nơi trẻ sống, chuẩn bị 1 số tài liệu, học liệu để trẻ thực hành với các Di sản văn hóa Huế.
- 100% trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi được giáo dục 1 số hành vi văn minh, lịch sự khi đến tham quan các di tích, di sản theo hướng dẫn của cô giáo.
- 100% trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường được tham quan, trải nghiệm về các di sản văn hoá Huế như: Đại Nội Huế, nhà lưu niệm Bác Hồ ...
- 100% nhóm lớp được đánh giá thực hiện chuyên đề: Kiểm tra, dự giờ, đánh giá cho từng nhóm lớp, từng giáo viên.
2.3. Chuyên đề: Giáo dục an toàn giao thông “Chương trình tôi yêu Việt Nam”
- Nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”, chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục “An toàn giao thông” vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động thực hành giao thông tại mô hình trên sân trường.
- Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
- Nhà trường lựa chọn nội dung và xây dựng môi trường giáo dục, tài liệu giáo dục an toàn giao thông nhằm thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non phù hợp điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương, giúp trẻ tăng cường thực hành, trải nghiệm.
- Lựa chọn nội dung giáo dục ATGT phù hợp, tổ chức các hoạt động ngoài giờ một cách sinh động, phù hợp để giáo dục an ATGT cho trẻ.
- 100% giáo viên nắm được nội dung chuyên đề để vận dụng giáo dục trẻ trong các hoạt động giáo dục hằng ngày.
- 100% trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi trong trường được nâng cao nhận thức về an toàn giao thông.
-100% các nhóm lớp tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các hoạt động giáo dục trẻ hằng ngày.
- 100% các nhóm lớp có mô hình, có đủ đồ dùng để dạy trẻ, góc tuyên truyền về giáo dục ATGT.
- 100% các nhóm lớp làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ để thực hiện tốt phong trào thi đua “nét đẹp văn hóa học đường”, mô hình “xêp hàng đón con” và “cổng trường trật tự an toàn giao thông”.
- Thực hiện tốt tháng “An toàn giao thông” và tổ chức tốt liên hoan “Bé với an toàn giao thông” tại cơ sở để công tác tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả.
2.4. Chuyền đề “Giáo dục kỹ năng sống”
- 100% nhóm/ lớp xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phù hợp, phát huy tínhtích cực trong hoạt động trải nghiệm, linh hoạt trong khám phá các nội dung giáo dục kỹ năng sống.
- 100% giáo viên nắm được nội dung chuyên đề để xây dựng kế hoạch giáo dục trong các hoạt động giáo dục tại nhóm lớp của mình phù hợp; Chỉ đạo các lớp thực hiện, lồng ghép các hoạt động rèn kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong các hoạt động hằng ngày.
- Thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động giáo dục trong ngày của trẻ phù hợp với chương trình GDMN. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về cách lồng ghép chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Xây dựng môi trường giáo dục mở trong và ngoài lớp để trẻ tự tìm tòi khám phá, tư duy, nâng cao nhận thức với thế giới xung quanh.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường, lớp.Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc giáo dục, đóng góp công sức, kinh phí, nguyên vật liệu phế thải để tổ chức thực hiện.
- Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.
- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: HĐGD Kỹ năng sống tại lớp B4 (MG 4-5 tuổi) do cô Hoàng Thị Tường Vân thực hiện để các giáo viên trong tổ chuyên môn dự giờ SHCM theo NCBH.
2.5. Chuyền đề “Giáo dục âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hoá”
- 100% giáo viên nắm được nội dung chuyên đề để vận dụng giáo dục trẻ trong các hoạt động giáo dục tại nhóm lớp của mình.
- Trẻ biết thể hiện thái độ, tình cảm của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.
- Biết lắng nghe các loại nhạc khác nhau, nhận ra được sắc thái, vui, buồn, tình cảm tha thiết của các bài hát hoặc bản nhạc.
- Biết hát đúng giai điệu, lời ca, biết thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của bài hát.
- Biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo tiết tấu của bài hát. Biết nghĩ ra các hình thức để vận động theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. Có các kỹ năng tốt trong biểu diễn các hoạt động âm nhạc.
- Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.
- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: HĐ GDAN tại lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi (A3) do cô Đinh Thị Yến Phương thực hiện để các giáo viên dự giờsinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
2.6. Chuyên đề khác:
Căn cứ vào yêu cầu và nội dung giáo dục cho trẻ, đặc biệt là yêu cầu thực tế thực hiện các hoạt động và khả năng của trẻ, các nhóm, lớp lồng ghép những chuyên đề đã triển khai những năm học trước một cách nhẹ nhàng linh hoạt như: Chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Mính”; chuyên đề “Giáo dục giới” và chuyên đề “Giáo dục cảm xúc và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”; chuyên đề “Phòng chống tai nạn thương tích- chăm sóc sức khỏe cho trẻ”; chuyên đề “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”; Chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường- Phân loại chất thải rắn tại nguồn và phòng ngừa ứng phó giảm nhẹ thiên tai trong trường học”,..
III. Các biện pháp chính
1. Công tác bồi dưỡng 100% giáo viên được tập huấn chuyên đề mới trong từng năm học và được nhắc lại các chuyên đề, nắm vững về nội dung và yêu cầu các chuyên đề, vận dụng vào công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động 1 ngày ở trường mầm non.
2. Tổ chức và tạo mọi điều kiện để giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên đề, nắm vững nội dung , yêu cầu từng chuyên đề, vận dụng linh hoạt vào tổ chức thực hiện có hiệu quả từng chuyên đề.
3. Trong từng tháng lựa chọn chuyên đề để phát động thực hiện một chuyên đề cụ thể, đánh giá xếp loại chuyên đề hàng tháng gắn với thực hiện quy chế chuyên môn
4. Nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề, các mục tiêu phù hợp với với tình hình thực trạng của nhà trường. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, thực hiện một số hoạt động thực hành có tích hợp, lồng ghép các chuyên để, để giáo viên dự giờ, học tập và rút kinh nghiệm.
5. Khuyến khích giáo viên sáng tạo trong việc lựa chọn nôi dung, hoạt động để tổ chức tích hợp lồng ghép các chuyên đề một cách linh hoạt, nhẹ nhàng vào các hoạt động giáo dục hàng ngày của trẻ.
6. Tích cực tuyền truyền cho phụ huynh tham gia đóng góp, sưu tầm đồ dùng phục vụ chuyên đề, giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu tại địa phương để thực hiện chuyên đề và biết tận dụng nội dung giáo dục theo chủ đề giáo dục.
7. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hỗ trợ kinh phí để giáo viên thực hiện theo nội dung các chuyên đề.
8. Tăng cường kiểm tra, dự giờ đánh giá xếp loại việc thực hiện chuyên đềcủa giáo viên các nhóm, lớp theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường.
9. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác triển khai, thực hiện chuyên đề gắn với sơ kết, tổng kết năm học của nhà trường.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Đối với nhà trường
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề, triển khai tới các tổ chuyên môn và 100% giáo viên trong nhà trường.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn đăng ký thực hiện hoạt động thực hành các chuyên đề mà tổ đã đề xuất để giáo viên sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Ưu tiên nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện các chuyên đề.Chuyên môn tham mưu về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để hỗ trợ giáo viên thực hiện nội dung các chuyên đề.
- Tập huấn và hướng dẫn giáo viên bồi dưỡng chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
- Tổ chức các hội thi, giao lưu như: Trang trí nhóm lớp; Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo; Bé vui hội xuân, ngày hội Phát triển vận động của bé, Bé khỏe, bé tài năng...và tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ trong năm học.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn của các cấp và nhà trường tổ chức, sinh hoạt chuyên môn theo cụm và các trường bạn trong thành phố.
- Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề trong năm của các tổ, nhóm lớp, đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm.
