Kế hoạch của Phó Hiệu trưởng CSND Năm 2020
PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ TRƯỜNG MNII
Số: /KH-MNII |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Huế, ngày tháng năm 2020 |
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG
NĂM HỌC: 2020-2021
Căn cứ Thông tư Liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo (số 08/2008/TTLT-BYT –BGDĐT ngày 08 tháng 7 năm 2008) về việc "Hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục”;
Căn cứ thông tư 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN ban hành kèm theo thông tư 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009;
Căn cứ công văn số 1113/PGD&ĐT-TCHC ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021;
Căn cứ kế hoạch số 170 ngày 03 tháng 10 năm 2020 của Trường Mầm non về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 và tình hình thực tế của đơn vị, trường mầm non II xây dựng kế hoạch chăm sóc - nuôi dưỡng năm học 2020 – 2021 với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU CHUNG
Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ ở trường Mẫu giáo.
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 1,8%. Giảm tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì xuống dưới 6%.
- Tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Làm tốt công tác tuyên truyền nuôi dưỡng trẻ theo khoa học đến tận phụ huynh và cộng đồng.
- Làm tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ.
- Chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường học .
- Rèn thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn, rèn thói quen ăn uống có văn hóa, rèn nề nếp ăn ngủ cho trẻ.
- Lập kế hoạch phòng chống béo phì, suy dinh dưỡng cho trẻ và kế hoạch phục hồi suy dinh dưỡng cho các cháu trong nhà trường.
- Tham mưu bổ sung các thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mẫu giáo.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua góp phần xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực”
- 100% các cháu đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối và được chăm sóc theo phương pháp khoa học.
- 100% trẻ được cân đo định kỳ 3 tháng/1 lần đối với trẻ 24 tháng trở lên, 1 tháng 1 lần đối với trẻ dưới 24 tháng và khám sức khỏe 2 lần trong 1 năm.
- 100% các cháu được tổ chức ăn bán trú tại trường.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở trường
- 95% trẻ được tăng cân
- 100% trẻ có kỹ năng rửa tay, rửa mặt, đánh răng, súc miệng sau khi ăn.
- 100% trẻ có thói quen vệ sinh, ăn uống tự phục vụ.
- 100% trẻ được sử dụng nguồn nước sạch
- 100% các nhóm, lớp đảm bảo chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ.
- 100% các nhóm, lớp rèn nề nếp thói quen vệ sinh cho trẻ.
- 100% các nhóm, lớp đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động.
- 100% các nhóm, lớp tạo mảng tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng.
- 100% các nhóm, lớp tạo môi trường xanh - sạch - sáng, thân thiện, gần gũi với trẻ và phụ huynh.
- 100% các nhóm, lớp xây dựng kế hoạch và triển khai tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thể chất trong các hoạt động giáo dục.
- 100% nhân viên nấu ăn được đánh giá xếp loại khá, tốt.
- 100% nhân viên nấu ăn - giáo viên được kiểm tra định kỳ, đột xuất.
- 100% thực phẩm đủ số lượng, chất lượng.
- 100% các cháu ăn hết xuất của mình.
2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên- nhân viên nấu ăn trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay
- 100% cán bộ - giáo viên - nhân viên nấu ăn được học tập nghiên cứu các văn bản chỉ thị của ngành. Cập nhật thông tin về những yêu cầu cấp thiết trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng.
- 100% giáo viên - nhân viên nấu ăn được bố trí vào lớp, bếp phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người.
- 100% nhân viên nấu ăn được bồi dưỡng nâng cao kiến thức nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 100% nhân viên nấu ăn được tập huấn về công tác dinh dưỡng cho trẻ.
- 100% nhân viên nấu ăn được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm
- Phấn đấu bếp đạt loại tốt trong các đợt thanh kiểm tra.
3. Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng
- 100% trẻ được quản lý theo dõi kết quả cân đo - khám sức khỏe trên máy tính.
- 100% hồ sơ công tác chăm sóc nuôi dưỡng, thu chi tiền ăn của trẻ được quản lý trên máy.
- 100% thực đơn hàng ngày của trẻ được xây dựng trên phần mềm dinh dưỡng đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng.
4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng
- 100% các nhóm, lớp có góc tuyên truyền kiến thức vệ sinh chăm sóc - nuôi dưỡng cho các bậc phụ huynh tại trường, lớp có nội dung phong phú đa dạng phù hợp.
- 100% Phụ huynh được tuyên truyền phổ biến kiến thức tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- 100% các đồ dùng chăm sóc nuôi dưỡng được huy động từ các nguồn đóng góp của phụ huynh và sự ủng hộ của các tổ chức xã hội.
