KẾ HOẠCH Y TẾ NĂM HỌC 2017-2018
Cập nhật lúc : 10:40 17/01/2018
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRONG TRƯỜNG HỌC
Căn cứ vào Thông tư số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12 tháng 5 năm 2016 Quy định về công tác y tế trường học;
Căn cứ vào Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;
Kế hoạch số 168/SYT-NVY ngày 06/02/2017 của Sở Y tế về việc triển khai công tác y tế trường học năm 2017;
Căn cứ công văn số 820/PGDĐT-GDMN ngày 12 tháng 07 năm 2017 về việc thực hiện công tác y tế trường học trong trường mầm non;
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, cán bộ y tế trường mầm non II xây dựng kế hoạch hoạt động Y tế trong trường học năm học 2017-2018 với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
- Trang bị những đồ dùng thiết yếu cho phòng y tế.
- Quản lý và chăm sóc sức khỏe cho học sinh và CBGV-NV trong nhà trường.
- Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho trẻ, CBGV-NV trong nhà trường và phụ huynh.
- Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh, bệnh tật học đường, đảm bảo vệ sinh ATTP; Phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch hành động phòng, phòng, chống HIV/AIDS của ngành Giáo dục giai đoạn 2012-2020 và thực hiện các hoạt động khác về y tế trường học, thực hiện sơ cấp cứu ban đầu.
- Truyền thông giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích, tác hại thuốc lá, lạm dụng rượu bia.
- Đảm bảo môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; Tăng cường công tác chống kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đảm bảo quyền trẻ em, tạo cơ hội học tập cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật hòa nhập.
- Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về chuyên môn nghiệp vụ.
- Sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả công tác của y tế trường học theo quy định.
II. CHỈ TIÊU
- Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học.
- Tủ thuốc phải có đầy đủ dụng cụ, cơ số thuốc thiết yếu để cấp cứu ban đầu như: bông, băng, thuốc sát trùng, thuốc giảm đau, dầu gió, nẹp...
- Toàn thể học sinh trong nhà trường được khám sức khỏe định kỳ 2 năm/ lần.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong nhà trường được tuyên truyền, tập huấn về công tác VSATTP, phòng chống dịch bệnh ở người, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết và một số bệnh khác.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ khối mẫu giáo được tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống các bệnh học đường (cận thị, cong vẹo cột sống); đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ.
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Thực hiện kiểm tra vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh.
- Phòng y tế có đầy đủ dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu, tất cả trẻ trong trường đều được chăm sóc sức khỏe.
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nâng cao phát triển thể chất và quản lý tốt sức khỏe cho trẻ.
- Nâng cao hiệu quả trong giáo dục vệ sinh cá nhân, GDBVMT, tạo cảnh quang sư phạm: “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” không dịch bệnh.
B/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của Phßng GD&§T, Trung tâm y tế học đường và BGH nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, sự quan tâm của trạm y tế phường Thuận Thành.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ vệ sinh trong trường Mầm non.
2. Khó khăn
- Một số Phụ huynh nhận thức về kiến thức dinh dưỡng – sức khỏe trẻ còn ở mức độ hạn chế.
C/ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Tuyên truyền phòng, chống các dịch bệnh trên người, bệnh truyền nhiễm..., không để xảy ra dịch bệnh trong nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Giảm trẻ tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỉ lệ trẻ thừa cân từ 1-2% so với năm học trước.
- Tiếp tục XDMT: “Sáng - Xanh - Sạch -Đẹp - An toàn”.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho phụ huynh, phòng chống các bệnh, các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý sức khỏe trẻ.
D/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I/ Nâng cao chất lượng chăm sóc
1. Công tác nuôi dưỡng và VSATTP
a) Yêu cầu
- Đảm bảo về vệ sinh trong ăn uống.
- Đảm bảo trẻ tăng cân đều hàng tháng.
- Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Tăng tỉ lệ trẻ phát triển bình thường, giảm tỉ lệ trẻ SDD.
- Phòng chống SDD và béo phì.
- Đảm bảo bữa ăn cho trẻ đủ chất và lượng.
b) Chỉ tiêu
- 100% trẻ trong nhà trường được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và khẩu phần ăn của mình, không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường.