2. Đối với tổ chuyên môn
- Tổ chuyên môn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên của tổ, báo cáo nhà trường đầu tuần, tháng về kế hoạch thực hành chuyên đề của tổ chuyên môn.
- Hỗ trợ cho giáo viên được phân công chuẩn bị điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động thực hành.
- Giáo viên tham gia dự giờ nhận xét, chia sẻ, đánh giá hoạt động thực hành của tổ.
- Khi nhận được phân công thực hiện chuyên đề từ chuyên môn nhà trường, tổ có trách nhiệm động viên, khuyến khích giáo viên tham gia tổ chức chuyên đề có hiệu quả.
- Báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề đã đề xuất trong năm.
3. Đối với giáo viên
- Xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung giáo dục cho trẻ trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đảm bảo phù hợp với nhận thức của trẻ và tình hình thực tế của trường và địa phương.
- Tham gia lớp tập huấn chuyên đề do phòng giáo dục và trường tổ chức.
- Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện tại lớp.
- Chú trọng xây dựng môi trường cho trẻ được tự do khám phá, trải nghiệm nhằm tạo điều kiện cho trẻ được phát triển toàn diện.
- Lựa chọn nội dung để lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong ngày. Nội dung phải phù hợp với độ tuổi và tình hình thực tiễn của địa phương, trường và trẻ lớp mình phụ trách...
- Lồng ghép Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cần thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày như: vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa sức, lễ hội, tham quan... Ngoài ra giáo viên cần xây dựng các tình huống để trẻ được thực hành, trải nghiệm. Tạo điều kiện để trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng, kỹ xảo đã có vào thực hành luyện tập để hình thành kỹ năng và sử dụng kỹ năng một cách linh hoạt trong những điều kiện khác nhau
- Tạo môi trường xã hội hổ trợ, kích thích hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi.
- Trang trí nhóm lớp, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để phục vụ chuyên đề và tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
- Xây dựng và tổ chức các hoạt động của chuyên đề trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá, tạo hình, âm nhạc, đưa GDÂN theo tiếp cận đa văn hóa vào trong hoạt động trong ngày của trẻ nhưng chú ý không làm mất đi bản sắc của văn hóa địa phương và xây dựng trường học hạnh phúc nhằm thu hút phụ huynh đưa trẻ đến trường.
- Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề và từng độ tuổi.Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành khám phá, trải nghiệm...
- Đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ khi thực hiện các chuyên đề.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ.
4. Đối với trẻ:
- 100% trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Nắm bắt các nội dung giáo dục thông qua các hoạt động chuyên đề.
5. Đối với phụ huynh:
- Phối kết hợp với giáo viên để thực hiện tốt các chuyên đề như: cung cấp nguyên vật liệu phế thải đề làm đồ dùng đồ chơi, cùng với giáo viên phối kết hợp giáo dục trẻ.
- Hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như đóng góp, ủng hộ các nguyên vật liệu tái chế làm các đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp trong quá trình thực hiện các chuyên đề.