- 100% đồ dùng chăm sóc nuôi dưỡng được đầu tư theo hướng chuẩn hiện đại đảm bảo và an toàn.
- 100% các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội trên địa bàn phường phối kết hợp tốt với nhà trường trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ nhà trường các tài liệu chăm sóc trẻ.
5. Làm tốt công tác y tế trong trường học
- 100% nhân viên nấu ăn kí cam kết đảm bảo VSATTP, không có dịch bệnh xảy ra.
- 100% giáo viên kí cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động.
- Làm tốt công tác tổ chức khám và quản lý sức khỏe trong nhà trường
- Thực hiện tốt các chương trình truyền thông sức khỏe.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua góp phần xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực”.
2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - nhân viên nấu ăn trong nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.
3. Tích cực khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng.
4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đầu tư cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
5. Làm tốt công tác y tế trường học.
IV. GIẢI PHÁP
1. Nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua góp phần xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực”.
- Liên hệ với phòng khám Âu Lạc kiểm tra sức khỏe cho trẻ theo định kỳ, kỳ I vào tháng 9, kỳ II vào tháng 3. Tổ chức cân đo cho trẻ 3 tháng 1 lần, đợt 1 vào tháng 9, đợt 2 vào tháng 12, đợt 3 vào tháng 3, đợt 4 vào tháng 5; từ đó phân loại các loại bệnh (sâu răng, tim, hẹp bao qui đầu, viêm da, tai, mũi, họng…) thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng, để có kế hoạch biện pháp kết hợp cùng gia đình trẻ điều trị bệnh và nhằm hạn chế thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Kiểm tra thường xuyên giáo viên, đánh giá việc thực hiện chế độ sinh hoạt cũng như chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ ở trường.
- Chỉ đạo giáo viên quản lý theo dõi trẻ chu đáo trong tất cả các hoạt động, không để trẻ xảy ra tai nạn
- Yêu cầu giáo viên và nhân viên nấu ăn viết cam kết với nhà trường về việc đảm bảo an toàn và VSATTP cho trẻ tại trường.
- Kiểm tra thường xuyên các giờ vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ ở các lớp. Yêu cầu giáo viên thực hiện và giáo dục trẻ kiến thức về vệ sinh dinh dưỡng thông qua sách báo tranh ảnh, lô tô, xem truyền hình,...
- Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống, tự phục vụ, trẻ biết tự rửa tay, rửa mặt trước và sau khi ăn.
- Trẻ có đồ dùng cá nhân: khăn mặt, ca, giường, gối, có kí hiệu riêng dễ nhận biết.
- Yêu cầu giáo viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các giờ học, giới thiệu các món ăn qua các giờ ăn giúp trẻ hiểu tầm quan trọng và tác dụng của các loại thực phẩm, động viên, khuyến khích trẻ ăn.
- Chỉ đạo giáo viên - nhân viên nấu ăn nghiêm túc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, lớp học tích cực vệ sinh đồ dùng đồ chơi của trẻ, đồ dùng ăn uống, phun thuốc muỗi, diệt côn trùng để làm hạn chế các dịch bệnh xảy ra.
- Nhà trường ký cam kết với cơ sở cung cấp thực phẩm chặt chẽ an toàn và có cơ sở pháp lý, đảm bảo cung cấp các loại thực phẩm sạch rõ nguồn gốc.
- Chỉ đạo nghiêm túc khâu giao nhận thực phẩm, thực phẩm phải tươi ngon, đầy đủ về số lượng, chất lượng.
- Xây dựng thực đơn đảm bảo theo tuần, theo tháng, theo mùa để trẻ có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
- Trẻ được ăn uống đầy đủ hợp lý, cân đối định lượng đúng theo độ tuổi quy định
+ Đối với trẻ nhà trẻ: 600 – 651 Kcal, P: 13 - 20% ; L: 30 -40 %; G: 47 -50%; nước uống 0.8 – 1,6 lít/trẻ/ ngày ( Kể cả nước trong thức ăn)
+ Đối với trẻ mẫu giáo: 615- 726 Kcal, P: 13 - 20% ; L: 25 -35 %; G: 52 -60%; Nước uống 1,6 – 2 lít/trẻ/ ngày ( Kể cả nước trong thức ăn)
- Thực hiện nghiêm túc dây chuyền bếp một chiều, đổi ca theo tháng để tổ nuôi thành thạo trong các dây chuyền chế biến.
- Kiểm tra thực phẩm, định lượng dây chuyền chế biến chất lượng bữa ăn nhà bếp.
