KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM HỌC 2019 - 2020
Cập nhật lúc : 14:17 25/11/2019
Căn cứ vào kế hoạch số 1084/KH-PGD&ĐT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019
PHÒNG GD& ĐT TP HUẾ TRƯỜNG MN II
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: / KH-MNII Huế, ngày 01 tháng 11 năm 2019
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
NĂM HỌC 2019-2020
Căn cứ vào kế hoạch số 1084/KH-PGD&ĐT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019;
Căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường, để chủ động phòng, chống, giảm nhẹ đến mức thấp nhất do lụt, bão và thiên tai gây ra trong năm 2019, Trường Mầm non II đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 như sau:
I/ Mục đích – Yêu cầu:
Nhằm tuyên truyền cho các CB-GV-NV trong trường nhận thức đầy đủ về công tác PCBL-TKCN với mục tiêu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi có bão lụt xảy ra, đồng thời tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa Ban chỉ đạo PCBL trường về nhiệm vụ PCBL-TKCN năm 2019.
Thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ”-“3 sẵn sàng” lấy phòng làm chính, đảm bảo thống nhất trong điều hành, huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trang bị và hậu cần tại chỗ để kịp thời cứu người, cứu tài sản, giải quyết hậu quả sau bão lụt sớm ổn định đời sống cho CB-GV-NV, Đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi điều kiện có thể.
Chủ động phòng ngừa nắm chắc tình hình hoạt động của các loại tội phạm, có kế hoạch đảm bảo ANTT trên địa bàn, không để kẻ xấu lợi dụng thiên tai để hoạt động trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
* 4 tại chỗ:
+ Chỉ huy tại chỗ
+ Lực lượng tại chỗ
+ Phương tiện, vật tư tại chỗ
+ Hậu cần tại chỗ
* 3 sẵn sàng;
+ Sẵn sàng chủ động đối phó
+ Sẵn sàng đối phó kịp thời
+ Sẵn sàng khắc phục khẩn trương và có hiệu quả
II/ Nội dung – Biện pháp:
1) Trường ra Quyết định kiện toàn Ban chỉ huy PCBL-TKCN, nhận định đánh giá thực tế đúng tình hình trường lớp để xây dựng phương án cụ thể ở cơ sở, đối phó những tình huống bất ngờ, di chuyển tài sản ở vùng thấp trũng lên vùng cao đến nơi an toàn, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban PCBL-TKCN, tổ chức hội nghị triển khai công tác PCBL-TKCN đến toàn thể CB-GV-NV, có kế hoạch phổ biến cụ thể đến các CB-GV-NV theo kế hoạch, tuyên truyền cho CB-GV-NV ý thức được việc chủ động thực sự ở cơ sở và gia đình.
* Trước bão lụt:
Kiện toàn lực lượng, thành lập Ban PCBL-TKCN, kiểm tra phương tiện, dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men.
Tổ chức họp, tuyên truyền CB-GV-NV chủ động phòng ngừa, nâng cao cảnh giác trong bão lụt.
Kiểm tra, nhắc nhở việc giằng chống các lớp học, tổ chức cắt tỉa các cây cao, rậm có nguy cơ bật đổ trong bão.
Kiểm tra hệ thống phát thanh, đèn bão, đèn pin, đèn dầu… sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
* Trong bão lụt:
Khi có thông tin bão lụt từ Ban chỉ đạo PCBL-TKCN của Tỉnh – Thành phố, Phòng GD&ĐT và UBND Phường trên các phương tiện thông tin đại chúng, tất cả thành viên Ban PCBL-TKCN phải có mặt tại trường để xử lý nhanh các tình huống. Tổ chức trực 24/24, sẵn sàng làm nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra.
Tăng cường công tác thông tin dự báo về cơ sở khi có thông báo, công điện, chỉ thị của Ban chỉ đạo PCBL-TKCN của Tỉnh và Thành phố, Phòng GD&ĐT, UBND Phường.
Cán bộ phụ trác Y tế chuẩn bị bông băng, hóa chất phòng dịch, thuốc cấp cứu, nẹp… phân công cán bộ trực 24/24, có phương án chuyển cấp cứu, điều trị khi có người bị tai nạn trong bão lụt.
* Sau bão lụt:
- Tiến hành kiểm tra, xử lý vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ phòng chống các dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.
- Đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác.
- Thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ báo cáo trong và sau lụt bão xảy ra.
- Huy động lực lượng dọn dẹp vệ sinh và khắc phục những hư hại để chuẩn bị đón trẻ đến trường.
- Tổng kết, đánh giá ưu khuyết điểm, rút kinh nghiệm công tác tổ chức lụt bão. Trên cơ sở đó bổ sung thêm những giải pháp phòng chống có hiệu quả hơn trong các trận lụt bão sau.
III/ Tổ chức thực hiện:
Phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trường Mầm non II:
1.Bà Trần Thị Hoa |
Hiệu trưởng |
Trưởng ban |
2. Bà Nguyễn Thị Thái Bình |
P.Hiệu trưởng |
Phó ban thường trực |
3.Bà Nguyễn Thị Minh Thơ |
P.Hiệu trưởng -CTCĐ |
Phó ban |
4. Nguyễn Thị Huyền Trang |
Ban TTND |
Thành viên |
5. Bà Lê Thị Bích Hiên |
Nhân viên Y tế |
Thành viên |
6. Bà Trần Thái Bảo Châu |
Nhân viên kế toán |
Thành viên |
7. Phan Thị Thư Anh |
Giáo viên |
Thành viên |
8. Lê Thị Dạ Thảo |
Giáo viên |
Thành viên |
9. Nguyễn Thị Diễm Thúy |
Giáo viên |
Thành viên |
10. Phan Thị KimLoan |
Cấp dưỡng |
Thành viên |
11. Trần Hữu Lâm |
Bảo vệ |
Thành viên |
- Phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện các phương án phòng chống bão, lũ lụt.
- Tổ chức trực ban 24/24 trong thời gian xảy ra bão, lũ lụt. Không được lơ là chủ quan, xem nhẹ trong công tác phòng chống lụt bão.
- Trưởng Ban phòng chống lụt bão phân công lịch trực cho từng khối, từng tổ và có danh sách giáo viên trực cụ thể.
- Toàn thể CB-GV-NV có tinh thần phòng chống, khắc phục lụt bão kịp thời, sẵn sàng nhận nhiệm vụ hỗ trợ và vào ca trực theo sự phân công của lãnh đạo, đồng thời có mặt kịp thời để khắc phục hậu quả sau lụt bão.
Nơi nhận: - BGH; - Các tổ khối; - Lưu VT; VP./.
|
TM/BCH PCBL TRƯỜNG
Trần Thị Hoa
|
Bản quyền thuộc Trường mầm non II
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn2.tphue.thuathienhue.edu.vn/