- Trẻ phát triển bình thường đầu năm là: 83% _ Cuối năm: >91,5%
- Trẻ suy dinh dưỡng độ vừa đầu năm: 1,8% _ Cuối năm: xóa
- Trẻ cân nặng cao hơn so với tuổi đầu năm: 12,3%_ Cuối năm: < 8,5%
c) Biện pháp
* Đối với nhân viên cấp dưỡng:
- Phải thực hiện tốt về VSATTP, đảm bảo qui trình bếp 1 chiều, rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn, thực phẩm phải tươi ngon, nguồn góc xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng, cho trẻ ăn chín uống chín, phải có đầy đủ nước đun sôi để trẻ uống và cho trẻ uống nước theo nhu cầu.
- Nhân viên cấp dưỡng phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Trước khi chế biến thức ăn phải có bảo hộ lao động như (mũ, khẩu trang, tạp dề...) tóc phải búi cao gọn gàng, cắt ngắn móng tay, không mang nhẫn khi chế biến thức ăn và vệ sinh đồ dùng thường xuyên, đảm bảo kỹ thuật chế biến thức ăn.
- Vận dụng chương trình NUTRIKIDS để xây dựng và quản lý khẩu phần ăn, dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ Nhà trẻ ăn 2 bữa chính và uống sữa sáng - chiều, Mẫu giáo 1 bữa chính 1 bữa phụ và 1 lần uống sữa. Đảm bảo nhu cầu năng lượng cho trẻ theo độ tuổi.
- Thường xuyên thay đổi thực đơn để trẻ có hứng thú trong việc ăn uống, đam bảo trẻ ăn đủ số lượng và chất lượng, xây dựng thực đơn cho trẻ SDD và thừa cân, béo phì.
* Đối với giáo viên trực tiếp với trẻ
- Thông báo cho phụ huynh tình hình của trẻ sau mỗi đợt khám sức khỏe của trẻ, thông báo số lượng trẻ SDD, trẻ thừa cân để phụ huynh nắm và phối hợp cùng cô giáo và nhà trường có biện pháp phù hợp.
- Giáo viên ở các lớp cho trẻ sử dụng đồ dùng đúng kí hiệu của mình (ca cốc, khăn mặt, bàn chải đánh răng…).
- Giáo dục cho trẻ có kiến thức, kỹ năng về vệ sinh cá nhân. Biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn...
- Thường xuyên giáo dục, lồng ghép nội dung GD dinh dưỡng cho trẻ và động viên trẻ ăn đủ các loại thực phẩm, ăn hết suất.
* Đối với nhân viên y tế
- Phối hợp với y tế địa phương tham gia lớp tập huấn về VSATTP cho CB-GV-NV trong nhà trường.
- Thường xuyên tuyên truyền cho CB-GV-NV và phụ huynh trong công tác VSATTP, chế độ dinh dưỡng của trẻ...
- Thường xuyên kiểm tra giờ ăn, giờ ngủ, đảm bảo cháu ăn đủ suất, ngủ đủ giấc, đủ giờ, đúng qui định, phòng lớp thoáng mát sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, có đủ đồ dùng phục vụ giờ ngủ của trẻ (sạp, gối, giường, chăn...).
- Đảm bảo tránh thất thoát về chế độ ăn uống của trẻ.
- Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh để được Chi cục VSATTP cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt chuẩn VSATTP.
* Đối với nhà trường
- Hợp đồng thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ chất lượng và số lượng.
- Liên hệ với Chi cục VSATTP để tập huấn kiến thức VSATTP trong chế biến thức ăn cho trẻ.
- Hợp đồng sữa cho trẻ phải có thương hiệu, xuất xứ, hạn sử dụng đầy đủ.
- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị vệ sinh cá nhân cho trẻ và những người trực tiếp với trẻ.
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các dụng cụ thiết yếu trong công tác chế biến thức ăn cho trẻ.
2. Công tác chăm sóc sức khỏe
a) Yêu cầu
- Giáo dục trẻ luôn có ý thức vệ sinh thân thể sạch sẽ, không ăn quả xanh không uống nước lã, không ăn hàng quán bán rong.
- Đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh chân tay miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm não, đau mắt đỏ, dịch cúm A H1N1… Các chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, về an toàn giao thông, về phòng chống tai nạn thương tích…
- Xử lý nhanh gọn, kịp thời các diễn biến bất thường về sức khoẻ trẻ, khai thác sử dụng có hiệu quả tủ thuốc dự phòng.
- Kiểm tra sức khỏe đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe.
- Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ (2 lần/ năm).
- Cân đo theo dõi biểu đồ hàng tháng đối với trẻ dưới 24 tháng, hàng quý đối với trẻ từ 24 tháng đến 6 tuổi.
- Đảm bảo an toàn về tinh thần thể lực cho trẻ.
- Tạo điều kiện cho những trẻ khuyết tật hòa nhập, giúp trẻ tự tin chơi với bạn cùng lớp.
- Theo dõi tiêm chủng đầy đủ.
- Xử trí, sơ cứu đúng cách các tai nạn thường xảy ra trong trường mầm non.
b) Chỉ tiêu
- Hạn chế tối đa số trẻ nghỉ ốm.
- Không có dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.
- Không có tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ.
- Tiêm chủng cơ bản 100%.
- 100% trẻ được khám sức khỏe 2 lần/1 năm.
- 100% trẻ được theo dõi sức khoẻ qua cân đo và biểu đồ hàng tháng, quý.
c) Biện pháp
* Đối với nhân viên y tế
- Đề xuất với nhà trường xin kinh phí cho việc trang bị tủ thuốc và các hoạt động y tế khác và thành lập ban chỉ đạo về y tế: Dự kiến 7.000đ/cháu/năm x 700 cháu = 4.900.000đ.
- Thực hiện tốt chế độ vệ sinh. Kiểm tra vệ sinh nhóm lớp hàng ngày, tuần, tháng.
- Tuyên truyền các bậc phụ huynh thường xuyên tắm gội, giặt quần áo sạch sẽ, đi giày dép, cắt móng tay móng chân cho trẻ.
- Trang bị đầy đủ thuốc phòng bệnh thông thường, bông băng, gạc, cồn cho trẻ và GV-NV tại trường, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của thuốc.
- Đo chiều cao cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với trẻ từ 36 tháng trở lên.
- Tập huấn lại cho giáo viên đứng lớp cách phòng chống các dịch bệnh và các tai nạn thường gặp đối với trẻ trong các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường.
- Kiến nghị với nhà trường hàng tháng cung cấp một số xà phòng và dụng dịch vệ sinh để các lớp làm tốt công tác vệ sinh và phòng chống dịch bệnh trong trường học như: xà phòng rửa tay ở các lớp (5 bánh/lớp/tháng); Vim chùi nhà (4 chai/lớp/tháng); bình xịt muỗi (1chai/lớp/tháng); xà phòng giặt 0.8kg/lớp/ tháng); Vim chùi toilet (3 chai/lớp/tháng).
- Tổ chức các biện pháp vệ sinh phòng chống các dịch bệnh thường gặp ở trẻ.
- Hàng tháng, quý tổ chức cân đo chấm biểu đồ, theo dõi sức khỏe kịp thời để bồi dưỡng cho những trẻ giảm cân và trẻ SDD. Đối với trẻ thừa cân, béo phì thì tuyên truyền với giáo viên và phụ huynh tăng cường cho trẻ vận động nhằm giảm cân cho trẻ.
- Kết hợp với với trung tâm y tế học đường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ (2 lần/ năm) thời gian vào tháng 9 và tháng 3. Giáo viên- Nhân viên 1 lần/năm vào tháng 11. Thông báo kết quả khám sức khoẻ của trẻ cho phụ huynh nắm để những trẻ có dấu hiệu mắc bệnh được điều trị kịp thời.
- Liên hệ y tế dự phòng phun thuốc diệt muỗi khi bắt đầu mùa dịch.
- Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của nhà trường trong giờ đón trả trẻ để phụ huynh biết cách phòng, chống các dịch bệnh như: sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tay chân miệng, tiêu chảy, viêm hô hấp... nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời, tránh lây lan cho trẻ trong trường và cộng đồng.
