KẾ HOẠCH Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” Giai đoạn 2021 - 2025
Cập nhật lúc : 15:30 27/09/2021
Thực hiện kế hoạch số 2005/KH-SGDĐT ngày 03/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thừa Thiên Huế về Kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025; Thực hiện kế hoạch số 709/KH-PGD&ĐT ngày 16/8/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Huế về Kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, Trường Mầm non II xây dựng Kế hoạch Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 cụ thể như sau:
PHÒNG GD&ĐT TP. HUẾ TRƯỜNG MẦM NON II
Số: 67 /KH-MNII |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Huế, ngày 18 tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
Giai đoạn 2021 - 2025
Thực hiện kế hoạch số 2005/KH-SGDĐT ngày 03/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thừa Thiên Huế về Kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện kế hoạch số 709/KH-PGD&ĐT ngày 16/8/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Huế về Kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025,
Trường Mầm non II xây dựng Kế hoạch Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo môi trường công bằng, an toàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ em; kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN);
- Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) và cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em mầm non;
- Huy động sự tham gia của gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất trong thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
2. Yêu cầu
- Phát huy kết quả đạt được của Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020;
- Bảo đảm trẻ em trong cơ sở GDMN được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
- Bảo đảm quyền trẻ em trong cơ sở GDMN.
II. NỘI DUNG
1. Nâng cao năng lực CBQL, GVMN trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình GDMN theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua việc bồi dưỡng, hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động, cụ thể:
- Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
- Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
- Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
- Đánh giá sự phát triển của trẻ;
- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số phù hợp trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non;
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng hành giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện Chuyên đề.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
- Hướng dẫn các TTCM – Giáo viên rà soát thực trạng, đối chiếu các tiêu chí để xây dựng Kế hoạch thực hiện Chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tế của lớp và trẻ.
- Xây dựng mô hình điểm thực hiện Chuyên đề cấp cơ sở chọn 04lớpđại diện để chỉ đạo điểm Chuyên đề“Xây dựng trường mầm non lấytrẻ làm trung tâm”giai đoạn2021-2025;
- Lựa chọn đội ngũ CBQL, GV cốt cán tham gia tập huấn chuyên đề cấp cấp Thành phố và triển khai tập huấn tại cơ sở. Triển khai thực hiện chuyên đề đến đội ngũ giáo viên của đơn vị;
- Tổ chức Hội thảo chia sẻ các giải pháp thực hiện Chuyên đề, lồng ghép hoạt động Chuyên đề trong sinh hoạt chuyên môn; tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các lớp điểm trong nhà trường và một số đơn vị được Phòng GD&ĐT chỉ đạo điểm, đánh giá và có biện pháp nhân rộng mô hình;
- Tăng cường các hoạt động truyền thông để tuyên truyền nội dung, vai trò, ý nghĩa của Chuyên đề bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của CBQL, GVMN và cha mẹ trẻ trong việc phối hợp thực hiện các nội dung giáo dục, chế độ dinh dưỡng và các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ em mầm non khoa học, hợp lý;
- Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non và tăng cường điều kiện thực hiện Chương trình GDMN;
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Chuyên đề; lựa chọn sản phẩm điển hình, sáng kiến, giải pháp sáng tạo về triển khai thực hiện Chuyên đề của cơ sở GDMN để nhân rộng trên toàn trường; tôn vinh các cá nhân điển hình trong thực hiện Chuyên đề.
IV. TIÊU CHÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
(Phụ lục kèm theo Kế hoạch này)
V. THỜI GIAN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Từ năm 2021 đến năm 2023
- Ban hành Kế hoạch Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025;
- Chỉ đạo điểm xây dựng mô hình tại 04 lớp đại diện cho các tổ khối:
+ Lớp A4
+ Lớp B1
+ Lớp C5
+ Nhóm NT1
- Tham gia các lớp tập huấn và triển khai tập huấn hướng dẫn thực hiện chuyênđề tại cơ sở;
- Kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ chuyên môn; hướng dẫn hoàn thiện các lớp thực hiện mô hình điểm;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông;
- Sơ kết thực hiện Chuyên đề.