- Kiểm tra tay nghề nhân viên nấu ăn và giáo viên về công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Kiểm tra đột xuất, kiểm tra báo trước, đánh giá xếp loại theo tiêu chí và rút kinh nghiệm cụ thể cho giáo viên, nhân viên.
- Tạo tâm thế thích đi học cho trẻ bằng cách động viên an ủi, hướng trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp.
- Thường xuyên kiểm tra mảng tuyên truyền về dinh dưỡng ở các khối lớp, yêu cầu giáo viên xây dựng nội dung phong phú dễ hiểu. Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với trẻ, làm thế nào để bé ăn ngon, những thực phẩm cần thiết cho trẻ ...
- Xây dựng tiêu chí trường học thân thiện học sinh tích cực:
+ Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn đảm bảo môi trường sạch sẽ thoáng mát cho trẻ hoạt động.
+ Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, biết bảo vệ môi trường, biết một số kỹ năng vệ sinh cá nhân và hành vi văn minh phù hợp với từng độ tuổi.
+ Rèn cho trẻ biết kỹ năng ứng xử với các tình huống trong lớp học và những người xung quanh trẻ.
+ Tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mọi mặt khi ở trường. Giúp trẻ phát triển tình cảm thân thiện vui vẻ, thoải mái coi cô giáo như mẹ hiền - lớp học là ngôi nhà thứ hai của trẻ.
+ Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ, kết hợp để cùng thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - nhân viên nấu ăn trong nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay
- Triển khai các văn bản chỉ thị về VSATTP. Thông tư số 04 hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; chỉ thị số 08/1999/CT ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đảm bảo chất lượng, VSATTP; Quyết định số 4196, Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn, Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/03/2017 về việc ban hành “ Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức mẫu đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”.
- Xây dựng thực đơn hàng tuần, thực đơn cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản, 50% thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, 50% thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
- Tổ chức thực hiện bếp ăn 5 tốt trong trường mầm non đó là ( Quản lý tốt, Tổ chức tốt, Tiết kiệm tốt, Vệ sinh tốt, Cải thiện tốt).
- Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho nhân viên nấu ăn, giáo viên những vấn đề chủ yếu như định lượng khẩu phần ăn, các chất dinh dưỡng cần đạt để cung cấp calo cho trẻ.
- Bồi dưỡng củng cố cho đội ngũ nhân viên về quy trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm, rau, củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thao tác quy trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon.
- Nâng cao kiến thức kỹ năng xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm đối với giáo viên và cô nuôi.
- Tổ chức cho nhân viên nấu ăn tham gia học các lớp bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở giáo dục và Phòng giáo dục tổ chức, khám sức khỏe định kỳ.
- Cung cấp sách, tài liệu tham khảo cho nhân viên nấu ăn học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ.
- Phân công rõ từng người, từng công việc cụ thể, thực hiện đúng dây chuyền chế biến.
- Thường xuyên kiểm tra đột xuất, giám sát trực tiếp đối với bếp.
- Quan tâm tạo điều kiện chăm lo đến đời sống sức khỏe của giáo viên, động viên chị em yên tâm công tác.
3. Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng
- Chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng xây dựng thực đơn và định lượng khẩu phần ăn cho trẻ, biết cách cân đối thực phẩm, nghiên cứu ứng dụng các phần mềm mới để xây dựng thực đơn tốt hơn.
- Thường xuyên khai thác trên mạng những mục dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non
- Tham khảo các thực đơn lấy trên mạng để áp dụng nghiên cứu sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường.
4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đầu tư cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng
- Nhà trường chỉ đạo xây dựng góc tuyên truyền, chế độ sinh hoạt của trẻ, một số nội dung về giáo dục dinh dưỡng, VSATTP, quy trình rửa tay, rửa mặt. Một số nề nếp vệ sinh văn minh trong ăn uống của trẻ trong trường mầm non.
- Tuyên truyền phổ biển kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ.
- Tham gia tổ chức tốt các hội thi như: “Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; Hội thi “Cô nuôi giỏi” ...
- Lên kế hoạch mua sắm, sữa chữa đồ dùng đồ chơi cho các nhóm,lớp; đồ dùng phục vụ bếp.
- Tiếp tục cùng nhà trường huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực để phát triển nhà trường; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường.
5. Làm tốt công tác y tế trường học
- Thực hiện nghiêm túc công văn của sở, phòng giáo dục và đào tạo về việc triển khai công tác y tế trường học.
- Cán bộ phụ trách y tế triển khai các nội dung về công tác y tế trường học tới toàn thể giáo viên, nhân viên.