* Đối với giáo viên trực tiếp với trẻ
- Cô giáo khi đón trẻ phải kiểm tra xem trẻ có sốt không, có nổi mụn nước ko...? Nếu có các triệu chứng trên thì yêu cầu phụ huynh đưa trẻ đến trạm y tế khám. Tuyệt đối không nhận thuốc của phụ huynh gửi cho trẻ uống.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ.
+ Vệ sinh đồ dùng đồ chơi hàng tuần.
+ Phòng học phải luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
+ Lau chùi sàn nhà bằng dung dịch diệt khuẩn thông thường.
+ Đồ dùng trong lớp học phải sắp xếp gọn gàng, khoa học.
- Theo dõi tiêm phòng cho trẻ đầy đủ, nhắc nhở phụ huynh tiêm vắc xin cho trẻ.
- Kết hợp với phụ huynh xử trí kịp thời trường hợp trẻ bệnh, trẻ có sức khỏe yếu. Cách ly kịp thời trường hợp trẻ bệnh tại trường.
* Đối với nhà trường
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thông thường phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Thường xuyên phát động phong trào vệ sinh trường lớp, vệ sinh các đồ dùng vật dụng và làm đẹp cảnh quan môi trường, tạo môi trường “xanh – sạch – đẹp – an toàn”.
- Thường xuyên kiểm tra đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, thay thế những đồ dùng đã hỏng và thay mới những đồ dùng đồ chơi đã hư để đảm bảo không xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ.
- Cung cấp đầy đủ xà phòng rửa tay và các dung dịch vệ sinh cho các lớp hàng tháng để các lớp làm tốt công tác vệ sinh và phòng chống dịch bệnh trong trường học như: xà phòng rửa tay ở các lớp (5 bánh/lớp/tháng); Vim chùi nhà (4 chai/lớp/tháng); bình xịt muỗi (1 chai/lớp/tháng); xà phòng giặt (0.8 kg/lớp/tháng); Vim chùi toilet (3 chai/lớp/tháng).
- Nhân viên lao công quét rác xung quanh khuôn viên nhà trường, lau chùi tay vịn cầu thang, tay nắm cửa hàng ngày.
II/ Quản lý sức khỏe cô và cháu
1. Yêu cầu
- Cán bộ y tế thực hiện đầy đủ các loại sổ sách quản lý sức khỏe trẻ.
- Sổ theo dõi sức khỏe trẻ.
- Sổ khám bệnh
- Tổng hợp sức khỏe trẻ.
- Sổ theo dõi sức khỏe giáo viên, nhân viên.
- Sổ cấp phát thuốc.
- Quản lý tốt giờ ăn ngủ của trẻ.
- Có tủ thuốc y tế, đảm bảo đủ thuốc sơ cứu tại chỗ cho giáo viên và trẻ..
- Cán bộ y tế biết xử lý 1 số bệnh và tai nạn thông thường.
2. Biện pháp
* Đối với nhân viên y tế
- Thường xuyên kiểm tra giờ ăn, ngủ của trẻ.
- Tuyên truyền cho giáo viên và phụ huynh phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Thông báo cho phụ huynh tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi cân đo và khám sức khỏe định kỳ.
- Kết hợp với phụ huynh và giáo viên các lớp tăng cường rèn luyện thể chất, giáo dục ý thức vệ sinh cho trẻ.
- Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh về kiến thức phòng chống các bệnh thông thường: đau mắt, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm hô hấp...
- Tổ chức tuyên truyền về chăm sóc thể lực và vệ sinh phòng bệnh đối với trẻ.
- Tổ chức cân đo hàng quý cho trẻ từ 24 tháng trở lên và cân đo hàng tháng cho trẻ dưới 24 tháng.
- Luôn luôn kiểm tra và bổ sung vào tủ thuốc những loại thuốc và vật tư tất yếu để sơ cứu tại chỗ cho giáo viên, nhân viên và trẻ.
* Đối với nhà trường
- Cung cấp kinh phí để y tế thực hiện tốt công tác quản lý sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường.
- Ban chăm sóc sức khỏe thường xuyên phối hợp với y tế trong công tác kiểm tra vệ sinh và giờ ăn, ngủ của các cháu.
III/ Công tác vệ sinh
1. Vệ sinh cá nhân
- Nâng cao thể chất và quản lý tốt sức khỏe cho trẻ.