2. Từ năm 2023 đến năm 2025
- Tiếp tục tập huấn, hướng dẫn thực hiện một số nội dung Chuyên đề;
- Phát động phong trào thi đua/hội thi về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ em mầm non;
- Kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ chuyên môn; tiếp tục hướng dẫn hoàn thiện các mô hình điểm và nhân rộng mô hình trong nhà trường;
- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, lựa chọn sản phẩm điển hình trong thực hiện Chuyên đề;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông và lựa chọn sản phẩm điển hình để tuyên truyền, phổ biến nhân rộng trong nhà trường;
- Tổng kết Chuyên đề; tôn vinh, khen thưởng tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong việc thực hiện Chuyên đề.
VI. KINH PHÍ
Nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo- Xây dựng kế hoạch và triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo hướng dẫn các lớp triển khai thưc hiện tốt Chuyên đề;
- Hướng dẫn giáo viên tự rà soát, đối chiếu khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non non lấy trẻ làm trung tâm” phù hợpvới điều kiện thực tế của lớp;
- Tham gia tập huấn và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV trong nhà trường;
- Chọn 03 lớp học đại diện cho 4 khối (Lớp A4; Lớp B1; Lớp C5; Nhóm NT1) để chỉ đạo xây dựng mô hình điểm Chuyên đề cấp cơ sở giai đoạn 2021– 2025;
- Kiểm tra, hỗ trợ việc triển khai thực hiện Chuyên đề tại các lớp;
- Tổ chức Hội thảo, tham quan học tập các lớp điểm trong nhà trường, chọn chỉ đạo điểm và nhân rộng mô hình thực hiện tốtChuyên đề;
- Kiểm tra, đánh giá, giám sát tiến độ thực hiện Chuyên đề; sơ kết, tổng kết thực hiện Chuyên đề, lựa chọn sản phẩm điển hình, sáng kiến, giải pháp sáng tạo về triển khai thực hiện Chuyên đề của các lớp để nhân rộng trên trong toàn trường, khen thưởng các cá nhân điển hình trong việc thực hiện Chuyênđề;
- Báo cáo kết quả triển khai Chuyên đề theo từng năm học và báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chuyên đề gửi về Phòng GD&ĐT.
2. Các cơ sở Giáo dục mầm non
- Căn cứ Kế hoạch của nhà trường tiến hành rà soát thực trạng, đối chiếu các tiêu chí để xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị;
- Tiếp tục tham mưu Lãnh đạo các cấp đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và các điều kiện để thực hiện Chuyên đề;
- Cử CBQL, GVMN cốt cán tham gia các lớp tập huấn do Phòng GD&ĐT tổ chức, triển khai tập huấn cho toàn thể giáo viên trong đơn vị;
- 03 lớpmầm non chỉ đạo xây dựng mô hình điểm “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 xây dựng kế hoạch, thực hiện chuyên đề ở 100% nhóm, lớp;
- Tăng cường công tác truyền thông nhằm thu hút sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội, sự phối hợp của cha mẹ trẻ trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện Chuyên đề, quan tâm xây dựng Chuyên đề tại các cơ sở 1 và cơ sở 2;
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn…lồng ghép các nội dung, tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm;
- Phát động phong trào thi đua/hội thi về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em MN phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết Chuyên đề nhằm đánh giá quá trình thực hiện, kịp thời tôn vinh các cá nhân, tập thể có sáng kiến giải pháp sáng tạo trong việc thực hiện Chuyên đề tại đơn vị;
- Báo cáo kết quả thực hiện Chuyên đề theo từng năm học (cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học) và báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chuyên đề gửi về Phòng GD&ĐT theo quy định của ngành.