- Cán bộ y tế cập nhật các thông tin đầy đủ, kết quả tình trạng của trẻ do cán bộ chuyên môn (bác sĩ, y sĩ) kết luận.
- Giáo viên chủ nhiệm trao đổi tình hình của trẻ trong ngày để phụ huynh biết, ngược lại giáo viên cần trao đổi với phụ huynh để nắm bắt được đặc điểm cá biệt của trẻ như trẻ hay chảy máu cam, bệnh co giật, bệnh tim…để có hướng chăm sóc phù hợp.
- Cán bộ phụ trách y tế kết hợp Phó Hiệu trưởng chỉ đạo công tác nuôi dưỡng kiểm tra môi trường các lớp, môi trường bếp, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong nhà trường như bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết và một số dịch bệnh trong nhà trường thực hiện theo công văn của PGD&ĐT.
- Nhà trường lắp đặt đầy đủ bóng đèn cho các nhóm, lớp đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho trẻ trong mọi hoạt động
- Yêu cầu giáo viên nắn chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ tránh cho trẻ bị cong vẹo cột sống, phòng chống bệnh cận thị.
- Chỉ đạo giáo viên các lớp hướng dẫn cho các cháu làm vệ sinh đúng quy trình và thực hiện thường xuyên trong ngày.
- Tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh các chương trình sức khỏe.
- Tuyên truyền phòng chống bệnh tay chân miệng, yêu cầu giáo viên, phụ huynh thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng, lau chùi sạch khu vực sinh hoạt của trẻ, rửa sạch các vật dụng đồ chơi của trẻ bằng xà phòng và khử trùng, vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.
V. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THEO TỪNG THÁNG
THỜI GIAN |
NỘI DUNG CÔNG VIỆC |
GHI CHÚ
|
Tháng 09/2020
|
- Rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để tham mưu mua sắm bổ sung một số cơ sở vật chất cho công tác bán trú. - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Tuyên truyền về nội dung giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. - Kiêm tra trang trí lớp, vệ sinh trường, lớp an toàn sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. - Theo dõi cân, đo quý I cho trẻ của các nhóm, lớp - Liên hệ với phòng khám Âu Lạc kiểm tra sức khỏe cho trẻ đợt 1.Theo dõi tổng hợp, phân loại kết quả sức khỏe của trẻ trong toàn trường. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về vệ sinh dinh dưỡng và ATTP cách phòng tránh xử lý một số tai nạn thường gặp trong trường mầm non cho giáo viên và cô nuôi. - Tham gia họp hội phụ huynh thống nhất mức tiền ăn của trẻ. - Tham gia họp phụ huynh học sinh toàn trường về công tác ăn bán trú. Kết hợp tuyên truyền hoạt động một ngày của bé, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và bảo vệ quyền của trẻ em. - Kiểm tra môi trường, hoạt động các nhóm, lớp về đảm bảo an toàn trên trẻ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích. - Kiểm tra các lớp trong việc thực hiện các thao tác vệ sinh hằng ngày cho trẻ. - Kiểm tra cân đo chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe cho trẻ. - Kiểm tra nề nếp ăn ngủ, vệ sinh cá nhân các ký hiệu đồ dùng. - Kiểm tra xây dựng thực đơn của cấp dưỡng. - Kiểm tra vệ sinh ATTP bếp ăn - Kiểm tra chất lượng bữa ăn của trẻ - Tuyên truyền một ngày của bé; phòng chống bệnh sốt xuất huyết - Tiếp tục nhắc nhở giáo viên trước khi ăn nên giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ ngồi ăn thoải mái, khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình. Chú ý chăm sóc nhiều hơn đối với cháu suy dinh dưỡng. - Cấp phát dụng cụ nhà bếp và dụng cụ bán trú cho các nhóm, lớp ăn tại trường - Cấp phát thuốc khử khuẩn CLORAMIN B cho các lớp đợt 1. |
|
Tháng 10/2020 |
- Liên hệ phòng khám cán bộ khám sức khỏe cho CB – GV – NV. - Kiểm tra việc thực hiện các quy trình ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác - Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ cá nhân của trẻ - Kiểm tra các lớp rèn nề nếp trẻ, có ý thức lao động tự phục vụ và giữ gìn vệ sinh môi trường. - Kiểm tra, đánh giá nhân viên: cách chế biến thức ăn, ATTP, chất lượng bữa ăn, vệ sinh cá nhân, bếp ăn, phòng chống dịch bệnh. - Giám sát quy trình chế biến thực phẩm, xuất ăn của trẻ. - Giám sát việc sử dụng cụ và quy trình vệ sinh cá nhân trên trẻ. - Tuyên truyền dinh dưỡng của bé; vệ sinh môi trường - Giám sát nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. - Vệ sinh sân trường, lau chùi đồ dùng đồ chơi ngoài trời cũng như trong lớp hàng tuần. - Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 11/2020 |