- Đảm bảo trẻ được sống trong môi trường trong sạch, phối hợp với giáo viên rèn và giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng đồ chơi.
- Tuyên truyền các bậc phụ huynh thường xuyên tắm gội, giặt quần áo, cắt móng tay móng chân cho trẻ.
2. Vệ sinh môi trường
- Vệ sinh bếp.
- Vệ sinh phòng, lớp.
- Vệ sinh sân trường.
- Xử lý rác, nước thải.
3. Biện pháp
* Đối với nhà trường
- Cung cấp đầy đủ xà phòng và nước sạch cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Cung cấp đủ ca cốc cho từng trẻ để trẻ sử dụng riêng, có ký hiệu riêng, tủ đựng ca cốc phải hợp vệ sinh, thùng đựng nước phải có nắp đậy, đảm bảo 100% trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội.
- Đảm bảo bếp 1 chiều và thường xuyên lau chùi trước và sau khi nấu ăn xong. Cho trẻ ăn chín uống chín, thức ăn phải đảm bảo vệ sinh.
- Nhà vệ sinh đảm bảo đúng qui định, thông thoáng và khô ráo.
- Vệ sinh môi trường: Thường xuyên vệ sinh trong và ngoài khuôn viên trường lớp sạch sẽ, quan tâm trồng cây xanh, bóng mát tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.
* Đối với giáo viên
- Vệ sinh cá nhân: vệ sinh thân thể và trang phục hàng ngày cho trẻ. Giáo dục trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Giáo dục trẻ các kỹ năng tự phục vụ tạo cho trẻ có thói quen trong ăn uống, sinh hoạt, vui chơi...
- Vệ sinh kịp thời khi trẻ tiêu tiểu, nhà vệ sinh không hôi khai, ẩm ướt.
* Đối với nhân viên y tế
- Tuyên truyền cho CB-GV-NV và phụ huynh trong nhà trường về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Cùng BCSSK nhà trường thường xuyên kiểm tra vệ sinh ở các lớp.
- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh trước khi chế biến thức ăn ở tổ cấp dưỡng.
IV/ TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
a) Công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống bệnh chân tay miệng, sốt xuất huyêt, dịch đau mắt đỏ, dịch cúm A H1N1 cho các phụ huynh hiểu rõ.
- Tăng cường tuyên truyền chủ đề vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch chủ động theo mùa, đặc biệt chú trọng các bệnh: SXH, hội chứng chân tay miệng.
- Lợi ích việc sử dụng muối Iốt.
- Vệ sinh môi trường.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm..
- Tuyên truyền thông tin khoa học về dinh dưỡng.
- Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; Tăng cường công tác tuyên truyền chống kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Tuyên truyền về kiến thøc nu«i d¹y con theo khoa học.
b) Công tác phối hợp
- Kết hợp trung tâm y tế dự phòng cung cấp 1 số tài liệu thông tin phòng, chống các dịch bệnh. Phun thuốc diệt muỗi, hóa chất sát khuẩn khi có dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.
- Phối hợp cùng trạm y tế phường trong công tác phòng chống dịch khi có dịch bệnh xảy ra đối với trẻ.
- Phối hợp với BGH nhà trường, Ban CSSK học sinh đẩy mạnh công tác vệ sinh trường học, vệ sinh cá nhân trẻ.
V/ CÔNG TÁC KIỂM TRA
- Kiểm tra sức khỏe trẻ nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh xảy ra đối với trẻ.
- Kiểm tra bếp, kiểm tra vệ sinh ATTP thường xuyên.
- Kiểm tra vệ sinh phòng lớp thường xuyên.
- Kiểm tra VSMT 1 tháng/2 lần.
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho giáo viên 1 năm/lần.
- Kiểm tra sức khoẻ định cho cháu 2 lần/năm.
Trên đây là kế hoạch y tế trường học của trường mầm non II. Kính mong các cấp quan tâm xét duyệt tạo điều kiện để hoạt động y tế trường học của trường mầm non II hoàn thành nhiệm vụ.
Bản quyền thuộc Trường mầm non II
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn2.tphue.thuathienhue.edu.vn/