Trên đây là Kế hoạch Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, Trường Mầm non II yêu cầu toàn thể CBGV nghiêm túc triển khai và thực hiện./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT(để báo cáo); - Các TTCM; - Giáo viên các lớp; - Lưu HSCM. |
PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH ( Đã ký)
Nguyễn Thị Thái Bình
|
|
|
PHỤ LỤC
Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
(Kèm theo Kế hoạch số 67 /KH-MNII ngày 18 tháng 8 năm 2021)
1. Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
1.1. Đảm bảo gần gũi, thân thiện, an toàn về mặt thể chất và tinh thần đối với trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
1.2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
1.3. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, gây thương tích đối với trẻ em, đáp ứng nhu cầu, hứng thú trong các hoạt động chơi, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân của trẻ; tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
1.4. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú; các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
1.5. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức, nhằm hình thành ở trẻ các thói quen tốt trong sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
1.6. Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thực tế cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
1.7. Bảo đảm các điều kiện tổ chức bữa ăn cho trẻ tại CS GDMN đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, thân thiện, phù hợp với cá nhân trẻ.
1.8. Bảo đảm những điều kiện cơ bản về nước sạch, vệ sinh phù hợp với nhu cầu, khả năng sử dụng của trẻ theo từng độ tuổi và đáp ứng yêu cầu về giáo dục; có phòng, góc y tế với đủ trang thiết bị y tế phục vụ công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu; bảo đảm các yêu cầu, điều kiện trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh theo quy định; có đồ dùng, trang thiết bị chuyên dụng hoặc điều chỉnh phù hợp với trẻ có nhu cầu đặc biệt.
2. Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Kế hoạch thể hiện mục tiêu, phạm vi, mức độ, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ, cụ thể:
2.1. Thể hiện các mục tiêu cụ thể, phản ánh được kết quả mong đợi, đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình GDMN.
2.2. Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình GDMN, phát triển chương trình phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương, trường/lớp.
2.3. Thể hiện tính tích hợp toàn diện, coi trọng việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống cho trẻ; tạo sự gắn kết các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.
2.4. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
2.5. Kế hoạch đảm bảo khoa học, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; kế hoạch được điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ.
2.6. Đảm bảo sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra trong cộng đồng và CS GDMN.
3. Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
3.1. Phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hợp lý; tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”; tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trải nghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày và cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
3.2. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ; tôn trọng sự khác biệt về đặc điểm, sở thích, thói quen của từng cá nhân trẻ; khích lệ trẻ phát huy khả năng tự lập, tự tin, sáng tạo, tư duy linh hoạt và khả năng phản biện; cá thể hóa hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
3.3. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ; bảo đảm tất cả trẻ em đều được quan tâm mọi lúc, mọi nơi và không có trẻ nào bị bỏ lại phía sau; tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, an toàn khi tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
3.4. Thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trong thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện của trường, lớp và địa phương nhằm hình thành ở trẻ kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ sức khỏe, có thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh; lồng ghép giáo dục dinh dưỡng với giáo dục phát triển vận động; phối hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân – béo phì; lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
3.5. Khuyến khích những sáng tạo và tận dụng điều kiện sẵn có của địa phương trong tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại CS GDMN nhằm thúc đẩy sự phát triển phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ.
4. Đánh giá sự phát triển của trẻ
4.1. Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có; đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
4.2. Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu và kết quả mong đợi về giáo dục, sự phát triển về chiều cao, cân nặng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ; sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).
4.3. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng, đảm bảo công bằng với mọi trẻ; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
5.1. Đa dạng các hình thức tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của GDMN, quan điểm LTLTT và hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.
5.2. Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
5.3. Tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ vào hoạt động của CS GDMN nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ; có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
5.4. Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn;
5.5. Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong các hoạt động xây dựng môi trường an toàn, phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong CS GDMN
Bản quyền thuộc Trường mầm non II
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn2.tphue.thuathienhue.edu.vn/