V. Dự kiến các hoạt động thựchành chuyên đề do tổ chuyên môn đề xuất trong năm học
Thời gian |
Tên chuyên đề |
Nội dung |
Người thực hiện |
Nhóm lớp |
Tháng 10/2024 |
Giáo dục âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hoá |
*NDTT: Vận động minh hoạ bài hát “Cái bống” (Tác giả: Phan Trần Bảng) *NDKH: - Trò chơi âm nhạc: “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ” - Nghe hát bài “Niềm vui của em” (Nhạc và lời: nguyễn Huy Hùng) |
Đinh Thị Yến Phương |
Lớp MG 5-6 tuôi (A3) |
Giáo dục quyền trẻ em trong các hoạt động giáo dục. |
HĐKPXH: Đề tài: Sự khác biệt giữa bạn và tôi |
Huỳnh Thị Mỹ Phương |
Lớp MG 5-6 tuôi (A4) |
|
Giáo dục kỹ năng sống |
Tình yêu thương của bé
|
Hoàng Thị Tường Vân |
Lớp MG 4-5 tuôi (B4) |
|
Tháng 11/2024
|
Làm quen với toán |
Nhận biết hình vuông, hình tam giác |
Nguyễn Khoa Bảo Nhi |
Lớp MG 3-3 tuôi (C2) |
Làm quen văn học |
Thơ: Cô và mẹ |
Lê Thị Phương Anh |
Nhóm NT 24-36 tháng (NT2) |
|
Hoạt động tạo hình |
Trang trí đồ dùng trong gia đình |
Nguyễn Thị Huyền |
Lớp MG 3-3 tuôi (C1) |
|
Tháng 12/2024 |
Giáo dục kỹ năng sống |
Dạy trẻ các kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn |
Nguyễn Thị Minh Hồng |
Lớp MG 4-5 tuôi (B4) |
Tháng 01/2025 |
Giáo dục bảo vệ môi trường |
Đề tài: |
Trương Thị Thu Thủy |
Lớp MG 3-4 tuôi (C4) |
Tháng 02/2025
|
Phát triển vận động |
Bật xa 30-35 cm |
Phạm Thị Ngọc Liên |
Lớp MG 4-5 tuôi (B1) |
Tháng 02/2025 |
Phát triển ngôn ngữ |
HĐLQCC |
Lê Thị Hồng Diễn |
Lớp MG 5-6 tuôi (A4) |
Tháng 03/2025 |
Phát triển nhận thức |
HĐ NBTN |
Nguyễn Thị Đông Uyên |
Nhóm NT 24-36 tháng (NT1) |
Trên đây là kế hoạch thực hiện các chuyên đề trong năm học 2024 - 2025 của Trường Mầm non II, đề nghị các Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các nhóm lớp nghiêm túc thực hiện tốt./.
Nơi nhận: - CBQL; - Tổ chuyên môn; - Website trường; - Lưu: VT, CM |
XÉT DUYỆT HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Cao Tâm Uyên |
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Dạ Thảo |
- Thông qua các nội dung cơ bản giáo dục về quyền con người, quyền trẻ em, giáo dục giới trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục quyền trẻ em phù hợp với từng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày tại lớp.
- Giáo viên hiểu rõ trách nhiệm của mình và có kế hoạch giúp trẻ đạt được các quyền theo quy định. Quền trẻ em được thể hiện qua việc đảm bảo trẻ em vui thích đến trường, được khỏe mạnh, năng động, tự tin và sẵn sàng vào các hoạt động; được chăm sóc y tế thường xuyên, được ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi theo đúng lứa tuổi và nhu cầu của bản thân; trẻ được tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, được nói tiếng nói của mình, được thể hiện bản sắc văn hóa, được đối xử công bằng và bình đẳng; được tôn trọng sự khác biệt của các bạn, của môi trường; được tham gia xây dựng nội quy lớp học, lựa chọn các hoạt động giáo dục theo nhu cầu và sở thích…
- Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo giai đoạn từ 3-5 tuổi, trẻ đã sẵn sàng về mặt thể chất và tinh thần để học hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh. Vì vậy giáo viên giáo dục giới tính cho trẻ.
- Giáo dục giới tính giúp trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể, một số hành vi và biểu hiện gây ảnh hưởng đến trẻ, giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ xâm hại có thể gặp phải bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
- Giáo dục giới tính cho trẻ sẽ mang lại hiệu quả; tùy vào từng độ tuổi cụ thể mà giáo viên lựa chọn những nội dung giáo dục giới tính phù hợp kết hợp phương pháp truyền tải dễ hiểu và hiệu quả để trẻ có thể tiếp nhận một cách đúng đắn nhất.
- Giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục giới tính cho trẻ vào kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cha mẹ trẻ và người chăm sóc trẻ nhằm mục đích mang lại sự an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Bản quyền thuộc Trường mầm non II
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn2.tphue.thuathienhue.edu.vn/