- Kiểm tra công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Tuyên truyền 6 bệnh thường gặp nguy hiểm cho trẻ em; Vệ sinh ATTP. - Giám sát quy trình chế biến thực phẩm - Giám sát nguồn thực phẩm, xuất ăn của trẻ - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Kiểm tra thường xuyên khâu chế biến, thức ăn, nước uống của trẻ đảm bảo an toàn. - Tham gia tổ chức cho trẻ Mẫu Giáo Lớn ăn buffet - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 12/2020 |
- Kiểm tra nhân viên cấp dưỡng - Kiểm tra chế độ ăn của trẻ. - Tiếp tục tuyên truyền phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp cho trẻ; Phòng chống bệnh ỉa chảy. - Cân đo chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe cho trẻ quý II - Rà soát hệ thông thiết bị điện nước, đồ dùng đồ chơi ở các nhóm lớp để kịp thời sửa chửa, bổ sung đảm bảo an toàn cho trẻ. - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Chỉ đạo bộ phận y tế phát thuốc khử khuẩn CLORAMIN B cho các lớp đợt 2. - Kiểm kê đồ dùng, dụng cụ bán trú - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 01/2021 |
- Kiểm tra chế độ ăn của trẻ. - Kiểm tra nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Kiểm tra vệ sinh nhà bếp và khâu tiếp phẩm. - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Tham gia tổ chức cho trẻ Mẫu Giáo nhỡ ăn buffet - Tuyên truyền về nội dung phòng tránh tai nạn thương tích trẻ; Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trẻ, phòng chống bệnh tay chân miệng - Kiểm tra công tác vệ sinh chuẩn bị đón xuân. - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 02/2021 |
- Kiểm tra môi trường, đảm bảo VSATTP và phòng chống dịch bệnh sau thời gian nghỉ tết - Kiểm tra công tác vệ sinh các nhóm, lớp bán trú - Kiểm tra quy trình chế biến thức ăn của cấp dưỡng, và vệ sinh nhà bếp - Tuyên truyền về bệnh bướu cổ và cách phòng chống - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 03/2021 |
- Kiểm tra, đánh giá nhân viên - Theo dõi cân, đo quý III cho trẻ của các nhóm, lớp - Liên hệ với phòng khám Âu Lạc kiểm tra sức khỏe cho trẻ đợt II. - Kiểm tra vệ sinh nhà bếp, khâu tiếp phẩm. - Kiểm tra chế độ ăn của trẻ - Tổ chức thi nấu ăn - Cân đo chấm biểu đồ sức khỏe cho trẻ, tổng hợp sức khỏe trẻ toàn trường. - Kiểm tra nề nếp vệ sinh ở các lớp. - Tuyên truyền trò chơi, đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ - Xây dựng thực đơn,tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Tham gia tổ chức cho trẻ Mẫu Giáo nhỡ ăn buffet - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 4/2021 |
- Kiểm tra chế độ ăn của trẻ - Kiểm tra quy trình chế biến thức ăn của cấp dưỡng, và vệ sinh nhà bếp. - Tuyên truyền nuôi con khỏe, dạy con ngoan - Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Tham gia tổ chức cho trẻ Mẫu Giáo bé ăn buffet - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 05/2021 |
- Cân đo chấm biểu đồ sức khỏe cho trẻ, tổng hợp sức khỏe trẻ toàn trường. - Kiểm tra nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ - Kiểm kê đồ dùng, dụng cụ bán trú. - Chuẩn bị nội dung truyên truyền phòng chống các dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè; Giai đoạn chuyển tiếp tạo tâm thế cho trẻ vào lớp 1 - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường - Sinh hoạt tổ cấp dưỡng. |
|
Tháng 06,7/2021 |
- Kiểm tra khâu chế biến, thức ăn, nước uống của trẻ đảm bảo an toàn và phòng các bệnh đường ruột vào mùa hè. - Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè - Thay đổi thực đơn theo mùa - Theo dõi nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ - Theo dõi vệ sinh cá nhân trẻ - Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường |
Nơi nhận: - Werbsite; - TTCM; - Lưu.
|
Người lập kế hoạch P.Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Thái Bình |
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Hoa |
|
|
Bản quyền thuộc Trường mầm non II
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn2.tphue.thuathienhue.edu.vn/